- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng: Trẻ được rèn thành thục 7 kỹ năng này khi còn nhỏ, lớn lên dễ thành công hơn đứa trẻ khác
Mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển của riêng mình. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc dạy con được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc nuôi dạy những đứa trẻ thành công.
Theo nhà tâm lý học, chuyên gia nuôi dạy con người Mỹ Michele Borba, những nguyên tắc dạy con dưới đây cha mẹ nên chú trọng nếu muốn con mình bỏ xa bạn bè đồng trang lứa sau này.
1. Sự tự tin
Khi nói đến việc nuôi dạy một đứa trẻ thành công, cái nào quan trọng hơn, nhà tâm lý học người Mỹ Michele Borba đã có những chia sẻ với trang CNBC vào năm 2022.
Lòng tự trọng thể hiện cách bạn nhìn nhận bản thân một cách tổng thể. Sự tự tin phản ánh mức độ tự tin vào khả năng của chính mình trong một tình huống nhất định.
Hai khái niệm này có liên quan với nhau nhưng nghiên cứu cho thấy, sự tự tin cần thiết hơn trong việc hỗ trợ một người thành công sau này.
Sự tự tin sẽ giúp củng cố niềm tin của trẻ rằng, các kỹ năng và nỗ lực của chúng sẽ dẫn đến kết quả tốt như đạt điểm cao hoặc chơi giỏi các môn thể thao.
Michele Borba lưu ý rằng, cha mẹ có thể nâng cao sự tự tin của con mình bằng cách cho chúng tự trải nghiệm cảm giác thành công và thất bại, cố gắng giải quyết các vấn đề của con mình.
Làm như vậy sẽ giúp trẻ tự đứng dậy sau thất bại và tin rằng cuối cùng mình sẽ thành công.
Sự tự tin sẽ giúp củng cố niềm tin của trẻ rằng, các kỹ năng và nỗ lực của chúng sẽ dẫn đến kết quả tốt như đạt điểm cao hoặc chơi giỏi các môn thể thao. Ảnh minh họa
2. Tính tò mò
Điều này thúc đẩy trẻ theo đuổi, tìm hiểu, khám phá điều mới mẻ, chấp nhận thử thách.
Michele Borba gợi ý phụ huynh khơi gợi tính tò mò ở trẻ bằng cách cho con chơi đồ chơi sáng tạo, đưa kẹp giấy và hỏi con nghĩ ra bao nhiêu cách sử dụng nó.
3. Sự đồng cảm
Michele Borba chia sẻ rằng, một trong những đặc điểm dễ thấy ở những đứa trẻ thành công đó là cha mẹ chúng thường xuyên thể hiện sự đồng cảm với con cái.
Bố mẹ nên tỏ ra quan tâm tới con bằng những câu nói như: "Nhìn con vui quá" hoặc "con có vẻ buồn lòng".
Hỏi con bạn về cảm xúc của chúng. Điều này có thể giúp con nhận ra cảm giác của mình và thể hiện bản thân mà không xấu hổ.
Bố mẹ có thể hỏi con những câu hỏi như: "Điều đó khiến con cảm thấy thế nào?" hoặc "con có vẻ sợ hãi đúng không?".
Bố mẹ cũng nên chia sẻ về cảm xúc của mình để con cảm thấy an toàn khi chia sẻ cảm xúc của chúng với cha mẹ.
Đừng quên yêu cầu con bạn chú ý đến cảm xúc của những người xung quanh chúng.
Nếu bạn đang ở công viên, có thể chỉ cho con cách quan sát thái độ của mọi người và hỏi con: "Con nghĩ người đó đang cảm thấy thế nào?".
4. Tự chủ
Đây cũng là tố chất của người thành công. Nó là khả năng kiểm soát sự chú ý, cảm xúc, suy nghĩ, hành động và mong muốn.
Người lớn có thể rèn cho trẻ tính tự chủ bằng cách sử dụng tín hiệu để trẻ tuân thủ, hướng dẫn con tạm dừng khi căng thẳng, ví dụ, họ có thể dặn con dừng lại, đếm đến 10 khi cảm thấy tức giận.
5. Giữ tinh thần lạc quan
Roni Cohen-Sandler là một nhà tâm lý học chuyên về mối quan hệ giữa mẹ và con gái, sự phát triển của thanh thiếu niên và những hướng dẫn của cha mẹ.
Cô cũng là tác giả của cuốn sách Nuôi dạy những cô con gái kiên cường về mặt cảm xúc trong thời đại kỹ thuật số.
Roni nói, để nuôi dạy những đứa trẻ kiên cường, thông minh, bạn cần dạy con có cách nhìn tích cực.
Điều này ban đầu có thể khó khăn vì trẻ em có xu hướng tập trung vào những trải nghiệm hoặc cảm xúc tiêu cực.
Roni bày tỏ: "Mặc dù bạn đồng cảm với nỗi đau khổ của con nhưng việc tập trung sự chú ý của chúng vào những thành công và niềm vui sẽ giúp chúng có cái nhìn toàn cảnh và tích cực hơn về cuộc sống".
Nhà tâm lý học Borba đồng ý rằng, sự lạc quan là yếu tố then chốt dẫn đến thành công.
Cô nói: "Những đứa trẻ lạc quan coi những thách thức và trở ngại là tạm thời và có thể vượt qua, vì vậy chúng có nhiều khả năng thành công hơn.
Trong vai trò cha mẹ, bạn cũng cần chú ý hơn đến hành vi của chính mình. Bạn nhìn vấn đề theo cách tiêu cực hay tích cực?
Nếu bạn thấy bản thân mình vẫn đang nghĩ nhiều về sự tiêu cực, hãy thay đổi suy nghĩ và cách nhìn nhận để từ đó có thể giáo dục con cái hiệu quả hơn".
Tính tò mò thúc đẩy trẻ theo đuổi, tìm hiểu, khám phá điều mới mẻ, chấp nhận thử thách. Ảnh minh họa
6. Lòng chính trực
Lòng chính trực giúp trẻ biết đúng - sai, điều gì nên làm - không nên làm.
Để rèn cho con phẩm chất này, phụ huynh cần giải thích cho con khái niệm, đưa ra ví dụ và khen ngợi trẻ khi con làm việc tốt.
7. Lòng kiên trì
Phẩm chất này giúp trẻ tiếp tục cố gắng khi gặp khó khăn, thử thách.
Một số trẻ dễ bỏ cuộc khi cảm thấy quá tải. Vì thế, để rèn tính kiên trì cho con, phụ huynh nên chia nhỏ khối lượng công việc, bài tập để trẻ tập trung hoặc sẵn sàng bắt tay vào thực hiện hơn.
Theo Gia đình và xã hội
-
Làm mẹ13 giờ trướcTrẻ con đôi khi như thiên thần trước mặt người khác, nhưng lại vô cùng nhõng nhẽo, quậy phá trước mặt mẹ đều có lý do của chúng.
-
Làm mẹ19 giờ trướcNhững hành động tưởng chừng như vô nghĩa và bạn không thể lý giải được tại sao thì với trẻ chúng đều có lý do cả.
-
Làm mẹ1 ngày trướcPhụ huynh tốt đương nhiên hy vọng con học giỏi nhưng họ biết chú trọng kiến thức con đạt được thay vì chỉ chăm chăm vào điểm số của con.
-
Làm mẹ1 ngày trướcSức khỏe của trẻ nhỏ có liên quan mật thiết đến hệ tiêu hóa. Nói cách khác, giữ cho trẻ có hệ tiêu hóa tốt là bí quyết ‘nuôi con khỏe’ của các bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ2 ngày trướcTương lai của một đứa trẻ thành hay bại phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục chúng nhận được từ cha mẹ mình.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTrong 3 tháng cuối thai kỳ, đa số các bà mẹ phải đối mặt với những rắc rối về sức khỏe như mệt mỏi, nhức đầu, phù chân… Đây là những dấu hiệu cần đi khám cẩn thận chứ không thể chủ quan coi đó là ‘hiện tượng bình thường’ của quá trình mang thai.
-
Làm mẹ3 ngày trướcPhụ huynh thường muốn nuôi dạy con trở thành người hoàn hảo. Thực tế, trẻ có thể hạnh phúc hơn rất nhiều nếu không bị cha mẹ ngăn cản làm điều dưới đây.
-
Làm mẹ3 ngày trướcCha mẹ thường đặt ra những hạn chế để giữ con cái trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng một số hạn chế nhất định lại có thể gây tác dụng ngược.
-
Làm mẹ4 ngày trướcNhiều nam giới còn coi nhẹ việc hút thuốc lá trong nhà trong khi vợ đang mai thai mà chưa hiểu hết những hệ lụy khi trẻ được sinh ra. Nhẹ thì trẻ thấp, còi, nặng thì dị tật bẩm sinh khiến trẻ vào đời phải chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh. Chưa kể đến những hệ lụy mà ngay chính gia đình và xã hội phải gánh chịu.
-
Làm mẹ4 ngày trướcDậy thì muộn là một dạng rối loạn phát triển dậy thì. Với trẻ gái đến 14 -16 tuổi không có dấu hiệu dậy thì được coi là dậy thì muộn, trẻ trai được coi là muộn nếu sau tuổi 16.
-
Làm mẹ5 ngày trướcTheo dự báo thời tiết, không khí lạnh sắp về đến miền Bắc, Hà Nội sẽ có những ngày vừa mưa vừa rét. Vào lúc thời tiết giao mùa như vậy, trẻ em thường hay bị các bệnh lý về đường hô hấp, đặc biệt là sổ mũi, nghẹt mũi.
-
Làm mẹ5 ngày trướcThanh thiếu niên lại có phản ứng khác so với người lớn khi bị trầm cảm, do vậy cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
-
Làm mẹ6 ngày trướcTrước tuổi dậy thì trẻ phải được trang bị một số kỹ năng sống thiết yếu để bắt đầu những năm tháng tuổi teen thuận lợi.
-
Làm mẹ01/11/2024Ngay từ mới mấy tháng tuổi, cậu bé Tạ Việt Vượng đã không nghe được âm thanh. Để chắp cánh cho tương lai của con trai, mẹ của em đã không quản khó khăn, vất vả chuẩn bị cho con hành trang tốt nhất có thể trên đường đời.