Con gái Đoàn Di Băng mắc hội chứng hiếm, cộng đồng mạng xôn xao "chắc nhà giàu mới bị"

Ái nữ đầu lòng của nữ đại gia quận 7 mỗi lần thấy thứ đồ ăn này đều sợ hãi né tránh.

Nuôi con là cả một hành trình dài với mỗi người mẹ. Dĩ nhiên tâm lý chung của phụ huynh đều mong con lớn lên khoẻ mạnh, không đau ốm. Nhưng trong một số hoàn cảnh, đứa trẻ bẩm sinh đã mắc hội chứng lạ khiến bố mẹ không khỏi lo lắng và bối rối. Tuy nhiên không phải cái lạ nào cũng tiêu cực. Ái nữ đầu lòng - Hana của "đại gia quận 7" Đoàn Di Băng cũng nằm trong trường hợp hiếm đó.

Con gái Đoàn Di Băng mắc hội chứng hiếm, cộng đồng mạng xôn xao chắc nhà giàu mới bị-1

Con gái Đoàn Di Băng mắc hội chứng hiếm, cộng đồng mạng xôn xao chắc nhà giàu mới bị-2

Con gái đầu của Đoàn Di Băng mắc hội chứng lạ, hiếm người bị.

Nếu ai theo dõi gia đình Đoàn Di Băng thì sẽ biết cô có tổng cộng 3 nàng công chúa, bé nào cũng sở hữu diện mạo giống mẹ. Mỗi nhóc tỳ là một nét tính cách, sở thích khác nhau. Trong khi hai ái nữ sau giống bố mẹ, đều cực kỳ mê trái cây. Thậm chí Đoàn Di Băng từng chia sẻ, con gái Yuki có thể một mình ăn hết 10 hộp dâu tây.

Thế nhưng chị cả Hana lại hoàn toàn trái ngược, và cũng là người đặc biệt nhất trong nhà khi mắc một hội chứng, đó là sợ trái cây. Nàng đại tiểu thư nhà hào môn không thể ăn bất kì loại trái cây nào, thậm chí chỉ cần nhìn thấy thôi là đã sợ. Mỗi lần có ai đó nhắc đến trái cây, Hana sẽ trốn chạy đi chỗ khác, quyết không muốn lại gần. Hiểu được điều này nên mọi thành viên trong nhà Đoàn Di Băng đều sẽ tránh không ăn trái cây trước mặt cô bé.

Con gái Đoàn Di Băng mắc hội chứng hiếm, cộng đồng mạng xôn xao chắc nhà giàu mới bị-3

Cộng đồng mạng cho rằng chỉ người giàu mới mắc hội chứng lạ này.

Con gái Đoàn Di Băng mắc hội chứng hiếm, cộng đồng mạng xôn xao chắc nhà giàu mới bị-4

Hana thấy trái cây sẽ sợ và khóc.

Sau khi nữ đại gia quận 7 cho biết con gái mắc hội chứng lạ này, nhiều dân tình tỏ ra rất bất ngờ, một số người lần đầu nghe đến hội chứng như thế liền không khỏi thắc mắc. Tuy nhiên điều đáng chú ý là có không ít bình luận mỉa mai, nói rằng "bệnh sợ trái cây chắc bệnh của người giàu". 

Con gái Đoàn Di Băng mắc hội chứng hiếm, cộng đồng mạng xôn xao chắc nhà giàu mới bị-5

Trên thực tế, con gái đầu lòng của Đoàn Di Băng hoàn toàn không phải là người duy nhất trên thế giới mắc hội chứng này mà có một số khác cũng bị. Đối với những gia đình có con trẻ mắc hội chứng sợ trái cây, việc bố mẹ tìm hiểu kỹ nguyên nhân và cách nuôi dạy con phù hợp là cực kỳ cần thiết. Như vậy thì bố mẹ mới có thể giúp trẻ phát triển một cách lành mạnh và toàn diện.

Thế nào là hội chứng sợ trái cây?

Hội chứng sợ trái cây (hay còn được gọi là Fructo Phobia) là một rối loạn tâm lý khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, sợ hãi mỗi khi tiếp xúc hoặc nghĩ đến trái cây. Những triệu chứng điển hình bao gồm cơ thể phản ứng mạnh mẽ như tim đập nhanh, toát mồ hôi, run rẩy khi nhìn thấy hoặc chạm vào trái cây. Người bệnh thường cố gắng tránh xa các loại trái cây, thậm chí trong cuộc sống hàng ngày, và cảm thấy hết sức bất an, lo lắng khi buộc phải tiếp xúc với chúng.

Nguyên nhân chính xác của hội chứng này chưa được xác định rõ ràng, nhưng có thể liên quan đến các yếu tố như chấn thương tâm lý trong quá khứ, những kinh nghiệm tiêu cực liên quan đến trái cây hoặc do những đặc điểm tính cách cá nhân.

Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ trái cây?

Trước hết, một số trẻ mắc phải các rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc sợ ăn một số loại thực phẩm, bao gồm cả trái cây. Trẻ thường lo lắng rằng việc ăn trái cây có thể dẫn đến tăng cân, vì vậy con quyết định tránh xa những món ăn này.

Về mặt tâm lý, có người cho rằng ăn trái cây khiến họ có cái nhìn kém hấp dẫn về ngoại hình và già nua hơn. Điều này đã thúc đẩy họ lựa chọn tránh xa những loại trái cây.

Bên cạnh đó, trong một số văn hóa hay khu vực địa lý nhất định, việc ăn trái cây không phải là một thói quen phổ biến, do đó trẻ không quen và e ngại với những loại quả này.

Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng có thể là một nguyên nhân sinh ra hội chứng sợ trái cây ở trẻ. Nếu bố mẹ bé từng mắc các rối loạn ăn uống, trẻ cũng có nhiều khả năng phát triển tình trạng sợ hãi trái cây.

Cuối cùng, những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ như bị ép buộc ăn trái cây khi còn nhỏ cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ lớn lên với những ám ảnh về những loại quả này.

Làm thế nào để một người vượt qua hội chứng sợ trái cây?

- Hiểu rõ nguyên nhân: Trước tiên, cần xác định xem nguyên nhân gây ra tình trạng sợ hãi trái cây của người đó là gì - liệu là do rối loạn ăn uống, lo lắng về ngoại hình, yếu tố văn hóa hay những ký ức không vui trong quá khứ. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp định hướng phương pháp điều trị phù hợp.

- Liệu pháp tâm lý: Các kỹ thuật như trị liệu nhận thức hành vi (CBT) hoặc phơi nhiễm từ từ có thể giúp người bệnh thay đổi những suy nghĩ, và hành vi tiêu cực liên quan đến trái cây. Điều này giúp họ dần dần vượt qua nỗi sợ hãi và thấy được lợi ích của việc ăn trái cây.

- Giải quyết các vấn đề cơ bản: Nếu hội chứng sợ trái cây bắt nguồn từ các rối loạn ăn uống, cần phải điều trị các vấn đề này trước, ví dụ như chán ăn hoặc lo lắng về cân nặng. Điều này sẽ loại bỏ những động lực chính thúc đẩy nỗi sợ hãi.

- Tăng cường tiếp xúc từ từ: Người bệnh nên bắt đầu với những loại trái cây họ ít sợ hãi nhất, sau đó dần mở rộng sang các loại trái cây khác. Quen dần với việc tiếp xúc và ăn trái cây sẽ giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi.

- Hỗ trợ từ gia đình và bạn bè: Sự động viên, khuyến khích và hỗ trợ từ những người thân yêu sẽ rất quan trọng trong quá trình điều trị. Họ có thể giúp người bệnh thay đổi thói quen ăn uống và quan niệm về trái cây.

Theo Người đưa tin

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/con-gai-doan-di-bang-mac-hoi-chung-hiem-cong-dong-mang-xon-xao-chac-nha-giau-moi-bi-a612051.html

Đoàn Di Băng

Nuôi con


Gia đình lục đục vì cài sinh trắc học
Chậm “nộp” lương, khất nợ, khó thanh toán chi tiêu... vì lý do chưa thể xác thực sinh trắc học đã khiến nhiều gia đình vốn đang êm ấm bỗng lục đục khi chuyển khoản từ 10 triệu đồng/lần trở lên

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.