- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cha mẹ vô tâm có thể đẩy con gái vào vùng không an toàn
"Chỉ vì quá vô tâm, không ít lần người mẹ ấy suýt đẩy con gái vào vùng không an toàn, tạo cơ hội cho đối tượng là người quen của gia đình quấy rối hoặc lạm dụng tình dục con mình" - chị Mai Chi, chuyên gia tâm lý, giảng viên Đại học Đông Đô, Hà Nội, chia sẻ.
Hơn 20 năm làm chuyên gia tâm lý, trong những buổi hội thảo về phòng chống xâm hại trẻ em gái, chị Mai Chi không ít lần chia sẻ tâm sự của cô gái đã 30 tuổi với những ám ảnh, oán trách người mẹ vô tâm đã không ít lần suýt đẩy con gái vào nguy hiểm...
Cô gái tên B., ở huyện Ba Vì, Hà Nội. Đến nay, dù đã có gia đình riêng và con nhỏ, nhưng B. vẫn bị những chuyện đã qua giày vò. Cô sống khép mình, né tránh mọi người xung quanh. Thậm chí, có thời điểm, cô bị trầm cảm khi nghĩ đến mẹ và những chuyện xảy ra không chỉ 1 lần.
Lúc ấy, B. khoảng 5 tuổi, nhà có thợ mộc đến làm và ăn ở tại nhà. Do nhà có thêm khách, mẹ bảo B. tối ngủ cùng chú thợ. Nửa đêm, chú thợ liên tục sờ soạng cơ thể B. Quá sợ người lạ, B. không dám phản kháng. Đến khi chú thợ đè lên người B., cô bé mới vùng dậy đòi sang ngủ với mẹ. Sau này, B. vẫn luôn trách mẹ không hỏi B. tại sao nửa đêm lại đòi về ngủ với mẹ?
Lần khác, lúc B. đang học lớp 12. Hôm ấy vợ chồng chú H. đến nhà chơi. Lúc chú H. về nhà lấy đồ cho mẹ B. mượn., mẹ bảo B. đi cùng chú H. Đến nhà, chú H. trèo lên gác xép lấy đồ và gọi B. trèo lên để cùng đỡ đồ xuống. Nhìn gác xép tối om, B. bất chợt sợ hãi và nói cháu không dám trèo, rồi chạy ra cổng.
Khi B. học đại học năm nhất, một lần bạn của bố mẹ mời gia đình B. đi Đền Hùng chơi. Mẹ bảo B. lên xe máy của chú, còn bố mẹ B. đi xe máy phía sau. Đi được vài cây, chú nói bị mệt nên bảo B. chở chú. Suốt đoạn đường từ Hà Nội lên Việt Trì, chú ôm B. thật chặt. B. vừa ngại chú là bạn của bố mẹ, vừa sợ nếu nói ra bố mẹ lại bảo to chuyện, nên chỉ ấm ức một mình.
Chuyên gia tâm lý Mai Chi trong buổi chia sẻ về đạo hiếu gia đình với các em nhỏ trong khoá tu hè 2024
Đến giờ, B. chưa một lần kể với mẹ những chuyện đã xảy ra. Cô lo sợ nhỡ lần nào đó không tránh thoát được nguy hiểm và luôn hờn giận sự vô tâm của mẹ mình.
Theo chuyên gia tâm lý Mai Chi, các bậc cha mẹ hãy quan sát thái độ, tâm tư của con mình hàng ngày hoặc sau mỗi sự việc của gia đình. Bằng các tình huống tự nhiên trong cuộc sống, cha mẹ hãy chia sẻ cho con mình các tình huống có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị quấy rối tình dục.
Khi con chia sẻ, hãy âu yếm, trấn an con, tạo cho con niềm tin con luôn có chỗ dựa lớn nhất là cha mẹ, gia đình. Để con tin tưởng, kể hết chuyện đã xảy ra xung quanh con, cha mẹ không mắng con hay đổ lỗi cho con trong bất cứ tình huống nào.
Bố mẹ hãy luôn xem con mình như người bạn, có thể gần gũi, chia sẻ bất cứ lúc nào, bất cứ chuyện gì xảy đến với con mỗi ngày.
Đặc biệt, chuyên gia tâm lý khuyên các bậc phụ huynh cần có sự nhạy cảm giới khi gửi con cho bất kỳ ai.
Hãy tư duy sâu sắc hơn về sự an toàn của con mình, thay vì quá vô tư và tin tưởng vào các mối quan hệ của người thân, bạn bè. Bởi vì nguy cơ các em gái bị xâm hại tình dục và quấy rối chủ yếu là do người quen.
Theo PNVN
-
Làm mẹ20 giờ trướcCó một sự thật là trong quá trình giao tiếp với con cái, hầu hết các bậc cha mẹ trên thế giới này đều có những mẫu câu chung. Trong đó có không ít những câu nói trẻ không hề muốn nghe.
-
Làm mẹ1 ngày trướcBiếng ăn là một vấn đề phổ biến ở trẻ em, gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn tác động đến tinh thần của trẻ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcBấm xong lệnh chuyển tiền trên dịch vụ "internet banking" đến một tài khoản thiện nguyện, chị Nhã quay sang ôm cô con gái nhỏ với niềm vui khôn tả...
-
Làm mẹ1 ngày trướcTrong bối cảnh xã hội đầy biến động hiện nay, việc dạy con đương đầu với thách thức trở thành một nhiệm vụ quan trọng cho các bậc phụ huynh. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng sống mà còn trang bị cho các em những phẩm chất cần thiết để vượt qua khó khăn trong tương lai.
-
Làm mẹ2 ngày trướcLượng nước của mẹ bầu cần tăng lên để hỗ trợ quá trình mang thai và thai nhi. Không uống đủ nước trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
-
Làm mẹ2 ngày trướcNhiều bạn trẻ hôm nay đang cực kỳ cô đơn và cô độc trong cuộc đời thực.
-
Làm mẹ3 ngày trướcĐau tai là một trong những biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ khiến cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ lo lắng, thậm chí nhiều người lập tức đưa con vào viện ngay trong đêm. Vậy cha mẹ, người thân của trẻ nên xử trí ra sao?
-
Làm mẹ4 ngày trướcChiếc xe chở bị cáo khuất dần sau cánh cổng trụ sở Tòa án Nhân dân huyện. Chị Lịch xa xẩm mặt mày, lảo đảo như muốn ngã.
-
Làm mẹ4 ngày trướcViệc chăm sóc mẹ và bé trong tuần đầu tiên là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong việc phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm như xuất huyết sau sinh, nhiễm trùng, hoặc tình trạng sức khỏe không ổn định của trẻ.
-
Làm mẹ5 ngày trướcKhi vợ chồng ly hôn, những đứa con luôn là người chịu tổn thương nhiều nhất khi không có đủ tình yêu thương của cha mẹ.
-
Làm mẹ5 ngày trướcTúi khí trên ô tô đảm bảo an toàn cho người lớn nhưng không được thiết kế để cứu trẻ nhỏ. Vì thế khi trẻ ngồi ở vị trí có túi khí phía trước, có thể gây ra mất an toàn, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
-
Làm mẹ6 ngày trướcTrong quá trình mang thai, nhất là ba tháng đầu thai kỳ, hệ thống miễn dịch của phụ nữ suy giảm đáng kể. Vì vậy, thai phụ có thể dễ nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh từ môi trường, nguy cơ nhiễm cúm, thủy đậu, sởi, rubella. Dưới đây là những dấu hiệu nguy hiểm cần phải đi khám ngay.
-
Làm mẹ6 ngày trướcKhông chỉ nổi tiếng với những tác phẩm kinh tế, ông còn được biết đến với bức thư gửi tặng con gái mình kèm 9 bài học sâu sắc.
-
Làm mẹ03/10/2024Từ giai đoạn đầu đời, trẻ cần tiêm nhiều loại vắc xin để trang bị tấm áo giáp vững chắc chống lại các mầm bệnh. Trong đó vắc xin 6 trong 1 có nhiều lợi thế, phòng được nhiều bệnh nhất trong một mũi tiêm.