Phụ nữ mang thai không nên ăn gì để tránh gây hại cho mẹ và ảnh hưởng đến con

Để con yêu lớn lên thật khỏe mạnh, thông minh thì ngoài quá trình nuôi dưỡng, dạy dỗ các bé sau khi trào đời, khoảng thời gian còn là thai nhi trong bụng mẹ cũng là giai đoạn nền tảng rất quan trọng mà bố mẹ không thể bỏ qua.

Bên cạnh những việc nên làm, những thực phẩm nên ăn tốt cho mẹ và bé, mẹ bầu cũng cần nắm được thông tin về những thứ cần kiêng kỵ, không nên ăn bởi chúng có thể vừa gây hại cho mẹ, vừa gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Cụ thể, trong thời kỳ mang thai, người mẹ không nên ăn gì? Mời độc giả cùng tìm hiểu một số thực phẩm điển hình mà bà bầu không nên ăn qua bài viết dưới đây.

Phụ nữ mang thai không nên ăn gì để tránh gây hại cho mẹ và ảnh hưởng đến con-1

Đồ ngọt

Ở phụ nữ mang thai chức năng thải đường của thận sẽ giảm ở những mức độ khác nhau, nếu đường trong máu quá cao, thận sẽ làm việc quá tải và không có lợi cho sức khỏe.

Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, lượng đường hấp thụ quá nhiều sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm khả năng kháng bệnh nên dễ mắc bệnh và nhiễm virus.

Thực phẩm để lâu 

Người thường ăn các loại thực phẩm để lâu vốn đã không tốt, đối với mẹ bầu càng dễ bị nhiễm độc, ảnh hưởng tiêu hóa, thậm chí ngộ độc và còn hại đến thai nhi. Đặc biệt, trong 2 – 3 tháng đầu mang thai, phôi thai đang phát triển, tế bào phôi đang trong giai đoạn phân hóa, lúc này nếu độc tố xâm hại, khiến nhiễm sắc thể bị phá vỡ hoặc biến dạng, có khi ngừng phát triển và dẫn đến tình trạng thai nhi bị quái thai, dị tật bẩm sinh...

Đồ ăn quá mặn 

Các nghiên cứu y học cho rằng, tỷ lệ tăng huyết áp có liên quan đến lượng muối ăn hằng ngày, lượng muối ăn càng nhiều, tỷ lệ tăng huyết áp càng cao. Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai là một trong các yếu tố nguy cơ nhiễm độc thai nghén (bao gồm phù, tăng huyết áp và albumin niệu…). Vì vậy, để giữ sức khỏe thời kỳ mang thai, các chuyên gia khuyên lượng muối ăn mỗi ngày chỉ nên khoảng 6g.

Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao

Các loại cá đóng hộp như cá ngừ, cá thu,… là những thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao. Sau khi ăn, chất này có xu hướng tích lũy lâu trong cơ thể người mẹ và gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt thủy ngân còn gây tổn thương đến hệ thần kinh của mẹ và bé. Vì vậy, để tốt cho bé, các mẹ không nên ăn những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao.

Tuy nhiên, bà bầu có thể ăn các thực phẩm có hàm lượng thủy ngân thấp như: cá rô phi, cá hồi, các cá da trơn,… đây là nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin B12, kẽm, ngoài ra còn giàu axit béo Omega-3 và DHA rất tốt cho não bộ.

Phụ nữ mang thai không nên ăn gì để tránh gây hại cho mẹ và ảnh hưởng đến con-2

Thực phẩm nhiều chất chua 

Phụ nữ mang thai thời kỳ đầu thường nghén, chán ăn, buồn nôn và nhiều người thích ăn của chua. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Liên bang Đức phát hiện, thời kỳ đầu thai nghén nếu cơ thể người mẹ hấp thụ chất chua (axit) và các chất có vị chua khác dễ bị tích lũy trong tổ chức bào thai, ảnh hưởng đến việc sinh trưởng, phát triển và sinh sản bình thường của tế bào thai nhi, đồng thời dẫn đến đột biến gen, thai dễ dị dạng.  Vì thế, phụ nữ mang thai trong 2 tuần đầu không nên ăn và uống nhiều đồ chua.

Thịt tái hoặc nấu chưa chín

Kí sinh trùng toxoplasmosis có khả năng ký sinh trong thịt tái hoặc nấu chưa chín và có thể gây các biến chứng như sảy thai, thai chết lưu và các triệu chứng khác đặc biệt nếu bạn ở trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kì. Chú ý nấu chín thịt và các món ăn để tiêu diệt bất kì loại kí sinh trùng nào ẩn náu trên đó.

Trứng sống, trứng trần 

Trứng sống có thể là nguồn gốc truyền vi khuẩn salmonella mà salmonella có thể đi qua nhau thai và gây nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc tử vong ở thai nhi.

Vì vậy, để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella, mẹ bầu cần nấu trứng chín kỹ trước khi ăn, đồng thời nên tránh những thực phẩm có chứa trứng sống bao gồm sốt mayonnaise, salad caesar, eggnog, hollandaise và những hỗn hợp bột trứng nhất định như bột làm bánh cookie...

Phô mai mềm

Phô mai mềm như phô mai xanh, phô mai feta, brie, camembert, ricotta, pho mát trắng mềm Mỹ Latinh và bất kỳ sữa chưa tiệt trùng hoặc các loại thực phẩm làm từ sữa chưa tiệt trùng là những loại thực phẩm nên tránh khi mang thai vì chúng có thể chứa vi khuẩn Listeria - một loại vi khuẩn rất có hại cho thai nhi. Với người lớn, vi khuẩn Listeria thường không có tác hại gì nhưng chúng lại có thể gây các biến chứng đe dọa đến tính mạng của thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Listeriosis được biết đến là loại vi khuẩn kích hoạt sẩy thai, sinh non và nhiễm trùng máu.

Caffeine 

Hầu hết các nghiên cứu cho biết caffeine được tiêu thụ ở mức độ vừa phải không gây ảnh hưởng đến cơ thể, tuy nhiên mối quan hệ giữa lượng caffeine và sảy thai là rất cao. Hiệp Hội Phụ nữ mang thai Hoa Kì khuyến cáo bạn nên tránh caffeine trong 3 tháng đầu tiên của thai kì để giảm khả năng bị sảy thai và theo nguyên tắc chung, không nên uống quá 200mg caffeine mỗi ngày trong thời gian mang thai.

Rượu 

Chưa có thông báo về lượng rượu có thể uống trong thời gian thai kỳ, tuy nhiên lời khuyên an toàn là bạn nên tránh nó. Quá trình mang thai tiếp xúc với rượu có thể dẫn đến rối loại phát triển ở trẻ.

Phụ nữ mang thai không nên ăn gì để tránh gây hại cho mẹ và ảnh hưởng đến con-3

Một số loại trái cây và rau

Một số loại trái cây và rau củ có chứa những thành phần không tốt có thể gây hại cho bé, mẹ cũng nên tìm hiểu để tránh hoặc ăn uống có chừng mừng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Chẳng hạn:

- Đu đủ xanh hay Dứa có chứa chất kích thích khiến cơ trơn tử cung hoạt động, co bóp có thể dẫn đến sảy thai.

- Khoai tây mọc mầm xanh vì nó có chất solanin, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ gây sảy thai cho mẹ bầu.

- Nhãn chứa nhiều glucose có thể khiến lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao hoặc dẫn đến nguy cơ bị táo bón, gây nóng dễ dẫn đến tình trạng động thai, đau tức bụng dưới, ra huyết, đau bụng thậm chí tổn thương thai khí ...

Ngoài ra, khi mua trái cây và rau quả, hãy chắc chắn rằng bạn rửa chúng sạch sẽ để loại bỏ bất kỳ các loại sâu có hại và vi khuẩn cũng như thuốc trừ sâu. Rau chưa rửa có khả năng truyền bệnh toxoplasmosis - một ký sinh trùng gây ô nhiễm đất. 

Không nên lạm dụng thuốc bổ 

Khi mang thai, lượng máu trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể tăng rõ rệt, tim làm việc nhiều hơn, huyết quản trong tử cung, vách âm đạo và ống dẫn trứng luôn trong trạng thái dãn nở, sung huyết.  Hơn nữa, chức năng nội tiết của phụ nữ mang thai mạnh mẽ hơn, rất dễ tích nước và natri sinh ra phù nề, tăng huyết áp. Mặt khác, dịch vị dạ dày của bà bầu tiết ra ngày càng ít đi, có hiện tượng ăn không thấy ngon miệng, dạ dày trướng khí táo bón.

Trong trường hợp này, phụ nữ mang thai lại thường xuyên uống nhiều loại thuốc như thuốc bổ, nhân sâm, lộc nhung và các thuốc bổ khác càng khiến cho nội tiết mất cân đối, khí thịnh âm hao, phù nề, tăng huyết áp, táo bón, thậm chí còn sảy thai hoặc thai bị chết lưu.

Phụ nữ mang thai không nên ăn gì để tránh gây hại cho mẹ và ảnh hưởng đến con-4

Theo V.K - Vietnamnet


mang thai


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.