Cô giáo mầm non tiết lộ: Trẻ có những đặc điểm này rất nhút nhát và dễ bị “bắt nạt”, các bậc phụ huynh cần lưu ý

Phần lớn bố mẹ nghĩ rằng trẻ nhỏ biết gì mà bắt nạt nên đã bỏ qua và hiểu sai về nó. Điều này rất nguy hiểm vì hậu quả của hành vi sai này là rất lớn, cho cả trẻ bắt nạt và bị bắt nạt.

Nếu bắt nạt diễn ra, cả trẻ bắt nạt và bị bắt nạt đều sẽ phát triển 1 số hành vi bất thường, có thể là nhỏ ở thời điểm đó nhưng phức tạp khi trẻ lớn.

Đối với trẻ đi bắt nạt, một số hành vi bạo lực hay tấn công có thể sẽ phát triển ở mức độ cao hơn nếu trẻ không được dạy dỗ kịp thời. Nếu bị bỏ qua, trẻ cũng mất đi cơ hội được giáo dục hành vi đúng, tiếp tục làm vì nghĩ nó là "không sai" khi xử sự như vậy. Đây sẽ là một phần tính cách không hay khi trẻ giao tiếp xã hội sau này. 

Cô giáo mầm non tiết lộ: Trẻ có những đặc điểm này rất nhút nhát và dễ bị bắt nạt”, các bậc phụ huynh cần lưu ý-1

Với trẻ bị bắt nạt, nếu không phát hiện và có giải pháp tháo gỡ đúng, trẻ sẽ gặp một số vấn đề tâm lý như chứng lo sợ, tự ti.. 

Qua kinh nghiệm thực tế, giáo viên mầm non chỉ ra những trẻ dễ bị bị bắt nạt có những đặc điểm cơ bản dưới đây: 

Hướng nội, ít nói

Hầu hết những đứa trẻ sống nội tâm và ít nói, ít hoạt náo trong lớp thì khi bị bắt nạt, cũng không về kể với bố mẹ. Những đứa trẻ bị khiếm khuyết lại càng tỏ ra tự ti, cũng rất rụt rè và dễ trở thành mục tiêu của những kẻ ưa bắt nạt.

Nhút nhát

Trẻ em mẫu giáo có khả năng phân biệt đúng sai rất kém. Trẻ chưa biết cách thể hiện thái độ riêng của mình vì vậy trẻ càng nhút nhát càng trở thành mục tiêu bắt nạt.

Cô giáo mầm non tiết lộ: Trẻ có những đặc điểm này rất nhút nhát và dễ bị bắt nạt”, các bậc phụ huynh cần lưu ý-2


Ở một số trường mẫu giáo có quy mô nhóm nhỏ, vấn đề này còn nghiêm trọng hơn. Bởi vì trẻ em cũng có tâm lý "bầy đàn" mạnh mẽ hơn. Nếu một trong những nhóm nhỏ này bắt đầu bắt nạt đứa trẻ nhút nhát thì những đứa trẻ khác cũng dần dần làm theo.

Trẻ nhỏ hơn

Chưa tính đến việc mạnh mẽ hay không, tầm vóc nhỏ bé cũng có thể trở thành yếu tố quan trọng trong viêc trẻ bị bắt nạt. Điều này được phản ánh trong nhiều bộ phim truyền hình, nhiều nhân vật thường bị bắt nạt bởi những đứa trẻ "lớn hơn" trong thời thơ ấu của họ.

Cô giáo mầm non tiết lộ: Trẻ có những đặc điểm này rất nhút nhát và dễ bị bắt nạt”, các bậc phụ huynh cần lưu ý-3

Trẻ có cơ thể lớn hơn hoặc thể chất tốt hơn một chút có xu hướng mạnh mẽ hơn ở trẻ em. Nói một cách tương đối, những đứa trẻ có vóc dáng nhỏ hơn thường dễ bị bắt nạt hơn vì những nhược điểm bẩm sinh của chúng, mặc dù hững đứa trẻ có vóc dáng lớn hơn về cơ bản chỉ khiến người khác sợ hãi qua hình dáng bên ngoài. 

Quá tốt bụng

Một số trẻ sẽ không quá đề phòng người khác và rất tốt bụng nhưng điều này có thể gây ra nhiều rắc rối cho chính trẻ. Ví dụ, nếu đứa trẻ này thường mang đồ ăn ngon đến lớp, khi bạn bè xin, liền chia sẻ cho. Sự việc cứ lặp đi lặp lại, rất có thể sẽ khiến đứa trẻ khác hình thành thói quen luôn tìm đến đứa trẻ này để đòi cho nhiều hơn.

Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo sẽ hình thành những hiểu biết sơ bộ về thế giới, vì vậy việc trẻ lớn lên một cách "logic" trong giai đoạn này rất quan trọng. Cha mẹ có thể làm gì để trẻ lớn lên an toàn và hạnh phúc hơn?

Phải thường xuyên giao tiếp với trẻ em và giáo viên mẫu giáo

Điều rất quan trọng là cha mẹ nên giao tiếp với con cái thường xuyên, bởi vì sau khi bị bắt nạt, nhiều đứa trẻ sợ hãi không dám nói với gia đình. Cha mẹ phải luôn hỏi trẻ về những gì đã xảy ra ở trường mẫu giáo, bao gồm mối quan hệ của con với bạn bè... Đồng thời phải luôn dặn dò trẻ, nếu trẻ bị oan ức thì phải kịp thời báo cho gia đình biết. Cha mẹ sẽ cùng trẻ tham gia giải quyết sự việc.

Cô giáo mầm non tiết lộ: Trẻ có những đặc điểm này rất nhút nhát và dễ bị bắt nạt”, các bậc phụ huynh cần lưu ý-4

Ngoài ra, việc giao tiếp nhiều hơn với giáo viên mẫu giáo là rất quan trọng, giúp cha mẹ nắm được tình hình của trẻ ở lớp cũng như giúp giáo viên để ý đến trẻ nhiều hơn.

Cha mẹ bình tĩnh trước mặt con 

Khi thấy con mình bị bắt nạt chắc chắn cha mẹ sẽ cảm thấy nóng giận, mất kiểm soát. Tuy nhiên, cách hành xử khôn ngoan lúc này là cha mẹ phải thực sự bình tĩnh, đặc biệt là khi có mặt con ở đó. Tức giận có thể khiến cha mẹ vô tình đưa ra phát ngôn hoặc có những hành động không hay trước mặt con cái. Điều này không những không giải quyết được vấn đề mà càng khiến trẻ càng trở nên sợ hãi hơn và cảm thấy đang phải gánh chịu những điều hết sức kinh khủng.

Cô giáo mầm non tiết lộ: Trẻ có những đặc điểm này rất nhút nhát và dễ bị bắt nạt”, các bậc phụ huynh cần lưu ý-5

Thay vì nóng giận, chửi bới, đưa ra những lời đe dọa,… Bố hãy thẳng thắn nói với con một cách bình tĩnh rằng hành vi bắt nạt là sai trái. Nhưng con có thể yên tâm vì chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết vấn đề này một cách ổn thỏa bằng cách thông báo cho những người có trách nhiệm xử lý.

Rèn luyện lối sống độc lập, giúp trẻ tự tin

Khám phá và thích nghi với hoàn cảnh sẽ dạy trẻ tự tin hơn khi phải đối mặt với thách thức, khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy, cha mẹ đừng nên quá nâng niu mà khiến con trẻ bỏ lỡ những cơ hội học hỏi quý giá khi được tự bước ra khỏi vùng an toàn của mình. 

Dạy trẻ kỹ năng phản kháng 

Để tránh việc trẻ bị các bạn học khác bắt nạt, trẻ có một chút phản kháng là lựa chọn tốt. Chúng ta có thể cho trẻ tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe hoặc tham gia một số lớp học võ, lớp học kỹ năng xử lý tình huống với mục đích tự vệ. Cha mẹ cũng cần phải giáo dục con không nên để người khác bắt nạt cùng như không được bắt nạt người khác. Thiết lập quan điểm đúng đắn cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ trưởng thành trong suốt cuộc đời.

 

Theo Mộc - VietNamNet


Dạy con


Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.