- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Con EQ cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào cách giáo dục của cha mẹ
Một số bậc cha mẹ khi con còn nhỏ chỉ chú ý đến chỉ số thông minh IQ mà không hề biết rằng chỉ số EQ mới ảnh hưởng lớn đến sự thành công sau này của trẻ.
Tiểu Minh là một đứa trẻ trông rất dễ thương, thế nhưng cậu nhóc lại có thói quen nói chuyện khiến người đối diện khó chịu.
Ví dụ, khi nhìn thấy một ông cụ đang tản bộ, Tiểu Minh sẽ chỉ thẳng vào mặt ông cụ và nói: "Ô ông già". Hay khi nhìn thấy một bà lão đang chống gậy đi trong công viên, Tiểu Minh sẽ chạy đến gọi bà là "bà già què", thậm chí nhắc đi nhắc lại để chứng minh bà đã già yếu thế nào.
Những đứa trẻ không biết lễ phép thì không ai thích, Tiểu Minh cũng vậy. Không những bọn trẻ con trong ngõ không thích chơi với Tiểu Minh và người lớn nghe thấy tên Tiểu Minh cũng chỉ biết lắc đầu.
Cha mẹ Tiểu Minh thấy con mình như vậy thì cảm thấy vô cùng lo lắng, không biết vì sao lại thế.
Trên thực tế, những biểu hiện này của Tiểu Minh chỉ phản ánh chỉ số EQ tương đối thấp của đứa trẻ. Khi trẻ có EQ thấp, điều này liên quan mật thiết đến sự giáo dục của cha mẹ.
Khi trẻ có EQ thấp, điều này liên quan mật thiết đến sự giáo dục của cha mẹ. Ảnh minh họa
Giáo sư Lý Mai Cẩn - chuyên gia rất nổi tiếng của Trung Quốc trong lĩnh vực Tâm lý tội phạm học và Tâm lý trẻ em từng nói, tất cả những hành vi không phù hợp của trẻ khi còn nhỏ đều do cha mẹ gây ra. Xã hội không thể dung thứ cho những đứa trẻ có chỉ số EQ thấp, vì vậy việc "tu dưỡng EQ" cho trẻ cần được thực hiện càng sớm càng tốt.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh, những người làm đến vị trí lãnh đạo không bắt buộc phải có IQ cao nhưng đều có điểm chung là EQ rất cao. Bởi chỉ khi EQ đủ cao, họ mới có thể điều hành, quản lý một nhóm nhân viên IQ cao làm việc chăm chỉ cho mình.
Bởi vậy, cha mẹ nên kịp thời nắm bắt các biểu hiện cho thấy trẻ đang có chỉ số EQ thấp, từ đó hướng dẫn, dạy dỗ con cái, giúp con cải thiện EQ, có như vậy mới có thể thay đổi hoàn cảnh của con.
Cha mẹ nên làm gì khi con EQ thấp?
Jenny Woo là nhà giáo dục, nhà nghiên cứu EQ, CEO của Mind Brain Emotion được đào tạo tại Đại học Harvard, Mỹ. Cô đã sáng tạo ra nhiều trò chơi mang tính giáo dục, các công cụ chăm sóc sức khỏe tâm thần để giúp trẻ em và người lớn phát triển các kỹ năng cần thiết.
Jenny Woo là mẹ của ba đứa con, vì thế cô có kinh nghiệm thực tế nuôi dạy con. Cô hiểu được những khó khăn để nuôi dạy một đứa con có trí tuệ cảm xúc cao (EQ) như thế nào.
Dưới đây là những câu nói mà chuyên gia này hay sử dụng để giúp con mình có EQ cao.
"Cảm giác hiện tại của con như thế nào?"
Khi trẻ nổi cơn thịnh nộ, một phần là do chúng chưa đủ từ vựng diễn đạt nhằm thể hiện bản thân. Bởi vậy, nhiệm vụ của cha mẹ là giúp trẻ hiểu hơn về cảm xúc đang có bằng cách dạy thêm những từ miêu tả về cảm xúc cá nhân.
Ví dụ, trẻ nói mình "buồn" là khi chúng thực sự cảm thấy cô đơn, xấu hổ hoặc bị hiểu lầm. Cha mẹ có thể giúp con nhận biết và diễn đạt cảm xúc cụ thể hơn bằng cách dạy chúng những cụm từ như "thất vọng", "chán nản" hay "lo lắng".
Ngoài ra người lớn có thể đưa những từ vựng miêu tả cảm xúc vào thói quen hàng ngày để củng cố thêm khả năng tự nhận thức của trẻ. Ví dụ trong khi nghe hoặc hát một bài hát, hãy mô tả cảm xúc mà bài hát đó gợi lên trong trẻ.
Khi cùng nhau xem một chương trình truyền hình, hãy trò chuyện về những cảm xúc mà nhân vật thể hiện - và trẻ sẽ cảm thấy thế nào trong tình huống tương tự. Vào cuối ngày, hãy trò chuyện về những cảm xúc mà trẻ đã trải qua trong ngày hôm đó.
Sai lầm lớn nhất mà Jenny Woo quan sát thấy là cha mẹ thường dán nhãn cảm xúc là "tốt" hay "xấu". Thay vì phán xét một cảm giác, cha mẹ nên tập trung vào việc giúp con hiểu cảm giác đó tiết lộ điều gì về giá trị và nhu cầu của trẻ.
Cha mẹ nên kịp thời nắm bắt các biểu hiện cho thấy trẻ đang có chỉ số EQ thấp, từ đó hướng dẫn, dạy dỗ con cái, giúp con cải thiện EQ. Ảnh minh họa
"Hôm nay tâm trạng của con không ổn lắm nhưng không sao cả"
Cha mẹ thường cảm thấy bị áp lực phải giữ bình tĩnh và che giấu cảm xúc của mình, nhưng cách làm này có thể đặt ra một tiêu chuẩn không thực tế cho con cái. Thực tế là cha mẹ càng kìm nén cảm xúc lại càng kích động sự tức giận hay những cơn la hét bộc phát tăng cao.
Bởi vậy nên thể hiện cảm xúc lành mạnh bằng cách chia sẻ theo cách mà con cái có thể hiểu được. Điều này sẽ không khiến trẻ choáng ngợp với những vấn đề của cha mẹ mà sẽ khiến chúng cảm nhận nhiều hơn những loại cảm xúc khác nhau của người lớn.
Ví như khi cha mẹ đang tức giận một việc gì đó, thay vì che giấu hay giả vờ như không có chuyện gì xảy ra, hãy nên thành thật về sự khó chịu của mình cho con cái biết. Khi cha mẹ công khai cảm xúc của mình, họ đang chứng minh cho con cái thấy rằng việc có những cảm xúc mạnh mẽ là điều bình thường.
"Cảm xúc của con là thật, nó có giá trị"
Cha mẹ cần quan tâm đến cảm xúc của trẻ bằng cách cùng điều chỉnh với chúng. Theo đó, không được hạ thấp những cảm xúc vụn vặt của trẻ bằng những cụm từ mang tính bác bỏ như "cố phải chịu" hay "không có gì to tát cả". Đối với một đứa trẻ, cảm xúc là rất thật và có thể chiếm trọn tâm trí chúng.
Dưới đây là những gợi ý mà Jenny Woo khuyến nghị để giúp trẻ em và người lớn giải quyết các tình huống khó khăn:
- Hít một hơi thật chậm và sâu bằng mũi. Hãy tưởng tượng bạn đang tập hợp tất cả những cảm giác khó chịu. Thở ra và tưởng tượng mình đang thổi bay những cảm xúc đó như những đám mây đen. Hãy suy nghĩ: "Hít vào bình tĩnh, thở ra bão tố".
- Khi nghĩ về việc gì đáng xấu hổ mình đã làm, hãy thêm vào những chi tiết ngớ ngẩn, biến nó thành một câu chuyện cười.
- Ngâm nga một giai điệu nào đó có thể làm dịu đi tâm trí đang tức giận. Bạn hãy chọn bài hát yêu thích và hát theo. Cảm nhận những rung động lan tỏa khắp cơ thể bạn và sự căng thẳng bắt đầu tan biến.
Theo GĐXH
-
Làm mẹ19 giờ trướcCó một sự thật là trong quá trình giao tiếp với con cái, hầu hết các bậc cha mẹ trên thế giới này đều có những mẫu câu chung. Trong đó có không ít những câu nói trẻ không hề muốn nghe.
-
Làm mẹ1 ngày trướcBiếng ăn là một vấn đề phổ biến ở trẻ em, gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn tác động đến tinh thần của trẻ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcBấm xong lệnh chuyển tiền trên dịch vụ "internet banking" đến một tài khoản thiện nguyện, chị Nhã quay sang ôm cô con gái nhỏ với niềm vui khôn tả...
-
Làm mẹ1 ngày trướcTrong bối cảnh xã hội đầy biến động hiện nay, việc dạy con đương đầu với thách thức trở thành một nhiệm vụ quan trọng cho các bậc phụ huynh. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng sống mà còn trang bị cho các em những phẩm chất cần thiết để vượt qua khó khăn trong tương lai.
-
Làm mẹ2 ngày trướcLượng nước của mẹ bầu cần tăng lên để hỗ trợ quá trình mang thai và thai nhi. Không uống đủ nước trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
-
Làm mẹ2 ngày trướcNhiều bạn trẻ hôm nay đang cực kỳ cô đơn và cô độc trong cuộc đời thực.
-
Làm mẹ3 ngày trướcĐau tai là một trong những biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ khiến cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ lo lắng, thậm chí nhiều người lập tức đưa con vào viện ngay trong đêm. Vậy cha mẹ, người thân của trẻ nên xử trí ra sao?
-
Làm mẹ4 ngày trướcChiếc xe chở bị cáo khuất dần sau cánh cổng trụ sở Tòa án Nhân dân huyện. Chị Lịch xa xẩm mặt mày, lảo đảo như muốn ngã.
-
Làm mẹ4 ngày trướcViệc chăm sóc mẹ và bé trong tuần đầu tiên là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong việc phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm như xuất huyết sau sinh, nhiễm trùng, hoặc tình trạng sức khỏe không ổn định của trẻ.
-
Làm mẹ5 ngày trướcKhi vợ chồng ly hôn, những đứa con luôn là người chịu tổn thương nhiều nhất khi không có đủ tình yêu thương của cha mẹ.
-
Làm mẹ5 ngày trướcTúi khí trên ô tô đảm bảo an toàn cho người lớn nhưng không được thiết kế để cứu trẻ nhỏ. Vì thế khi trẻ ngồi ở vị trí có túi khí phía trước, có thể gây ra mất an toàn, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
-
Làm mẹ6 ngày trướcTrong quá trình mang thai, nhất là ba tháng đầu thai kỳ, hệ thống miễn dịch của phụ nữ suy giảm đáng kể. Vì vậy, thai phụ có thể dễ nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh từ môi trường, nguy cơ nhiễm cúm, thủy đậu, sởi, rubella. Dưới đây là những dấu hiệu nguy hiểm cần phải đi khám ngay.
-
Làm mẹ6 ngày trướcKhông chỉ nổi tiếng với những tác phẩm kinh tế, ông còn được biết đến với bức thư gửi tặng con gái mình kèm 9 bài học sâu sắc.
-
Làm mẹ03/10/2024Từ giai đoạn đầu đời, trẻ cần tiêm nhiều loại vắc xin để trang bị tấm áo giáp vững chắc chống lại các mầm bệnh. Trong đó vắc xin 6 trong 1 có nhiều lợi thế, phòng được nhiều bệnh nhất trong một mũi tiêm.