- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chuyên gia cảnh báo về trào lưu dọa ma trẻ em trên TikTok: Gây sang chấn tâm lý, thui chột tài năng - sự tự tin của trẻ
Trào lưu dọa ma trẻ em trên Tiktok tưởng vui, vô hại nhưng có thể trở thành nỗi ám ảnh trong tâm lý của trẻ.
- Tận mắt cảnh uống mỡ sôi, liếm lưỡi cày nung đỏ dọa ma của thầy cúng người Mông
- Buổi tập yoga với động tác thè lưỡi như dọa ma đang gây xôn xao hóa ra lại tốt cho cơ mặt cực kỳ!
- Nam sinh lầy lội dọa ma cô giáo hết hồn ngay cửa lớp, dân mạng ôm bụng cười không quên cảnh báo cái kết đang chờ phía trước
Vui với người lớn, ám ảnh với trẻ con
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội Tiktok xuất hiện trào lưu dọa ma trẻ em: Mở tiếng cười ma quái trên Tiktok, sau đó bỏ chạy, để mặc trẻ con trong phòng sợ hãi và khóc thét.
Rất nhiều người đã "đu trend" này, thậm chí có cả mẹ của nhiều bé. Ai cũng nghĩ rằng đây là trò vui nhưng thực chất không phải. Hầu hết các "nạn nhân" nhí trong trào lưu này đều bất ngờ, sợ hãi, la hét, nháo nhác bỏ chạy... Người lớn đứng bên ngoài cánh cửa thích thú, cười khúc khích vì sắp có một clip hài hước chia sẻ lên TikTok.
Một số clip có lượng tương tác cao, lên xu hướng với cả triệu lượt xem như đoạn video của tài khoản @_giangxinhhh (1,3 triệu lượt thích), @_nganhin_ (366.000 lượt thích), @hoangbatstrisp (1,8 triệu lượt thích), @hoangchienthan999 (325.000 lượt thích). Ở phần bình luận, không ít người thể hiện sự thích thú và bày tỏ ý định sẽ theo trend này.
Hình ảnh một số clip về trào lưu dọa ma trẻ em trên Tiktok.
Ngày 15/8, một người mẹ có tên có tên N.D đã lên tiếng cảnh báo về tác hại của trò đùa này. Theo đó, chị kể, một vài người họ hàng đã tới nhà chị chơi. Trong đó có 1 bạn mới 16 tuổi, gọi chị D là chị dâu. Vì thấy bạn nam đó cũng yêu quý và thích chơi với con chị, nên chị D đã để 2 chú cháu chơi với nhau.
Mẹ trẻ kể lại: "Bẵng đi một lúc mình ở dưới nhà thì đột nhiên nghe tiếng con khóc ré lên, chạy lên tầng thì thấy em trai đang đứng bên ngoài cười khoái trí và tay thì giữ lấy tay nắm cửa, con mình thì ở trong phòng khóc thảm thiết.
Lúc này là mình hốt hoảng và bực lắm rồi nên mới gạt tay em ấy ra để lao vào phòng với con. Con thấy mình thì khóc loạn lên nhào vào lòng mẹ, miệng liên tục nói "ma ma", tay chỉ vào phòng.
Ôm con vỗ về mình quay ra hỏi em trai có chuyện gì thì em ấy bảo: "Em đùa cháu tí thôi", xong nhanh chóng lao vào góc nhà cầm cái điện thoại lên. Hóa ra em ấy quay clip up lên Tiktok, cái trend dọa ma trẻ con bằng tiếng cười ghê rợn ấy, xong còn tắt đèn và chạy ra ngoài để con ở trong phòng một mình".
Con của chị D đã rất hoảng loạn, sợ hãi khi bị dọa ma.
Hậu quả là cả đêm đó con của chị hâm hấp sốt, ngủ mê man và thường xuyên nói mớ. Chị thương con mà không biết làm gì, chồng chị thì đang đi làm xa. Cả đêm hai mẹ con ôm nhau mà bé vẫn không ngủ yên được. Đến sáng thì tâm lý con ổn định hơn nhưng bé vẫn sợ căn phòng hôm qua bị trêu đùa đó. Chị N.D nghiêm túc cảnh báo mọi người: "Ai còn đang hứng thú với trend này thì dừng ngay lại đi nhé, không hay một chút nào đâu!".
Trào lưu tra tấn tinh thần của trẻ
Tên của trào lưu này là Pontianak. Nó được hưởng ứng nhiệt tình bởi người dùng Tiktok ở Malaysia, Singapore và cả Việt Nam. Nhưng các bác sĩ, chuyên gia tâm lý thì không ủng hộ trò đùa này.
Tổng giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam - Bùi Thị Hải Yến kêu gọi các bậc cha mẹ ngừng tái diễn trò chơi khăm độc ác này. Vì nó có thể gây tổn thương tâm lý và tình cảm lâu dài cho trẻ em.
Cô phân tích: "Đứng trên góc độ là 1 chuyên gia tâm lý của trẻ em và 1 người mẹ, tôi không đồng tình với trào lưu này. Tôi đánh giá đây là một trào lưu mang nhiều tính tiêu cực hơn là tích cực. Nó ảnh hưởng đến hạnh phúc, tâm trí của trẻ thơ. Trào lưu dọa ma trẻ em bằng tiếng cười man rợ này cần được dừng lại để đảm bảo sức khỏe về tâm - trí cho thế hệ trẻ, thậm chí là cả người lớn nữa".
Chuyên gia tư vấn tâm lý Bùi Thị Hải Yến.
Theo chuyên gia, khi chúng ta hình thành trong tâm trí trẻ nỗi sợ nghĩa là các con đã bị sang chấn tâm lý. Và tùy mức độ nỗi sợ ăn sâu vào tâm thức của trẻ mà có thể gây ra những ảnh hưởng tâm lý sâu rộng, ít nhiều khác nhau.
"Chúng ta đã xem rất nhiều những clip, những cảnh quay trên Tiktok về trào lưu trẻ bị dọa ma bằng tiếng cười man rợ, có những em bé rất là hốt hoảng. Tôi đặc biệt nhớ 1 clip, 1 người mẹ trẻ hoặc có thể là chị của bé đã dọa ma em, sau đó chạy ra ngoài thì bé này đã rất sợ hãi, bò lê lết để trốn chạy với tâm lý rất hoảng. Đó là cái mà chúng ta nhìn thấy. Điều gì đã khiến cho các em bé hoảng sợ như vậy? Rõ ràng trong tâm trí của các bạn nhỏ đó có sự sang chấn tâm lý. Và thậm chí là nó có thể ám ảnh rất lớn đến sau này.
Tôi đã tư vấn rất nhiều người mà tuổi thơ từ mầm non cho đến tiểu học, tâm lý của họ bị gặp những lời đe dọa, bị hoảng sợ, bị bật lên những suy nghĩ rằng mình không an toàn. Một trong những cái khiến cho con người chúng ta bị ảnh hưởng tâm lý và sau này có một số những triệu chứng mà thường gọi là sang chấn tâm lý, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, thậm chí là trầm cảm, stress,... đều có thể xuất phát từ nguyên nhân rất nhỏ. Nó có thể là từ những trò đùa như là những clip dọa ma trẻ em mà chúng ta đang xem. Nỗi sợ có thể khiến cho tâm lý của đứa trẻ lớn lên không được tốt" - Chị Hải Yến chỉ ra hậu quả của trào lưu dọa ma trẻ trên Tiktok.
Tổng giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam cho rằng, trẻ từ 0-7 tuổi cần được nuôi dưỡng trong một môi trường tốt, hoàn toàn là những thông tin tích cực, tràn trề tình yêu thương, bằng sự chăm sóc thích hợp thì lớn lên các con hoàn toàn có thể phát triển trí tuệ hoàn hảo để trở thành những thiên tài. Nếu như chúng ta làm cho trẻ tổn thương, nghĩa là chúng ta làm hạn chế cái tài năng, sự tự tin ở bên trong các con.
Chị Hải Yến cho hay: "Mỗi một con người chúng ta sinh ra đều là ánh sáng của sự khả thi vô tận. Chính vì vậy mọi mục tiêu, khát khao chúng ta đều có thể thực hiện được hết nếu như chúng ta được khuyến khích tính khả thi. Song cái điều giới hạn chúng ta đến thành công và hạnh phúc, đến với "ánh sáng khả thi" đó là những nỗi sợ. Khi chúng ta dọa con nghĩa là đang làm con sợ. Điều đó không chỉ ảnh hưởng tâm lý đâu mà còn làm ảnh hưởng tiêu cực đến trí tuệ và sự thành công, sức khỏe tinh thần... của con sau này".
Những lời dọa nạt cản trở hạnh phúc và thành công của trẻ
Theo chuyên gia tâm lý Hải Yến, việc cha mẹ thường xuyên dạy con bằng những lời dọa nạt cũng có ảnh hưởng tiêu cực như trào lưu dọa ma trẻ trên Tiktok.
Vị chuyên gia phân tích: "Nếu như trào lưu dọa ma mang lại nỗi sợ hãi cực điểm trong thời gian ngắn, thì việc giáo dục con dù mức độ sợ hãi, hoảng hốt có thể không bằng, nhưng lại thường xuyên lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Những lời mà bố mẹ nói dễ dàng đi vào trong vô thức của các con. Vì vậy khi mà cha mẹ thường xuyên dọa nạt các con sẽ dễ dàng trở thành nỗi ám ảnh. Những lời lẽ đe dọa rất kinh khủng hoặc rất tiêu cực đó đang làm cản trở hạnh phúc của trẻ. Chúng ta gieo vào tâm trí của trẻ những hạt cây độc hại thì khu vườn cảm xúc của con sẽ toàn cỏ dại, những cây độc hại và làm thui chột đi những hoa thơm trái ngọt mà chúng ta mong muốn.
Những lời đe dọa hình thành bên trong các con những nỗi sợ, những tư tưởng về việc mình không làm được. Cha mẹ đừng ngạc nhiên khi mình dọa nạt các con và 1 lúc nào đó chúng ta nhận ra con không có sự tự tin kết bạn mới, sự tự tin trước đám đông, không tự tin thuyết trình, không tự tin giao tiếp với người lớn, thầy cô thậm chí rủ con đi du lịch nhưng trẻ không dám đi...
Khi nhận thấy con có những biểu hiện đó, cha mẹ nên nghĩ lại những lý do, những khi mà phụ huynh dọa nạt các con. Có thể chúng ta vô tình thôi nhưng đã gieo vào tâm trí các con những nỗi sợ. Cha mẹ có trách nhiệm rất lớn đối với những tình trạng đó của các con. Gia đình là nền tảng, nhà trường là bồi đắp còn xã hội là bổ sung, thế nên nếu có thể cha mẹ nên kiểm soát những ngôn từ, cảm xúc để mang lại cho các con hạnh phúc, sự tự tin, khát khao ước mơ...".
Là một chuyên gia tâm lý, đồng thời cũng là người mẹ, chị Hải Yến nhận ra rằng những điều này có thể gây tổn thương cho trẻ. Cha mẹ là những người phải bảo vệ con mình.
Vì vậy cô đưa ra những lời khuyên với các bậc phụ huynh: "Tôi có lời kêu gọi đến phụ huynh đó là chúng ta hãy cùng với nhau yêu thương con cái của mình vô điều kiện. Hãy cùng nhau gieo trồng cho các con những khu vườn tâm trí mà ở đó có thật nhiều "hoa thơm trái ngọt" thôi. Chúng ta làm bằng cách hãy nói với con bằng những ngôn từ tích cực, hãy nói với con bằng những ngôn từ hướng tới - hướng tới ước mơ, sự hoài bão... để có thể "kích hoạt" trong tâm trí trẻ từ khóa niềm vui, hạnh phúc, sự tự tin.
Mình có đọc bài của 1 bà mẹ kể về con mình bị người thân trong nhà dọa ma khiến đứa trẻ bị sợ hãi ám ảnh. Người mẹ đó rất là bức xúc và muốn bảo vệ con mình. Đó là suy nghĩ hoàn toàn đúng đắn. Chúng ta cũng cần lưu ý đến những trường hợp người khác có thể can thiệp, tiếp cận làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Không chỉ cha mẹ, ông bà của bé mà tất cả chúng ta đều có trách nhiệm giúp cho các em được sống trong môi trường an toàn. Hãy ý thức về hành vi của mình để không làm ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Người lớn hãy mang đến cho chúng sự yêu thương, niềm tin và hy vọng. Còn cha mẹ hãy quan tâm đến trẻ nhiều hơn nữa; hãy thể hiện quan điểm giáo dục tích cực của mình đến với tất cả mọi người".
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Làm mẹ10 giờ trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ15 giờ trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ18 giờ trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ21 giờ trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ1 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ1 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.
-
Làm mẹ1 ngày trướcĐược ví như những bông tuyết, thế hệ học sinh, sinh viên gen Z, gen Alpha (sinh ra từ năm 2000 đến nay) vừa long lanh, vừa dễ gãy vỡ. Những gì các em biểu hiện chỉ là phần nổi của những tích tụ lâu ngày không được tháo gỡ.
-
Làm mẹ2 ngày trướcỞ nhà “cháu nó ngoan lắm”, đến trường là trò giỏi nhưng ra đường, nhiều học sinh, sinh viên lột xác thành một con người khác khiến phụ huynh, giáo viên ngơ ngác “đứng hình”. Vậy điều gì đang xảy ra với nhiều bạn trẻ sinh trong khoảng năm 1997 - 2012?
-
Làm mẹ2 ngày trướcNếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…
-
Làm mẹ3 ngày trướcChuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcChuyện căng thẳng trong gia đình chị Thuận (ở quận Tân Bình, TPHCM) bắt đầu từ việc cậu con trai tốt nghiệp đại học, xin được việc làm và muốn bố mẹ cho ra… ở riêng.
-
Làm mẹ4 ngày trướcThiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.
-
Làm mẹ4 ngày trướcNăm ngoái, khi đang dùng bữa tại một nhà hàng ở Ohio (Mỹ), Sherry Howard, 53 tuổi, nhận được cuộc gọi từ cô con gái 28 tuổi, nhờ mua đồ ăn của nhà hàng mang về. Howard lúc đó rất sửng sốt, không phải vì việc mua đồ ăn mà vì con gái biết bà đang ở đâu.