- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cha mẹ thuộc nhóm máu này con sinh ra sẽ có IQ cao hơn hẳn
Di truyền là một trong những yếu tố có thể góp phần xác định tiềm năng trí tuệ của trẻ.
Cha mẹ nào cũng mong muốn con có chỉ số thông minh cao, tài giỏi, nhanh nhẹn hơn người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng trẻ không tự thông minh mà sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Di truyền, chế độ dinh dưỡng cho trẻ, môi trường giáo dục…
Các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình trở thành những người thành công, hơn hẳn bạn bè cùng trang lứa về chỉ số IQ. Chỉ số này của trẻ phần lớn ảnh hưởng bởi di truyền. Bố mẹ thông minh thì chỉ số IQ tự nhiên của con cùng không thấp.
Tuy nhiên, ngoài chỉ số thông minh của bố mẹ thì nhóm máu của các bậc phụ huynh cũng góp phần quyết định IQ của trẻ. Vì thế dựa theo nhóm máu của các bậc sinh thành, chúng ta có thể dự đoán chỉ số thông minh của em bé.
Không phải ai cũng biết rằng trẻ không tự thông minh mà sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền... Ảnh minh họa
Cả bố và mẹ đều mang nhóm máu O
Theo quy luật di truyền, bố mẹ có nhóm máu O, con sinh ra cũng mang nhóm máu này. Theo nghiên cứu của Đại học Stanford, Mỹ, trẻ sinh ra từ mẹ có nhóm máu O, xác suất có chỉ số thông minh cao nhất. Lý do cơ bản vì nhóm máu O là loại máu linh hoạt nhất, và nó có khả năng miễn dịch hơn các nhóm máu khác.
Theo nghiên cứu, những người nhóm máu O sở hữu tính cách lạc quan, vui vẻ. Họ không chỉ có trí nhớ tốt mà còn giỏi phân tích vấn đề tốt hơn.
Nhóm máu A + nhóm máu O
Người có nhóm máu O có lợi thế về trí tuệ, trong khi người thuộc nhóm máu A thường rất tập trung và không dễ dàng chịu khuất phục trước mọi vấn đề. Vì vậy, trẻ có bố mẹ thuộc nhóm máu O và nhóm máu A thường có chỉ số IQ cao vượt trội hơn những đứa trẻ khác.
Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận lại một vấn đề, nhóm máu là một yếu tố mang tính bẩm sinh, chúng ta không thể thay đổi điều này. Thay vì quá coi trọng việc nhìn nhận nhóm máu mang tính chất quyết định trí thông minh của trẻ, chúng ta, các bậc làm cha mẹ hãy lập ra kế hoạch phát triển và nâng cao trí thông minh của trẻ thông qua các hoạt động bên ngoài dựa trên các nghiên cứu khoa học.
Theo đó, nếu các bậc cha mẹ không sở hữu nhóm máu O kể trên thì có thể áp dụng những điều sau đây để giúp con thông minh hơn:
1. Đọc sách cùng con
Các bậc cha mẹ đều biết rằng, đọc sách có thể cải thiện chỉ số IQ của trẻ. Cha mẹ dù bận công việc đến đâu vẫn nên dành ra 20-30 phút buổi tối để đọc sách cùng con. Điều này sẽ giúp trẻ mở rộng tầm nhìn và nâng cao kiến thức.
2. Tạo điều kiện cho trẻ được khám phá
Trẻ em học hỏi thông qua trò chơi và khám phá. Hãy để trẻ tiếp xúc với nhiều hoạt động khác nhau, từ chơi ngoài trời đến tham gia các lớp học nghệ thuật, khoa học khiến trẻ thích thú và tò mò học hỏi.
Càng khám phá được nhiều, trẻ càng sớm tiếp thu được nhiều kiến thức và hoàn thiện chỉ số thông minh nên cha mẹ hãy lưu tâm nhé!
3. Học nhạc cụ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu trẻ kiên trì học nhạc, chúng sẽ trở nên thông minh hơn.
Trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn, những đứa trẻ học nhạc có thành tích tốt hơn những đứa trẻ khác và đạt điểm trung bình cao hơn. Một thí nghiệm cho thấy học piano có thể cải thiện đáng kể chỉ số IQ của trẻ.
Ngoài ra, nếu gia đình không có điều kiện cho trẻ học nhạc cụ, có thể cho trẻ nghe nhạc thường xuyên. Âm nhạc sẽ cải thiện tâm trạng của mọi người, đặc biệt là những giai điệu vui vẻ.
4. Cho trẻ chế độ ăn uống cân đối mỗi ngày
Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não của trẻ, đảm bảo tăng trưởng chỉ số IQ. Do đó, cha mẹ cần đảm bảo rằng trẻ nhận được đủ omega-3, chất sắt, kẽm và các loại vitamin… cần thiết qua chế độ ăn uống hàng ngày.
Nếu nhận thấy con có dấu hiệu không nhận đủ bất kỳ chất nào từ chế độ ăn uống, đừng quên đi thăm khám và bổ sung qua những loại thuốc, thực phẩm bổ sung có sự đồng ý của bác sĩ.
Điều này giúp con bạn luôn được cung cấp đủ chất trong chế độ ăn uống, tăng trưởng và phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần, não bộ.
Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não của trẻ, đảm bảo tăng trưởng chỉ số IQ. Ảnh minh họa
5. Hạn chế thời gian cho con xem ti vi
Ngày nay, ở nhiều gia đình, ông bà chăm sóc con cái, người già thể chất không tốt lắm, thích cho con cái ở nhà xem ti vi để đỡ ra ngoài vận động. Họ cho rằng, điều này có thể phần nào đảm bảo trẻ an toàn, tránh bị thương khi chạy nhảy.
Khi trẻ xem ti vi hằng ngày, chúng sẽ ít nói chuyện với người lờn, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ.
Cha mẹ nên kiểm soát thời gian xem ti vi của trẻ, xem có chừng mực, không thể để con nằm trước ti vi cả ngày được.
6. Giúp trẻ thư giãn và ngủ đủ giấc
Giấc ngủ là thời gian quan trọng để não bộ của trẻ phục hồi và củng cố kiến thức. Hãy đảm bảo rằng trẻ có đủ giấc ngủ và có thời gian thư giãn sau những hoạt động học tập căng thẳng.
Khi trẻ thiếu ngủ, trẻ sẽ cáu gắt, khó chịu, chậm lớn và chậm phát triển trí não.
Thế nên, giấc ngủ đủ và sâu đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển dù là thể chất, tinh thần hay trí tuệ của một em bé.
7. Tập thể dục vừa phải
Một nghiên cứu của Thụy Điển dựa trên 1 triệu thanh niên 18 tuổi cho thấy sức khỏe có liên quan mật thiết đến chỉ số IQ của một người.
Cha mẹ nên khuyến khích con đi tập thể dục vừa phải mỗi ngày. Khi cơ thể vận động vừa phải, trí óc trở nên minh mẩn, trẻ sẽ thông minh hơn.
Cha mẹ có nhiều thời gian hơn để cùng con đi tập thể dục ngoài trời, cuối tuần có thể đưa con đi leo núi, chạy bộ, điều này không chỉ có tác dụng nâng cao mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái mà còn cải thiện chỉ số IQ của trẻ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ dành 20 phút tập thể dục trước khi làm bài kiểm tra trong độ tuổi từ 9 đến 10 đã cải thiện đáng kể điểm kiểm tra.
8. Tạo môi trường học tập tích cực cho con
Môi trường sống không bị áp lực, an toàn và đầy yêu thương sẽ giúp trẻ học hỏi tốt hơn. Tránh áp đặt mục tiêu quá cao mà hãy hỗ trợ trẻ một cách nhẹ nhàng và kiên nhẫn.
Bạn sẽ bất ngờ với trí thông minh, tưởng tượng của con sau một thời gian nhất định đó nhé!
Việc áp dụng những phương pháp trên càng sớm sẽ càng tốt cho sự phát triển chỉ số IQ của trẻ. Nhưng cha mẹ đừng quên, mỗi đứa trẻ là một cá nhân độc lập với tiềm năng và tốc độ phát triển khác nhau.
Điều quan trọng là cha mẹ luôn cần phải kiên nhẫn, quan sát và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với con mình.
Theo Giadinhxahoi
-
Làm mẹ8 giờ trướcTrong những ngày gần đây, chuyên mục Sức khỏe của Báo Tiền Phong đã đưa thông tin về những ca tai nạn khá nghiêm trọng xảy ra với các em nhỏ.
-
Làm mẹ16 giờ trướcĐau lưng là một trong những vấn đề phổ biến nhất khi mang thai, đặc biệt là trong những tháng cuối gây nhiều khó chịu cho thai phụ. Tình trạng này có bất thường không và làm gì để cải thiện?
-
Làm mẹ1 ngày trướcHôn nhân không hạnh phúc thì ly dị, đó là chuyện của người lớn với nhau. Nhưng gia đình đổ vỡ thì không còn là chuyện của cha mẹ nữa rồi.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTrẻ con đôi khi như thiên thần trước mặt người khác, nhưng lại vô cùng nhõng nhẽo, quậy phá trước mặt mẹ đều có lý do của chúng.
-
Làm mẹ3 ngày trướcNhững hành động tưởng chừng như vô nghĩa và bạn không thể lý giải được tại sao thì với trẻ chúng đều có lý do cả.
-
Làm mẹ3 ngày trướcPhụ huynh tốt đương nhiên hy vọng con học giỏi nhưng họ biết chú trọng kiến thức con đạt được thay vì chỉ chăm chăm vào điểm số của con.
-
Làm mẹ4 ngày trướcSức khỏe của trẻ nhỏ có liên quan mật thiết đến hệ tiêu hóa. Nói cách khác, giữ cho trẻ có hệ tiêu hóa tốt là bí quyết ‘nuôi con khỏe’ của các bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTương lai của một đứa trẻ thành hay bại phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục chúng nhận được từ cha mẹ mình.
-
Làm mẹ5 ngày trướcTrong 3 tháng cuối thai kỳ, đa số các bà mẹ phải đối mặt với những rắc rối về sức khỏe như mệt mỏi, nhức đầu, phù chân… Đây là những dấu hiệu cần đi khám cẩn thận chứ không thể chủ quan coi đó là ‘hiện tượng bình thường’ của quá trình mang thai.
-
Làm mẹ6 ngày trướcPhụ huynh thường muốn nuôi dạy con trở thành người hoàn hảo. Thực tế, trẻ có thể hạnh phúc hơn rất nhiều nếu không bị cha mẹ ngăn cản làm điều dưới đây.
-
Làm mẹ6 ngày trướcCha mẹ thường đặt ra những hạn chế để giữ con cái trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng một số hạn chế nhất định lại có thể gây tác dụng ngược.
-
Làm mẹ6 ngày trướcNhiều nam giới còn coi nhẹ việc hút thuốc lá trong nhà trong khi vợ đang mai thai mà chưa hiểu hết những hệ lụy khi trẻ được sinh ra. Nhẹ thì trẻ thấp, còi, nặng thì dị tật bẩm sinh khiến trẻ vào đời phải chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh. Chưa kể đến những hệ lụy mà ngay chính gia đình và xã hội phải gánh chịu.
-
Làm mẹ6 ngày trướcDậy thì muộn là một dạng rối loạn phát triển dậy thì. Với trẻ gái đến 14 -16 tuổi không có dấu hiệu dậy thì được coi là dậy thì muộn, trẻ trai được coi là muộn nếu sau tuổi 16.