Có một loại nước mà bất kì bà bầu nào cũng phải uống, vị khó nuốt đến mức nhiều người cảm thấy buồn nôn?

Dù hơi khó uống một chút nhưng nhất định phải uống mọi người ạ!

Trong suốt thời kỳ mang thai, bên cạnh việc tẩm bổ, ăn uống, tập luyện thì một việc mẹ bầu không thể không làm đó là đi khám định kỳ. Việc siêu âm và khám thai sẽ giúp mẹ biết em bé trong bụng có khỏe hay gặp vấn đề bất thường nào hay không. 

Ngoài một số mốc thời gian quan trọng như 12 tuần, 20 tuần hay 32 tuần thì mẹ bầu còn cần phải thử máu và xét nghiệm tiểu đường từ khoảng tuần thứ 24 đến tuần 28 của thai kỳ. Đây là một trong những xét nghiệm vô cùng quan trọng để xác định mẹ bầu có mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không. 

Thời điểm tốt nhất để xét nghiệm dung nạp glucose là vào sáng sớm khi bụng đang trống rỗng. Các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra đường huyết lúc đói trước khi mẹ bầu uống một lượng dung dịch glucose khoảng 75g.

Nhiều mẹ bầu thừa nhận đây là loại nước vô cùng khó uống, thậm chí kiến họ nôn ọe suốt nhiều lần. Thế nhưng vì không uống không được nên các mẹ đành phải chịu khó cố gắng, giống như video dưới đây:

Cảm giác của các mẹ bầu khi test tiểu đường thai kỳ

Dưới phần bình luận, nhiều mẹ thi nhau đưa ra bình luận: "Muốn nôn mà bác sĩ không cho nôn, uống lúc đói nữa nên càng khó nuốt", "cắn răng mà nuốt một hơi chứ nhấp từng ngụm thì đảm bảo là không uống nổi", "vì con mà cố thôi mọi người ạ, nhiều người còn phải xét nghiệm nhiều lần ấy"...

Bên cạnh đó cũng có một số mẹ cho rằng vị của nó hơi ngọt cũng không phải là quá khó uống, tuy nhiên với các mẹ bầu bị nghén hoặc khó chịu trong người thì có thể gây ra một số khó chịu nhất định. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ đều vượt qua bài kiểm tra này dễ dàng, quan trọng nhất là kết quả xét nghiệm cuối cùng và sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. 

Review trải nghiệm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Lý do cần thiết của xét nghiệm này là vì căn bệnh tiểu đường có thể xảy ra ở bất kì mẹ bầu nào. Nhiều chị em chia sẻ chỉ những người có cơ địa béo thì mới mắc bệnh là hoàn toàn sai lầm. Bệnh có thể gây ra ảnh hưởng sức khỏe cho cả mẹ và em bé trong khi mang thai và sau khi sinh. Nhưng các rủi ro có thể giảm trong điều kiện được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.

Nếu không được điều trị sớm, tiểu đường thai kỳ có thể làm gia tăng nguy cơ bệnh lý ở thai phụ và dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, vàng da, dị tật... Thậm chí, tiểu đường thai kỳ còn khiến trẻ bị béo phì, suy hô hấp và rối loạn chuyển hóa trong những năm tháng đầu đời.

Thời điểm thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào khoảng tuần từ 24 đến 28 hoặc sớm hơn nếu người phụ nữ có nguy cơ cao. Trong khi đó, phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ nên thực hiện xét nghiệm để kiểm tra mức độ phát triển của bệnh ít nhất 3 năm một lần.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/co-mot-loai-nuoc-ma-bat-ki-ba-bau-nao-cung-phai-uong-vi-kho-nuot-den-muc-nhieu-nguoi-cam-thay-buon-non-222021812205315385.htm

tiểu đường thai kỳ

mang thai


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.