- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nhận thấy vùng kín của con có sự bất thường, người mẹ bàng hoàng khi biết kẻ hại con gái mình lại chính người này
Một người đàn ông họ Liu ở thành phố Tân Đài Bắc đã bị tòa kết án 10 năm 2 tháng tù với tội danh giao cấu với cô bé 6 tuổi Tiểu Gia và chính là cháu ruột của mình.
- Bé gái 8 tuổi công khai hẹn hò, đăng ảnh nhạy cảm trên MXH, phản ứng của người mẹ khiến dân tình xỉu lên xỉu xuống
- Hai anh em đỗ đại học tốp 1 châu Á, báo chí kéo đến nhà phỏng vấn rầm rộ, bà mẹ nói đúng 1 câu mà ai cũng gật gù tâm đắc
- Đang siêu âm, bác sĩ đột nhiên hét lên một tiếng, bà mẹ hoảng hốt phát hiện ra có một khuôn mặt kỳ dị bên cạnh em bé
Theo cơ quan điều tra, tên Liu đã lợi dụng sự thân thiết với gia đình để nhiều lần thực hiện hành vi đồi bại với cô bé Tiểu Giang mới 6 tuổi.
Sau mỗi lần xâm hại, hắn ta đều dọa nạt cô bé rằng nếu tiết lộ bí mật này với bất cứ ai như bố mẹ, thầy cô giáo hay bạn bè thì cha mẹ sẽ bị bắt cũng như em sẽ không bao giờ được gặp lại họ nữa.
Những lời dạo nạt của hắn đã khiến cô bé mới 6 tuổi vô cùng hoảng loạn, sợ hãi không dám nói với ai. Chỉ tới khi mẹ cô bé thấy bộ phận sinh dục của con gái có sự bất thường nên mới gặng hỏi và phát hiện ra sự thật vô cùng sốc về người chú mà gia đình đã tin tưởng bấy lâu.
Ảnh minh họa
Trong phiên tòa, tên Liu đã phủ nhận hành vi xâm hại tình dục và khẳng định mình không bị mắc bệnh tại cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, sau khi điều tra, tòa sơ thẩm kết luận rằng việc bé bị nổi mụn cóc ở cơ quan sinh dục là do nhiễm vi rút HPV từ chính người chú bệnh hoạn của mình. Tòa án sơ thẩm tuyên hắn ta có tội và ngồi tù 10 năm 2 tháng.
Hiện nay tình trạng trẻ nhỏ bị tấn công tình dục ngày càng gia tăng, đâu đó các bậc cha mẹ vẫn thấy những tin bài về những cô bé, cậu bé bị xâm hại bởi chính những người thân của mình. Vì vậy, việc cha mẹ và nhà trường cùng phối hợp giúp trẻ biết bảo vệ các em khỏi những hành xi xâm hại là vô cùng cần thiết.
Những kỹ năng cần dạy trẻ để tránh bị xâm hại
Dạy trẻ về các bộ phận trên cơ thể
Cha mẹ có thể mua cho con đồ lót vừa người và dặn con. Khu vực cơ thể bên trong đồ lót là khu vực CẤM ĐỊA, không ai được phép động vào ngoài chính bản thân con. Việc này cha mẹ cần chú ý dặn bé thường xuyên vì trẻ nhỏ thường rất hay quên hãy lặp đi lặp lại những điều này hàng ngày để bé luôn ghi nhớ, bố mẹ nên bắt đầu dạy trẻ càng sớm càng tốt, khi trẻ được 3 tuổi cho tới khi trẻ lớn hơn.
Khi trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể dạy chuyên sâu về khu vực vùng kín, hướng dẫn cho trẻ bảo vệ khu vực này cũng như cách vệ sinh cá nhân. Tuyệt đối con không được cho ai động vào khu vực này, trừ khi con bị bệnh và cha mẹ đưa con đi bác sĩ để khám.
Dạy trẻ biết ranh giới cá nhân và vùng nhạy cảm trên cơ thể
Hãy dạy cho trẻ biết về ranh giới cá nhân và vùng nhạy cảm trên cơ thể. Bé cần nắm rõ không ai được phép sờ chạm vào bộ phận sinh dục của trẻ, và ngược lại, con cũng không được phép đụng chạm vào bộ phận sinh dục của người khác. Thông thường cha mẹ thường chỉ dạy trẻ cách bảo vệ vùng kín của mình mà quên mất cũng cần dặn con không xâm phạm vùng kín của người khác. Việc này vô cùng quan trọng để con bạn không vô tình chính là người xâm hại các bạn khác.
Trò chuyện cởi mở với con hàng ngày
Cha mẹ nên thường xuyên tâm sự, lắng nghe những câu chuyện của con hàng ngày bất kể chuyện đó có thú vị hay không. Do luôn được lắng nghe trẻ sẽ hình thành niềm tin ở bố mẹ và có thói quen tâm sự thoải mái về bất kỳ chủ đề nào trong cuộc sống.
Dạy trẻ những ám hiệu riêng khi gặp tình huống nguy hiểm
Bố mẹ và trẻ nên tạo ra những ám hiệu riêng để sử dụng trong những tình huống bất an, điều này đặc biệt hiệu quả và khiến trẻ cảm thấy an tâm hơn khi kẻ xấu lại chính là những người thân thuộc với gia đình.
Trẻ cần cảnh giác cao kể cả với những người thân
Hãy cho trẻ biết rằng bất cứ nơi đâu cũng đều có thể xảy ra nguy hiểm: tại sân chơi, ở trường học, công viên,... và bất cứ ai cũng có thể là kẻ xấu: người thân, hàng xóm, họ hàng xa, bạn bè… vì vậy, con cần cảnh giác với những người có biểu hiện, hành vi không đứng đắn và không tôn trọng con.
Chính vì thế, bố mẹ cần kiểm soát những hành động đó từ những người xung quanh để bảo vệ trẻ, đồng thời phải dặn dò con thông báo lại cho bố mẹ nếu bất kỳ ai có hành vi như vậy với con, và dạy con cách tri hô cầu cứu nếu cần thiết.
Dạy trẻ cách xử lý khi bị xâm hại
Trẻ nhỏ thường có tâm lý ngại từ chối người khác, đặc biệt là với bạn bè hoặc những người hơn tuổi vì sợ bị ghét, sợ bị cô lập và tâm lý non yếu, dễ hoảng sợ khi bị người khác dọa nạt. Tất cả những yếu tố đó khiến trẻ trở thành đối tượng lý tưởng cho kẻ xấu thực hiện hành vi đồi bại.
Vì lý do này, bố mẹ nên dạy trẻ cách phản ứng, giao tiếp phù hợp để có thể thoát khỏi các tình huống bất lợi. Bố mẹ có thể đưa ra các tình huống giả định và hỏi xem cách xử lý của trẻ là gì, sau đó hãy hướng dẫn cho con cách xử lý tốt nhất.
Những điều lưu ý giúp bé tránh bị xâm hại
Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ.
Không ở trong phòng kín một mình với người lạ. Nếu đó là người quen của gia đình thì cửa phòng phải luôn được mở.
Không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do.
Không đi nhờ xe người lạ, hoặc sử dụng ăn uống của người lạ đưa.
Không để cho người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào người mình.
Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình.
Không nói chuyện điện thọai với người lạ khi đang ở nhà một mình.
Không cho ai có quyền tùy tiện động chạm, sờ mó vào chỗ kín của cơ thể hoặc bất kỳ hành động thô lỗ nào với các em.
Không ăn mặc hở hang, không gần gũi quá mức với người lạ, kể cả những người thân họ hàng (trừ Bố mẹ, ông Bà, anh chị em ruột của mình).
Tin vào linh tính của bản thân khi thấy điều gì không bình thường cần cảnh giác và chủ động nghĩ cách phòng tránh để thoát ra khỏi tình huống đó.
Cha mẹ nên làm gì khi con bị xâm hại
- Kiềm chế cảm xúc đau đớn, giận dữ của mình để trấn an trẻ, tuyệt đối không đánh mắng trẻ vì bị xâm hại không bao giờ là lỗi của trẻ.
- Nhẹ nhàng nói chuyện với con, hỏi “Con đang đau ở đâu? Đau thế nào? Ai làm con đau?”; sau đó, vỗ về trẻ, khẳng định với trẻ là có ba mẹ ở đây sẽ giúp con hết đau.
- Kiểm tra sơ bộ các tổn thương thân thể của con nếu có, sau đó dù không thấy vẫn cần thiết mang con đến cơ sở y tế để khám sức khỏe toàn diện và tiếp nhận các điều trị nếu cần.
- Nếu trẻ có các dấu hiệu tâm lý bất ổn thì cha mẹ cần đưa con đến các trung tâm tư vấn tâm lý, trị liệu tâm lý dành cho trẻ em.
- Cha mẹ dành nhiều thời gian bên con, đưa con đi chơi những trò chơi con thích, đọc sách, kể chuyện vui để giúp con mau chóng quên đi ám ảnh và sợ hãi của vụ xâm hại, tuyệt đối không nhắc lại vụ việc đã qua.
- Mang các giấy tờ giám định thương tổn thể chất lẫn tinh thần của con đến cơ quan công an để tố cáo kẻ xâm hại bất kể mức độ nặng nhẹ, không nên vì sĩ diện mà che dấu sự việc.
- Trong suốt hành trình tiến hành các biện pháp xử lý nói trên, cha mẹ hạn chế tối đa việc chia sẻ thông tin chuyện trẻ bị xâm hại cho những người không liên quan.
Khi con chẳng may bị xâm hại tình dục cha mẹ cũng là người vô cùng tổn thương, họ thường có xu hướng đổi lỗi cho mình, chán nản, nặng hơn có thể trầm cảm. Ngoài việc chăm sóc trẻ các bậc cha mẹ cũng cần chuẩn bị tâm lý cho chính mình, tin tưởng mình, có thể chia sẻ cảm xúc với những người thân thiết để vượt qua khó khăn và lấy lại tình thân.
Theo Mộc - VietNamNet
-
Làm mẹ13 giờ trướcChiếc xe chở bị cáo khuất dần sau cánh cổng trụ sở Tòa án Nhân dân huyện. Chị Lịch xa xẩm mặt mày, lảo đảo như muốn ngã.
-
Làm mẹ20 giờ trướcViệc chăm sóc mẹ và bé trong tuần đầu tiên là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong việc phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm như xuất huyết sau sinh, nhiễm trùng, hoặc tình trạng sức khỏe không ổn định của trẻ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcKhi vợ chồng ly hôn, những đứa con luôn là người chịu tổn thương nhiều nhất khi không có đủ tình yêu thương của cha mẹ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTúi khí trên ô tô đảm bảo an toàn cho người lớn nhưng không được thiết kế để cứu trẻ nhỏ. Vì thế khi trẻ ngồi ở vị trí có túi khí phía trước, có thể gây ra mất an toàn, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
-
Làm mẹ2 ngày trướcTrong quá trình mang thai, nhất là ba tháng đầu thai kỳ, hệ thống miễn dịch của phụ nữ suy giảm đáng kể. Vì vậy, thai phụ có thể dễ nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh từ môi trường, nguy cơ nhiễm cúm, thủy đậu, sởi, rubella. Dưới đây là những dấu hiệu nguy hiểm cần phải đi khám ngay.
-
Làm mẹ2 ngày trướcKhông chỉ nổi tiếng với những tác phẩm kinh tế, ông còn được biết đến với bức thư gửi tặng con gái mình kèm 9 bài học sâu sắc.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTừ giai đoạn đầu đời, trẻ cần tiêm nhiều loại vắc xin để trang bị tấm áo giáp vững chắc chống lại các mầm bệnh. Trong đó vắc xin 6 trong 1 có nhiều lợi thế, phòng được nhiều bệnh nhất trong một mũi tiêm.
-
Làm mẹ3 ngày trướcMặc dù có rất nhiều khuyến cáo về tình trạng béo phì nhưng tỷ lệ này vẫn tăng cao, nhất là trẻ em ở các thành phố lớn.
-
Làm mẹ4 ngày trướcVới những mẹ bầu có thói quen vận động từ xưa thì các bạn có thể chơi rất nhiều môn miễn là các môn đó mang tính chất tĩnh cho vùng lõi của cơ thể - vùng bụng.
-
Làm mẹ5 ngày trướcBất đồng quan điểm trong quá trình dạy con học là nguyên nhân khiến không ít cặp vợ chồng cãi vã.
-
Làm mẹ5 ngày trướcKhông thể bình tĩnh trước việc con xem phim nhạy cảm trong điện thoại, bà mẹ đã có phản ứng tiêu cực.
-
Làm mẹ6 ngày trướcTôi luôn tin rằng Trà My và Phương Nguyên nhà tôi sẽ hạnh phúc mai này. Vì mẹ của hai con là một người mẹ hạnh phúc.
-
Làm mẹ6 ngày trướcỞ những nước phát triển, việc cho trẻ tiếp cận với các kênh giáo dục tài chính được áp dụng từ sớm. Người Do Thái còn lấy tiếng leng keng của đồng tiền để mừng trẻ ra đời.
-
Làm mẹ29/09/2024Tình thương của cha mẹ không được thể hiện một cách đúng mực sẽ khiến con trẻ tổn thương