- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày?
Việc tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho bé. Đây cũng chính là một trải nghiệm thú vị và không ít thử thách trong hành trình nuôi con của các bậc cha mẹ, đặc biệt là các bà mẹ.
Tắm cho trẻ sơ sinh không đơn giản là làm sạch cơ thể. Nó còn kích thích sự lưu thông máu, giúp cho các cơ quan trong hệ hô hấp, hệ tiêu hóa và hệ thống tuần hoàn hoạt động và phát triển tốt hơn. Bé được tắm đều và đúng cách sẽ ngủ ngon hơn, sức khỏe tốt hơn và khai phá các giác quan tốt hơn. Đây cũng chính là khoảng thời gian tuyệt vời để kết nối tình cảm giữa cha mẹ và em bé mới chào đời.
Chuẩn bị trước khi tắm cho trẻ sơ sinh
Trước khi bắt đầu tắm, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết. Đầu tiên, cần có một chậu tắm vừa vặn cho bé. Sau đó, chuẩn bị các vật dụng như khăn tắm mềm, sữa tắm chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh, khăn mềm khổ rộng để thấm khô người bé sau khi tắm, quần áo của bé...
Nước tắm phù hợp với trẻ sơ sinh là khoảng 37 - 38°C, một mức nhiệt an toàn và dễ chịu cho cơ thể non nớt của bé. Nếu không dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước thì có thể nhúng khuỷu tay vào nước cũng là một cách ‘thử nhiệt’ khá chính xác. Không gian tắm cho bé cần yên tĩnh và kín gió.
‘Quy trình’ tắm cho trẻ sơ sinh
Khi tắm cho trẻ sơ sinh, việc thực hiện đúng cách rất quan trọng để bảo vệ bé khỏi các nguy cơ có thể xảy ra. Trước khi tắm, nhẹ nhàng lau sạch mặt bé bằng khăn mềm hoặc bông tắm đã vò nhẹ trong nước ấm. Thả bé vào chậu nước một cách nhẹ nhàng, giữ đầu và cổ bé ổn định. Tiếp theo, bạn có thể sử dụng sữa tắm chuyên dụng thoa lên tay hoặc miếng bông tắm, sau đó xoa lên cơ thể bé. Thoa đều sữa tắm bắt đầu từ cổ bé, sau đó là vai, tay, thân người, rồi đến chân. Lưu ý không dùng quá nhiều sữa tắm vì làn da bé rất nhạy cảm và dễ bị khô. Bạn nên nhẹ nhàng làm sạch các nếp gấp như cổ, nách, đùi và khu vực tã, vì đây là những nơi dễ bị ẩm ướt và tích tụ vi khuẩn. Khi vệ sinh bộ phận sinh dục, đặc biệt là ở bé gái, cần chú ý cẩn thận để tránh gây tổn thương hoặc nhiễm trùng.
Sau khi tắm xong, bạn lau người với khăn mềm, rộng bản và ủ ấm cho bé rồi bắt đầu gội đầu. Gội đầu là bước cuối cùng khi tắm cho bé và thực hiện đúng trình tự cũng như đúng cách thì đảm bảo bé không bị nhiễm lạnh trong quá trình tắm.
Gội đầu là bước cuối cùng khi tắm cho bé.
Thời gian tắm và cả gội không nên quá dài, chỉ nên từ 5 đến 10 phút. Tắm lâu có thể khiến da bé bị khô và dễ bị kích ứng. Một điều khác cần lưu ý là không để nước vào tai bé khi tắm, vì điều này có thể gây ra nhiễm trùng hoặc viêm tai.
Không nên tắm bé khi bụng đói hoặc ngay sau khi ăn xong, vì dạ dày của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, điều này có thể làm bé cảm thấy khó chịu hoặc bị trớ sữa.
Chăm sóc da bé sau khi tắm
Chăm sóc da bé sau khi tắm là một bước không thể thiếu trong quá trình vệ sinh cho trẻ sơ sinh. Sau khi tắm xong, bạn cần lau khô cơ thể bé bằng khăn tắm mềm. Thấm nhẹ khăn lên cơ thể bé, chú ý các vùng nếp gấp như cổ, nách, đùi và khu vực tã để đảm bảo da bé luôn khô ráo. Sau đó, bạn có thể bôi một lớp kem dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh lên cơ thể bé để giữ ẩm cho làn da. Bên cạnh việc bôi kem dưỡng, bạn có thể sử dụng dầu massage nhẹ nhàng lên cơ thể bé để giúp da mềm mại và tăng cường tuần hoàn máu.
Trẻ sơ sinh có cần được tắm hàng ngày không?
Tần suất tắm cho trẻ sơ sinh là một câu hỏi phổ biến mà các bậc cha mẹ thường băn khoăn. Thực tế, trẻ sơ sinh không cần phải tắm hàng ngày. Trong những tháng đầu đời, bạn có thể tắm cho bé khoảng 2-3 lần mỗi tuần là đủ. Việc tắm quá thường xuyên có thể làm khô da bé vì làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng và dễ bị mất độ ẩm tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bé ra nhiều mồ hôi hoặc có vết bẩn, bạn có thể tắm cho bé thường xuyên hơn.
Nhưng việc vệ sinh một số bộ phận trên cơ thể bé thì lại cần làm hàng ngày. Đó là lau mặt, tay, chân và bộ phận sinh dục. Việc làm này sẽ giúp bé luôn sạch sẽ mà không gây ảnh hưởng đến làn da của bé.
Tắm cho trẻ sơ sinh là một công việc đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ từ cha mẹ. Việc chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ tắm, tắm đúng cách và chăm sóc da bé sau khi tắm đều đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và làn da nhạy cảm của bé. Hãy thực hiện việc tắm cho bé một cách nhẹ nhàng và cẩn thận, giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và an toàn.
Theo Tiền Phong
-
Làm mẹ14 giờ trướcTrẻ em do hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh sởi. Nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm và lâu dài. Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy rằng các bậc cha mẹ đang gặp không ít sai lầm trong việc này.
-
Làm mẹ20 giờ trướcTrẻ bị viêm phổi có được tắm không? Đó là một trong những băn khoăn thường thấy nhất của cha mẹ khi chăm sóc con bị viêm phổi tại nhà.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTrào ngược dạ dày ở trẻ em có thể là hiện tượng sinh lý hoặc do bệnh lý nào đó. Tình trạng trào ngược dạ dày sinh lý thường xảy ra ở những năm đầu đời của bé, có thể tự cải thiện khi trẻ lớn lên và được chăm sóc đúng cách.
-
Làm mẹ1 ngày trướcHãy là người hướng dẫn, đừng trở thành "thiên thần hộ mệnh"!
-
Làm mẹ2 ngày trướcNăm 2025, vắc-xin Rotavirus ngừa tiêu chảy sẽ được triển khai uống miễn phí tại 41 địa phương. Cùng đó, vắc-xin phế cầu sẽ tiêm miễn phí trong năm nay
-
Làm mẹ3 ngày trướcTheo chuyên gia, phong tục lì xì nếu áp dụng sai cách có thể khiến trẻ đặt nặng vật chất từ sớm, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và tính cách.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTheo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, miền Bắc sắp có những ngày rét đậm rét hại. Thời tiết này khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTheo một nghiên cứu của Cục Quản lý môi trường y tế và Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, tỉ lệ học sinh phổ thông bị mắc cong vẹo cột sống là 7,4%, tăng theo cấp học. T ỉ lệ học sinh nữ bị cong vẹo cột sống cao hơn so với học sinh nam.
-
Làm mẹ4 ngày trướcLàm cha mẹ là đã bắt đầu gắn chữ lo lên đời mình rồi. Là chưa kể những nỗi lo thường trực như mưu sinh, tiền bạc, công việc, sự nghiệp.
-
Làm mẹ5 ngày trướcTôi muốn sáng nay chúng ta sẽ nghĩ như thế đi: Cha mẹ muốn là món quà của con chứ không phải con cái là món quà của cha mẹ nữa, được không?
-
Làm mẹ5 ngày trướcNấm miệng (nấm lưỡi) thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi nhưng cũng có thể gặp ở trẻ lớn hơn.Trẻ bị nấm miệng khiến nhiều bà mẹ lo lắng trong việc chữa trị và phòng bệnh tái phát.
-
Làm mẹ6 ngày trướcBao nhiêu cha mẹ chịu nói lời xin lỗi sau khi đã mắng oan con? Nói xin lỗi con có khó với cha mẹ không? Nói xin lỗi con có làm mất đi cái uy của cha mẹ? Chúng ta chẳng ai là hoàn hảo. Hành trình làm cha mẹ của chúng ta cũng vậy, nào phải mọi thứ ta làm với con đều là đúng đắn?