Tại sao cha mẹ càng thúc giục, trẻ càng muốn trì hoãn? Đừng vội trách mắng trẻ mà cha mẹ nên nhìn lại bản thân

Nhiều phụ huynh vô cùng mệt mỏi bởi tính lề mề và hay trì hoãn của trẻ. Trong thời gian nghỉ dịch ở nhà, không ít ông bố bà mẹ nhiều phen như “nổ tung” vì suốt ngày phải nhắc nhở, giục giã con cái mà chúng mãi không chịu tiến bộ và không biết làm thế nào để thay đổi điều đó.

Một bà mẹ than thở trên mạng xã hội rằng, mỗi ngày cô luôn phải thực hiện đều đặn những lời nhắc này: lời nhắc thức dậy, lời nhắc ăn, lời nhắc về bài tập về nhà, lời nhắc về giấc ngủ. Không những thế với mỗi việc, cô còn phải nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, cậu con trai mới bắt đầu thực hiện. Người mẹ này tâm sự:

Tại sao cha mẹ càng thúc giục, trẻ càng muốn trì hoãn? Đừng vội trách mắng trẻ mà cha mẹ nên nhìn lại bản thân-1

"D., 7 giờ rồi, dậy đi" – tôi gọi con dậy lần đầu nhưng 5 phút đã trôi qua mọi thứ vẫn không có gì thay đổi, buộc tôi phải giục lần thứ 2 với giọng to và dứt khoát hơn. Cuối cùng thằng bé cũng vươn vai đáp lại, nhưng nó vẫn nằm trên giường ngái ngủ, tôi phải ra kéo dậy và đẩy vào nhà vệ sinh rồi đi chuẩn bị đồ ăn sáng. Khi mọi thứ đã xong, tôi quay ra gọi con thì hỡi ôi, nó đang chơi đồ chơi khi chưa chưa hề đánh răng, rửa mặt. Tôi giận dữ hét lên thật to tên nó, nó mới vội vàng chạy vào nhà vệ sinh… Đến lúc ăn sáng cũng vậy, nó cứ vừa ăn vừa nghịch, mẹ giục thì xúc được 1-2 miếng, mẹ bận không giục thì bữa ăn sẽ kéo dài vô tận… Quả thực là rất mệt mỏi, một ngày với tôi là vô số lời thúc giục xoay vòng, tôi muốn nhẹ nhàng với con nhưng đâu có được, thay vào đó luôn là những lời mắng mỏ, bực tức và cả tiếng khóc lóc của con ...

Trong quá trình đấu trí và thúc giục con, tôi cảm thấy tim, gan, lá lách, phổi và não… của tôi đều bị tổn thương, quan trọng hơn là tình cảm của tôi với đứa trẻ cũng bị tổn thương. Tôi biết điều đó nhưng không biết phải làm như thế nào để cải thiện?”

Thực tế cuộc sống có không ít phụ huynh đang phải đối mặt với tình trạng tương tự trong quá trình nuôi dạy những đứa con. Theo một số khảo sát liên quan, người ta thấy rằng có tới 80% trẻ em thường xuyên bị cha mẹ thúc giục, nào là làm bài tập, nào là dọn dẹp đồ chơi, làm việc nhà hay tắm, ăn, ngủ… đều phải nhắc nhở, giục dã. Vậy tại sao trẻ em lại thích trì hoãn như vậy?

Thế giới của con bạn khác với trọng tâm của bạn

Jane Bock, một nhà tâm lý học cao cấp người Mỹ, tác giả cuốn Tâm lý học về sự chần chừ, tin rằng "sự trì hoãn không phải là một vấn đề đạo đức hay ngược lại, mà là một hội chứng tâm lý gây ra bởi sự sợ hãi". Trong thế giới của một đứa trẻ, bạn là tất cả của nó, nó phụ thuộc quá nhiều vào bạn, và đôi khi hành vi của nó chỉ là để thu hút sự chú ý của bạn!

Tại sao cha mẹ càng thúc giục, trẻ càng muốn trì hoãn? Đừng vội trách mắng trẻ mà cha mẹ nên nhìn lại bản thân-2

Chị H.Y kể từ khi mang thai đứa con thứ 2 đã dồn hết tâm sức cho đứa trẻ này, buổi tối cô hiếm khi ngủ cùng hay đọc truyện cho bé lớn nghe nữa. Một đêm, cô bé trằn trọc từ 9 giờ đến 11 giờ chưa ngủ và bị bố mắng mỏ nên khóc lóc gọi mẹ. Đến khi bé thứ 2 ngủ say, chị H.Y mới nhẹ nhàng sang phòng con, ôm bé và hỏi nhẹ nhàng rằng sao vẫn chưa ngủ. Lúc bấy giờ, cô bé sụt sịt giận dỗi: “Con muốn mẹ, mà mẹ lúc nào cũng chỉ yêu mỗi em, con không cần mẹ nữa…”. Người mẹ bỗng cay sống mũi, thấy thương con và có lỗi với con…

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, sự phát triển não bộ của trẻ em không phải là âm thanh, trí nhớ mà là khả năng hiểu cần được cải thiện, và rất khó để chúng có thể đọc và tiếp thuc các hướng dẫn quá dài hay phức tạp.

Vì vậy, là cha mẹ, đôi khi chúng ta đừng nhìn vấn đề dưới góc độ bản thân mà yêu cầu trẻ theo tiêu chuẩn của một người lớn, và tạo áp lực cho trẻ. Chẳng hạn con bạn say sưa chơi đồ chơi nhưng bạn lại muốn chúng ăn xong trước rồi hãy chơi lại. Đây là sự tranh chấp quyền lợi của trẻ và trong tiềm thức trẻ, chúng sẽ dùng cách mà chúng có thể hiểu được để phản đối hành vi của bạn. 

Sự trì hoãn là bình thường của mọi người, nhưng không nên hình thành thói quen này

Hãy dậy sớm! Rửa mặt! Ăn nhanh! Đi học sớm! ...

Chắn chắn nhiều bậc cha mẹ đã quen thuộc với cảnh này và mỗi ngày chúng ta phát cùng một nội dung như một cái loa, thúc giục đứa trẻ từ lúc thức dậy cho đến khi đi ngủ. Và đôi khi trong quá trình nhắc nhở, cha mẹ cảm thấy tự mình làm còn hơn nhắc nhở, tốc độ cũng nhanh mà còn đỡ bực mình, ví dụ như mặc quần áo, buộc dây giày hộ trẻ, đút thức ăn cho trẻ ... 

Nếu cứ tiếp tục như vậy, trẻ sẽ hình thành tâm lý và thói quen ỷ lại, thiếu ý thức tham gia vào công việc của bản thân, luôn “nhẫn nhịn” chờ bố mẹ “giải vây”… Bố mẹ càng giúp đỡ trẻ nhiều, đứa trẻ sẽ càng gặp khó khăn nhiều hơn trong cuộc sống và khả năng tự chăm sóc bản thân sẽ kém hơn.

Tại sao cha mẹ càng thúc giục, trẻ càng muốn trì hoãn? Đừng vội trách mắng trẻ mà cha mẹ nên nhìn lại bản thân-3

Khi trẻ còn nhỏ, chúng ta có thể thiếu nghiêm khắc, dung túng cho trẻ vì cho rằng trẻ vẫn còn nhỏ và đây chỉ là hành vi trong tiềm thức của trẻ. Thế nhưng nếu không sớm thay đổi, chính họ khiến con cái mình dễ trở thành một đứa trẻ buông thả, thiếu tự giác, hiệu quả lao động thấp, thiếu tổ chức và khả năng lập kế hoạch. Lâu dài, điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp học tập và cả tương lai của trẻ.

Như vậy có nghĩa là, thúc giục không làm cho đứa trẻ phát triển nhịp điệu bên trong về thời điểm làm điều gì đó. Người lớn không thúc giục - đứa trẻ không di chuyển; người lớn thúc giục nhỏ - đứa trẻ cử động nhẹ; người lớn la hét và thúc giục - đứa trẻ mới di chuyển. Trẻ em đã trở nên chỉ phụ thuộc vào hành vi của người khác như một tiêu chí để đánh giá, rất khó để xây dựng khả năng tự tin và trở nên thụ động trong các mối quan hệ giữa các cá nhân!

Vậy, chúng ta có thể hướng dẫn con cái giải quyết tình trạng trì hoãn này như thế nào?

Đừng vội vàng, hãy trả lại sự tự do cho đứa trẻ

Trên thực tế, nhiều trẻ em thiếu nhận thức về thời gian, đối với chúng không có sự khác biệt giữa 1 phút và 5 phút, chúng ta thường nhắc nhở trẻ về việc phải làm nhiều hơn là để trẻ chú ý đến thời gian.

Chúng ta thường xuyên nói "nhanh lên" và "nhanh lên" như một thói quen. Những lời "nhắc nhở" buột miệng này, không đem lại cho trẻ kinh nghiệm về thời gian quý giá. Thực chất, giúp trẻ có “cảm giác về thời gian” là để trẻ biết mình có thể làm gì và đi đâu trong thời gian quy định. Giống như một đứa trẻ chơi sau giờ học, nó biết thời gian ra khỏi lớp sẽ kéo dài bao lâu, ngoài việc đi vệ sinh, nó có thể làm bất cứ việc gì khác, nhưng khi chuông reo, cơ thể và sự tập trung của nó sẽ phải trở lại.

Tại sao cha mẹ càng thúc giục, trẻ càng muốn trì hoãn? Đừng vội trách mắng trẻ mà cha mẹ nên nhìn lại bản thân-4

Vì vậy, là cha mẹ, chúng ta phải biết giữ mồm giữ miệng, kiềm chế bản thân không thúc giục, nhắc nhở nhiều và hãy để bọn trẻ lớn lên bằng sự tự lập. Hãy làm rõ ranh giới giữa con cái và cha mẹ, chúng ta có thể định hướng cho trẻ nhưng cũng cần cho phép trẻ làm những việc riêng của chúng, trau dồi ý thức tự chủ, giao tiếp vui vẻ hơn với chúng và cho chúng quyền đưa ra những lựa chọn hợp lý! Phê bình, giáo dục, khiển trách cũng không giải quyết được vấn đề mà nên dùng hành vi để định hướng hành vi. Bố mẹ hãy chỉ dẫn thêm vấn đề, để các em tự gánh lấy hậu quả, tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. 

Có thể nói, nuôi con giống như dắt con ốc đi dạo, thay vì dắt nó đi về phía trước, tốt hơn hết bạn nên thay đổi tư duy, cùng con sống chậm lại, lắng nghe hương hoa chim trời, ngắm sông núi, đếm những vì sao, chờ đợi con phá vỡ cái kén và một ngày nào đó trở thành một con bướm trưởng thành.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.