Cha mẹ nghiện giám sát con từ camera chẳng khác nào con dao 2 lưỡi, cẩn thận kẻo lợi bất cập hại

Lắp camera giúp bạn có thể quan sát con bất cứ lúc nào nhưng nếu lạm dụng, hậu quả cũng không ít, thậm chí nghiêm trọng.

Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, ngày nay việc các gia đình lắp camera trong nhà là rất phổ biến. Ngoài chức năng truyền thống là chống trộm, lý do quan trọng không kém để người ta sử dụng camera trong nhà ngày càng nhiều chính là giám sát con cái, nhất là trong thời điểm hiện nay khi trẻ đang phải nghỉ học ở nhà tránh dịch. Tuy nhiên một số phụ huynh đang quá lạm dụng điều này, thậm chí “nghiện giám sát” con biến chiếc camera thành con dao 2 lưỡi, không chỉ gây mệt mỏi cho bố mẹ mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến con cái của họ.

Cha mẹ nghiện giám sát con từ camera chẳng khác nào con dao 2 lưỡi, cẩn thận kẻo lợi bất cập hại-1


Trên mạng xã hội Trung Quốc lan truyền câu chuyện về một em học sinh THCS 14 tuổi được bố mẹ lắp camera trong phòng ngủ của em với danh nghĩa giám sát học tập. Lúc đầu, đứa trẻ phản đối gay gắt, cho rằng đây là hành vi xâm phạm quyền riêng tư của mình, nhưng bố em nói: "Con ăn uống, mặc quần áo, đi học ….đều là bố mẹ trả tiền. Giờ bố lắp camera để giám sát, nhắc nhở con học hành cho hiệu quả, tại sao lại không được?”. Cuối cùng lời phản đối cũng không có giá trị, trong phòng ngủ vẫn lắp camera và rồi cơn ác mộng bắt đầu.

Em học sinh kể: “Nhiều khi em đang làm bài, chỉ cần lơ đễnh vài phút thì từ camera phát ra tiếng nhắc nhở, thậm chí mắng mỏ nặng nề của cha mẹ làm em giật bắn mình. Hơn nữa, em có cảm giác như bị theo dõi bất cứ lúc nào nên cứ nơm nớp lo sợ”.

Từ đó, đứa trẻ này đã trở nên rất thận trọng, khi đọc sách hoặc làm bài tập, nó sẽ cảm thấy sau lưng có một cặp mắt đang nhìn chằm chằm vào mình. Thậm chí, nhiều khi đang ngủ mà gặp ác mộng rồi tỉnh giấc. Sau đó bắt đầu đau đầu, suy nhược tinh thần, và cuối cùng là gần như trầm cảm.

Trong khi đó, phụ huynh của đứa trẻ cũng không sung sướng gì. Họ đi làm nhưng vẫn luôn phải để tâm quan sát camera để nhắc nhở con, nhắc nhiều con vẫn mắc lỗi lại trở nên tức giận, lo lắng vừa khiến bản thân mệt mỏi, vừa làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

Cha mẹ nghiện giám sát con từ camera chẳng khác nào con dao 2 lưỡi, cẩn thận kẻo lợi bất cập hại-2

Trên thực tế, tình trạng tương tự cũng đang diễn ra không ít tại các gia đình Việt Nam. Lắp camera giúp bạn có thể quan sát con bất cứ lúc nào nhưng nếu lạm dụng, hậu quả cũng không ít, thậm chí nghiêm trọng. 

Giám sát trẻ qua camera có tác hại gì

1. Tước quyền riêng tư của trẻ em

Đứa trẻ là một cá thể độc lập, không phân biệt tuổi tác và chúng có quyền riêng tư của mình. Một số cha mẹ cảm thấy con cái do mình sinh ra, một mình nuôi nấng vất vả nên có quyền giám sát con cái nhưng suy nghĩ kiểu này là thiếu tôn trọng trẻ. Trẻ dần lớn lên và chúng có suy nghĩ riêng và cũng cần không gian riêng.

Nếu ngay từ nhỏ cha mẹ đã không tôn trọng quyền riêng tư của trẻ và tự ý tước đoạt không gian riêng tư của trẻ thì trẻ sẽ không thể hình thành nhân cách, lòng tự trọng một cách hoàn chỉnh và độc lập. Trẻ có thể nảy sinh tính cách chống đối, khó chịu vì cảm thấy bản thân mình bị người khác kiểm soát và chà đạp tùy ý. Những đứa trẻ như vậy dễ trở nên thiếu tự tin, nhút nhát và sống phụ thuộc.

2. Khiến trẻ ghét học hơn

Theo các chuyên gia, có một hiệu ứng củng cố tiêu cực trong tâm lý, đó là nếu bạn có trải nghiệm xấu tiêu cực khi làm điều gì đó, bạn sẽ cố tình tránh nó trong tương lai.

Điều này cũng đúng cho việc học, nếu một đứa trẻ bị cha mẹ theo dõi camera khi đang học bài và bị la mắng liên tục, đứa trẻ sẽ có một trải nghiệm rất tồi tệ trong học tập. Sau đó, họ sẽ có cảm giác thấp thỏm mỗi khi học, khó tập trung và không sẵn sàng học tập tích cực nữa, thậm chí đến mức chán ghét việc học.

Cha mẹ nghiện giám sát con từ camera chẳng khác nào con dao 2 lưỡi, cẩn thận kẻo lợi bất cập hại-3

3. Ảnh hưởng đến mối quan hệ cha mẹ - con cái

Việc lắp camera và giám sát, đốc thúc trẻ liên tục sẽ khiến trẻ cảm thấy bức bối đối với cha mẹ, trẻ nghĩ mình không được tin tưởng và tôn trọng, đôi khi là tức giận, chống lại và cả coi thường cha mẹ.

Mắc kẹt trong những cảm xúc tiêu cực như vậy, trẻ sẽ ngày càng nổi loạn, không muốn nghe lời bố mẹ, thậm chí còn cố tình đối đầu. Như vậy, mối quan hệ cha mẹ - con cái sẽ trở nên rất xấu theo thời gian.

Vì vậy, việc lắp camera trong phòng của trẻ rất có thể là sai lầm, cha mẹ đừng bao giờ nhân danh tình yêu mà làm tổn thương con mình. Nếu bạn thực sự muốn tốt cho con mình, bạn phải coi con mình như một người bình đẳng để tôn trọng và trả lại tình yêu thương, sự tự do cho con mình.

Cha mẹ nên chăm sóc con cái như thế nào cho đúng cách

1. Tin tưởng và tôn trọng trẻ 

Sự tin tưởng và tôn trọng có thể mang lại cho trẻ lòng tự trọng và sự tự tin. Chỉ những trẻ được tôn trọng và lòng tự tin mới có thể chủ động học hỏi, tự bản thân cố gắng mà không cần ai nhắc nhỏ.

Mặt khác, khi cảm thấy được tin tưởng và tôn trọng, trẻ sẽ nghĩ rằng mình rất xuất sắc, từ vi hành vi của chúng sẽ tích cực hơn, sống và phát triển tự nhiên tốt hơn. 

Cha mẹ nghiện giám sát con từ camera chẳng khác nào con dao 2 lưỡi, cẩn thận kẻo lợi bất cập hại-4

2. Khuyến khích trẻ tự lập

Cha mẹ muốn con làm gì thì cách tốt nhất không nên hỏi han, trách móc mà hãy động viên nhiều hơn. Ví dụ muốn trẻ chủ động học thì khi trẻ có ý thức cầm sách vở lên thì cha mẹ phải kịp thời khẳng định hành vi của trẻ, chỉ khi được khen ngợi và ghi nhận thì trẻ mới sẵn sàng làm hơn. Vì vậy, những thói quen tốt có thể được hình thành một cách tự nhiên.

Ngoài ra, cha mẹ nên bớt bao bọc trẻ mà cần buông dần trong cuộc sống. Hãy cho trẻ học cách đóng gói đồ đạc, dọn phòng, giặt quần áo,… và dần dần hãy buông bỏ hoàn toàn nhưng cần tin tưởng để trẻ thực sự tự lập và thích nghi tốt hơn với xã hội trong tương lai.

Tóm lại, nếu bạn muốn con mình tốt hơn thì việc theo dõi và buộc tội là vô ích, chỉ khi cha mẹ thực sự học cách tôn trọng và buông bỏ, trẻ mới có thể trở thành người độc lập và xuất chúng.

Theo V.K - Vietnamnet


camera giám sát

Nuôi Dạy Con


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.