- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chiều cao của trẻ em Việt tăng đáng kể sau 10 năm nhưng tỉ lệ trẻ béo phì đang rơi vào mức đáng báo động, cha mẹ đang cho con ăn sai ở chỗ nào?
Theo Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, người Việt thất bại trong việc khống chế tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em. Trong khi đó, chiều cao trung bình trong vòng 10 năm tuy có sự gia tăng đáng kể nhưng vẫn không phải con số ấn tượng.
- Thừa hưởng năng khiếu âm nhạc từ bố mẹ, cậu cả nhà Bằng Kiều và vợ cũ vinh dự được đề cử nghệ sỹ của năm
- Mẹ gửi con đến nhà bà ngoại để cai sữa, sau 8 ngày gặp lại, phản ứng của đứa bé khiến người mẹ “tan nát cõi lòng”
- Với 4 kỹ thuật đơn giản, con sẽ đi vào giấc ngủ sau vài giây mà bố mẹ không cần mất công dỗ dành
Chiều cao trẻ em Việt gia tăng đáng kể
GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, chiều cao người Việt cũng đã có sự gia tăng đáng kể. Năm 2020, chiều cao trung bình của nam giới đạt 168,1cm (tăng 3,7cm so với năm 2010: 164,4cm), chiều cao của nữ giới đạt 155,6cm (tăng 0,8cm so với năm 2010: 154,8cm). Với chiều cao này, hiện Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á.
Mức tăng chiều cao của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn 1990-2020 tương đương thời kỳ vàng của Nhật Bản về tăng chiều cao thanh niên trong giai đoạn 1955-1995. Kết quả này có được là do trong nhiều năm qua, đời sống của người dân đã được cải thiện; nhận thức về việc chăm sóc cho bà mẹ, trẻ em thời kỳ mang thai và nuôi con nhỏ đã được quan tâm hơn trước, đặc biệt là các gia đình chú trọng đến các yếu tố và giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ.
Chiều cao người Việt có sự gia tăng đáng kể với mức tăng trung bình từ 0,8 cm - 3,7 cm.
Với mức tăng trưởng về mặt chiều cao như thế này, ông Tuyên nhấn mạnh: "Đây là bước nhảy lớn, cho thấy những nỗ lực trong vấn đề cải thiện dinh dưỡng người Việt".
Song, ông Tuyên cũng thừa nhận vấn đề dinh dưỡng vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục, trong đó có tình trạng thừa dinh dưỡng ở các thành phố lớn.
Gần 20% trẻ em nhóm từ 5-19 tuổi thừa cân, béo phì
Theo đó, lần đầu tiên Việt Nam giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi xuống dưới 20% (giảm từ 29,3% năm 2010 xuống còn 19,6% năm 2020). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng gầy còm giảm từ 7,1% năm 2010 xuống còn 5,2% vào năm 2019.
Tuy vậy, vẫn có sự chênh lệch về tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi giữa các vùng miền, nhất là ở các vùng nông thôn miền núi, tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn ở mức cao.
Ăn uống không hợp lý là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng thừa cân béo phì.
Ở trẻ em tuổi học đường (5 - 19 tuổi), trong khi tỷ lệ SDD thấp còi là 14,8%, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng từ 8,5% năm 2010 lên 19,0% năm 2020, trong đó tỷ lệ thừa cân béo phì khu vực thành thị là 26,8%, nông thôn là 18,3% (trong khi đó,ở khu vực miền núi, tỷ lệ này là 6,9%). Như vậy, gánh nặng kép về dinh dưỡng (thiếu và thừa dinh dưỡng) đang tác động lên trẻ em tuổi học đường một cách rất rõ rệt, mà một trong các nguyên nhân quan trọng là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
Trước đó, tại Hội nghị An toàn thực phẩm và An ninh lương thực, diễn ra ở TP. HCM ngày 15/12/2020, bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam cũng chia sẻ về tình trạng trẻ thừa cân, béo phì tại Việt Nam tăng gấp 10 lần từ năm 1976 đến nay, riêng TP HCM 41,4% học sinh thừa cân và béo phì.
Ăn uống không hợp lý là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng thừa cân béo phì. Năm 2010, tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi là 5,6%; 5-19 tuổi là 8,5%; nay tỷ lệ này lên tới 7,4% và 19%. Tình trạng này nghiêm trọng nhất ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng.
Thói quen ăn uống không lành mạnh - thách thức đối với sự phát triển thể lực của trẻ em Việt
Thói quen ăn uống không lành mạnh, trong đó có xu hướng ngày càng phổ biến là tình trạng tiêu thụ đồ ăn nhanh, ăn quá nhiều thịt đỏ, lười ăn rau, tiêu thụ mạnh các sản phẩm như đường, muối và nước ngọt có ga... được xác định là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nhanh tình trạng thừa cân/ béo phì ở trẻ em Việt Nam trong thời gian qua. Đây là một xu hướng khó tránh khỏi ở một xã hội đang có tốc độ phát triển và hòa nhập nhanh như Việt Nam.
"Việt Nam là quốc gia đang ăn đường nhiều gấp hai lần khuyến nghị, tỷ lệ gia tăng đái tháo đường nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á", bác sĩ Diệp chia sẻ. Ngoài ra, mức tiêu thụ muối cũng cao hơn gấp nhiều lần khuyến nghị. Các nghiên cứu cũng ghi nhận 1/3 dân số thiếu vận động thể lực, 34% học sinh từ 13 đến 17 tuổi uống nước ngọt có ga hơn một lần mỗi ngày.
Bố mẹ cần làm gì để cải thiện tầm vóc của trẻ trong tương lai?
Để tiếp tục nâng cao sức khỏe thể chất và tầm vóc cho trẻ em Việt, giải pháp đặc biệt quan trọng đó là cải thiện vấn đề dinh dưỡng. Theo các nghiên cứu, gen có vai trò quan trọng trong việc xác định "khoảng chiều cao", thì dinh dưỡng sẽ quyết định chiều cao cụ thể trong "khoảng chiều cao" được quy định bởi gen. Muốn cải thiện dinh dưỡng để trẻ phát triển cơ thể cân đối, đạt chiều cao tối đa, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
1. Nuôi dưỡng trẻ hợp lý trong 1000 ngày đầu đời
Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng, sức khỏe, trí tuệ và thể chất của trẻ sẽ đạt điểm tối đa nếu mẹ biết tận dụng 1000 ngày đầu đời từ lúc bắt đầu mang thai đến khi bé được 2 tuổi. Trong 1000 ngày này, các mẹ cần: Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho mình và cho bé với chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.
Trong đó, 1000 ngày đầu đời có 3 "cửa sổ" để đầu tư vào dinh dưỡng cho trẻ, bao gồm:
- 40 tuần thai kỳ (280 ngày)
- 0 - 6 tháng tuổi (180 ngày): Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn.
- 6 - 24 tháng: Ăn bổ sung và tiếp tục bú mẹ.
Vận động thường xuyên là yếu tố tác động trực tiếp tới chiều cao của trẻ (Ảnh minh họa).
2. Cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng đa dạng các loại thực phẩm, tăng cường ăn rau, củ, trái cây và các loại thực phẩm có bổ sung vi chất dinh dưỡng
Sau 1000 ngày đầu đời, bố mẹ cần chú ý xây dựng cho trẻ các bữa ăn với đầy đủ dưỡng chất nhưng đảm bảo sự cân bằng dựa trên nguyên tắc: đảm bảo đủ năng lượng (không thừa/không thiếu); đa dạng hoá thực phẩm; không lặp lại các món ăn giữa các ngày trong tuần.
3. Rèn cho trẻ thói quen tích cực vận động
Ngoài đinh ưỡng, chế độ vận động cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao, vóc dáng của trẻ.
Theo các chuyên gia y tế, trẻ nhỏ cần tối thiểu 3 tiếng vận động, chạy nhảy mỗi ngày, còn đối với trẻ lớn hơn (giai đoạn tiền dậy thì, khi trẻ bước vào tuổi tiểu học) thì cần ít nhất 1 tiếng mỗi ngày.
Để trẻ tích cực vận động, bố mẹ cần cho các con cần được làm quen với thể thao từ nhỏ, tìm kiếm môn thể thao yêu thích. Ưu tiên các môn thể thao ngoài trời và mang tính kéo dãn nhằm thúc đẩy tang trưởng chiều cao như cầu lông, bóng rổ, bơi, đạp xe…
Theo Trí Thức Trẻ
-
Làm mẹ10 giờ trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ15 giờ trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ18 giờ trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ21 giờ trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ1 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ1 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.
-
Làm mẹ1 ngày trướcĐược ví như những bông tuyết, thế hệ học sinh, sinh viên gen Z, gen Alpha (sinh ra từ năm 2000 đến nay) vừa long lanh, vừa dễ gãy vỡ. Những gì các em biểu hiện chỉ là phần nổi của những tích tụ lâu ngày không được tháo gỡ.
-
Làm mẹ2 ngày trướcỞ nhà “cháu nó ngoan lắm”, đến trường là trò giỏi nhưng ra đường, nhiều học sinh, sinh viên lột xác thành một con người khác khiến phụ huynh, giáo viên ngơ ngác “đứng hình”. Vậy điều gì đang xảy ra với nhiều bạn trẻ sinh trong khoảng năm 1997 - 2012?
-
Làm mẹ2 ngày trướcNếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…
-
Làm mẹ3 ngày trướcChuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcChuyện căng thẳng trong gia đình chị Thuận (ở quận Tân Bình, TPHCM) bắt đầu từ việc cậu con trai tốt nghiệp đại học, xin được việc làm và muốn bố mẹ cho ra… ở riêng.
-
Làm mẹ4 ngày trướcThiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.
-
Làm mẹ4 ngày trướcNăm ngoái, khi đang dùng bữa tại một nhà hàng ở Ohio (Mỹ), Sherry Howard, 53 tuổi, nhận được cuộc gọi từ cô con gái 28 tuổi, nhờ mua đồ ăn của nhà hàng mang về. Howard lúc đó rất sửng sốt, không phải vì việc mua đồ ăn mà vì con gái biết bà đang ở đâu.