Chồng muốn đưa con gái ruột đi xét nghiệm quan hệ cha con vì bé cao vượt trội, người vợ chắc mười mươi nhưng chính bản thân cũng có chút khó hiểu

Di truyền cũng là một yếu tố quyết định chiều cao của trẻ nhưng không phải tất cả. Thực tế nhiều bố mẹ đều cao nhưng con vẫn thấp và ngược lại như trường hợp dưới đây.

Khi nói về chiều cao của con, lời tự sự của một bà mẹ ở Trung Quốc khiến mọi người dở khóc dở cười, chị kể: Tôi cao 158cm, chồng tôi cao 168cm, con gái tôi 11 tuổi mà đã cao 164cm rồi. Chồng tôi rất thắc mắc điều đó, thậm chí có lần anh nửa đùa nửa thật nói hay làm xét nghiệm quan hệ cha con cho chắc chắn. Dù biết chồng chỉ nói vui thôi, tôi cũng không có gì phải lo lắng vì ngoài chồng tôi chưa từng làm chuyện đó với người đàn ông nào, con gái lại có khuôn mặt y chang bố, thế nhưng bản thân cũng có chút khó hiểu: Tại sao cả hai vợ chồng tôi đều không cao mà con gái lại vượt trội như vậy?

Chồng muốn đưa con gái ruột đi xét nghiệm quan hệ cha con vì bé cao vượt trội, người vợ chắc mười mươi nhưng chính bản thân cũng có chút khó hiểu-1

(Ảnh minh họa)

Về vấn đề này, dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học, các chuyên gia cho biết: Chiều cao của trẻ chỉ bị ảnh hưởng khoảng 23% từ yếu tố di truyền (gen của ông bà, cha mẹ) ngoài ra dinh dưỡng lại đóng góp đến 32%; chế độ vận động, thể dục thể thao quyết định 20%. Còn lại là những yếu tố của môi trường sống, bệnh mạn tính và bẩm sinh, chế độ nghỉ ngơi…và cả địa lý, khí hậu, cảm xúc,… cũng sẽ có tác động. Trong cuộc sống luôn có những trường hợp ngoại lệ, đó cũng là lý do một số ông bố bà mẹ không cao nhưng con cái họ lại rất cao lớn như trường hợp kể trên.

1. Yếu tố di truyền 

Chiều cao, thể lực và tình trạng phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chịu ảnh hưởng rất lớn từ yếu tố di truyền của bố mẹ. Nếu cha mẹ có vóc dáng cao, không bệnh tật thì sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sẽ có nền tảng tốt. Nếu bố mẹ có vóc dáng kém và mắc các bệnh di truyền thì khả năng tăng trưởng của con cái cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực theo.

Nhưng yếu tố di truyền không phải là hoàn toàn không thể thay đổi, chẳng hạn như tập thể dục, chú ý dinh dưỡng, tăng cường phòng chống bệnh tật thì vẫn có thể cải thiện và nâng cao trên cơ sở di truyền sinh học ban đầu, để trẻ sinh trưởng và phát triển bình thường.

Chồng muốn đưa con gái ruột đi xét nghiệm quan hệ cha con vì bé cao vượt trội, người vợ chắc mười mươi nhưng chính bản thân cũng có chút khó hiểu-2

2. Yếu tố sức khỏe của mẹ 

Việc chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng của người mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú liên quan trực tiếp đến sự tăng trưởng cũng như phát triển của con cái, trong đó có chiều cao. 

Vì vậy, muốn con có chiều cao tốt, người mẹ cần hết sức chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bản thân. Trước thời kỳ mang thai, trong thời kỳ mang thai, thời gian cho con bú, người mẹ phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng đó là chất đạm, iod, sắt, acid folic, các acid béo chưa no (DHA, ARA)... đồng thời luôn đề phòng để tránh mắc các bệnh khác nhau, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm. 
Sinh con thiếu tháng và nhẹ cân cũng dễ dẫn đến thiếu chiều cao sau này.

3. Yếu tố dinh dưỡng 

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất, đặc biệt là cân nặng và chiều cao của trẻ, tuổi càng nhỏ thì ảnh hưởng càng lớn. Vì trẻ lớn và phát triển nhanh nên chất lượng thức ăn cần cao hơn người lớn. 

Cụ thể, chế độ ăn nhiều đạm, uống ít sữa, ăn nhiều chất béo và bột, đường nhưng lại thiếu vitamin và chất khoáng dẫn đến thiếu chiều cao. Trong nhóm vitamin và khoáng chất thì canxi, phosphor, magne, kẽm, sắt... là nhiều và quan trọng nhất. Nhóm này có nhiều trong sữa và chế phẩm sữa. Vì vậy, để tăng chiều cao trẻ nên ăn uống đa dạng, phù hợp với lứa tuổi và uống sữa đều đặn hàng ngày.

Chồng muốn đưa con gái ruột đi xét nghiệm quan hệ cha con vì bé cao vượt trội, người vợ chắc mười mươi nhưng chính bản thân cũng có chút khó hiểu-3

4. Yếu tố giấc ngủ 

Hormone tăng trưởng do tuyến yên tiết ra là hormone quan trọng kích thích sự phát triển của trẻ. Trong đó, sự tiết hormone tăng trưởng của con người không cân bằng trong vòng 24 giờ một ngày và sự tiết hormone này khi ngủ cao hơn khi thức. Vì vậy, nếu ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 

Một giấc ngủ sâu bắt đầu từ khoảng 21 giờ, khoảng 22 giờ đến 3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hormon tăng trưởng cao nhất, kích thích xương dài hơn.

Nói chung, trẻ sơ sinh phải ngủ 20 giờ một ngày và đêm, 15-18 giờ từ tháng 2 đến tháng 6; 13-15 giờ từ tháng 6 đến 18 tháng; 12-13 từ 18 tháng đến 3 tuổi giờ. Thời lượng ngủ của trẻ mỗi ngày rất khác nhau giữa các cá nhân, nếu một số trẻ ngủ ít hơn nhưng tinh thần, tâm trạng, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ vẫn bình thường thì không cần ép buộc. 

5. Yếu tố thể thao 

Tập thể dục có thể thúc đẩy lưu thông máu, cải thiện dinh dưỡng của xương, đẩy nhanh sự phát triển của xương, làm gọn xương và thúc đẩy sự phát triển của chiều dài cơ thể. 

Kể cả trẻ ở những tháng đầu đời vẫn có thể tập thể dục phù hợp, chẳng hạn trẻ 3 đến 4 tháng tuổi nên nằm sấp nhiều lần trong ngày để thúc đẩy hoạt động của cơ thể, đồng thời phát triển các khả năng cơ bản như lật người, leo trèo, đứng và đi khi lớn lên. 

Bố mẹ không nên bé trẻ nhiều, hay để trẻ ngồi quá lâu xem ti vi, đọc truyện chơi game…. thì sẽ không thuận lợi cho trẻ vận động toàn thân, ảnh hưởng đến sự phát triển của chi dưới. Vì vậy, bố mẹ nên khuyến khích và tạo điều kiện để trẻ vận động, thể dục thể thao thường xuyên, nhất là các môn giúp tăng chiều cao như đạp xe, đi bộ, bơi lội, bóng rổ, cầu lông... 

Chồng muốn đưa con gái ruột đi xét nghiệm quan hệ cha con vì bé cao vượt trội, người vợ chắc mười mươi nhưng chính bản thân cũng có chút khó hiểu-4

6. Yếu tố môi trường sống 

Xã hội công nghiệp hóa, không khí ô nhiễm, trẻ hút thuốc thụ động, tiếng ồn, dịch bệnh, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, các bệnh mạn tính, sử dụng thuốc kháng sinh liều cao liên tục trong thời gian dài, dùng thuốc thiếu sự tư vấn của bác sĩ cũng gây hại cho quá trình phát triển về thể chất và chiều cao của trẻ.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được sống trong môi trường tốt, không khí trong lành, ánh nắng đầy đủ, kết hợp với luyện tập và dinh dưỡng thì trẻ sẽ mau lớn hơn và cao hơn.

7. Dậy thì sớm

Dậy thì sớm là hiện tượng bé gái dậy thì xuất hiện trước 8 tuổi và bé trai trước 9 tuổi. Dậy thì sớm thường tiết ra các hormon kích hoạt sự phát triển xương khiến trẻ cao lên rất nhanh. Tuy nhiên, các đầu xương sau đó nhanh chóng đóng lại khiến trẻ không tiếp tục cao thêm, những trẻ bị dậy thì sớm thường thấp hơn bạn cùng lứa và không đạt đến chiều cao mà gen di truyền của trẻ quy định. Do đó, dậy thì sớm là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chiều cao ở trẻ vị thành niên.

8. Thừa cân, béo phì

Trẻ thừa cân, béo phì thường cao lớn hơn so với tuổi nhưng khi đến tuổi dậy thì, chiều cao ngừng phát triển và trẻ có xu hướng thấp hơn so với bạn bè. Cùng lúc đó tâm lý tuổi mới lớn sợ béo muốn giảm cân nhanh nên ăn uống kiêng kem, thiếu chất cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến thể lực và chiều cao sau này.

Như vậy, để trẻ phát triển khỏe mạnh và cao lớn, bạn phải nắm bắt được các thời điểm phát triển của bé để có chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Có ba giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao đó là thời kỳ bào thai, giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi và giai đoạn dậy thì. Chính yếu tố dinh dưỡng kết hợp với môi trường và lối sống đã đưa đến sự cải thiện về chiều cao chứ không phải yếu tố di truyền.

Chồng muốn đưa con gái ruột đi xét nghiệm quan hệ cha con vì bé cao vượt trội, người vợ chắc mười mươi nhưng chính bản thân cũng có chút khó hiểu-5

9. Yếu tố bệnh tật 

Nhiều bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ, nói chung các bệnh cấp tính chỉ ảnh hưởng đến cân nặng, còn các bệnh mãn tính có thể ảnh hưởng đến chiều cao. Nếu sau thời gian đo và quan sát lâu dài mà chiều cao của trẻ luôn thấp hơn 10% chiều cao trung bình của trẻ cùng tuổi thì gọi là chậm lớn, nếu dưới 30% là bất thường, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Theo V.K - Vietnamnet


chăm sóc trẻ


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.