Con sơ sinh ngủ ngon khi ở cạnh bà, mẹ thấy bất thường đưa đi khám thì bác sĩ mắng "té tát"

Mẹ bỉm hối hận khi để bà làm điều này với cháu trai.

Sau khi trẻ được sinh ra, cơ thể bé còn rất mỏng manh nên cha mẹ cần hết sức cẩn thận trong khoảng thời gian chăm sóc con đầu đời. Tuy nhiên, cũng có một số người lớn, đặc biệt là ông bà áp dụng những phương pháp lỗi thời, không đúng khoa học khi nuôi dạy con cháu, điều này đôi khi sẽ mang đến những tai họa cho trẻ.

Lin Lin (Trung Quốc) là một cậu bé rất ngoan và đẹp trai, suốt 6 tháng nhóc tỳ chào đời, mẹ là người trực tiếp chăm sóc cậu. Nhưng sau đó, người mẹ phải đi làm nên chỉ có thể giao việc chăm sóc đứa trẻ cho bà ngoại.

Thời gian trôi qua mọi chuyện vẫn ổn, bà ngoại dường như rất thạo việc chăm sóc Lin Lin. Mẹ cậu để ý mỗi khi ở cạnh bà, Lin Lin ngủ rất nhanh và ngoan. Không như những gì người mẹ từng lo sợ. Bởi trước đây việc dỗ Lin Lin ngủ có chút vất vả với mẹ, nhưng không ngờ lại khá dễ dàng với bà ngoại.

Con sơ sinh ngủ ngon khi ở cạnh bà, mẹ thấy bất thường đưa đi khám thì bác sĩ mắng té tát-1

Tuy nhiên khoảng hơn 1 tuần sau, vào một ngày chú của đứa trẻ đến thăm, chỉ có bà ngoại và Lin Lin ở nhà. Bà lại tiếp tục dùng phương pháp bế cháu trai trên tay và đung đưa, lắc lư để dỗ đứa trẻ ngủ, quả thực chỉ vào phút sau đó, cậu bé đã chìm vào giấc ngủ rất nhanh.

Thế nhưng, quan sát kỹ thì chú của Lin Lin đã nhạy bén phát hiện ra rằng mặc dù đứa trẻ ngủ rất nhanh nhưng trạng thái của Lin Lin không giống như một giấc ngủ sâu mà giống như bị rơi vào trạng thái hôn mê. Cuối cùng sau khi cảm thấy có điều gì đó không ổn, chú Lin Lin đã nhanh chóng bế đứa trẻ đưa ngay đến bệnh viện kiểm tra.

Mẹ cậu bé biết chuyện cũng ngay lập tức bỏ dở công việc đến bệnh viện, nghe gia đình thuật lại tình hình, bác sĩ tỏ vẻ tức giận, mắng người mẹ vì không chú ý kỹ mọi bất thường của con, nếu để lâu hơn thì mọi chuyện có thể đã vượt quá tầm kiểm soát.

Con sơ sinh ngủ ngon khi ở cạnh bà, mẹ thấy bất thường đưa đi khám thì bác sĩ mắng té tát-2

Theo đó, vị bác sĩ này đã đưa ra kết luận rằng việc bà ngoại rung lắc mạnh cháu sơ sinh để ru bé ngủ đã khiến đứa trẻ phát triển hội chứng rung lắc. May mắn thay, tình trạng của bé đã được phát hiện kịp thời và các triệu chứng không nghiêm trọng nên việc hồi phục sẽ dễ dàng hơn.

Bà ngoại của Lin Lin nghe bác sĩ nói liền rất sợ hãi, cảm thấy hối hận vì không ngờ cách dỗ cháu ngủ của mình lại khiến đứa trẻ bị tổn thương như vậy. Bác sĩ đã giải thích thêm với bà rằng, não bộ của trẻ sơ sinh vốn dĩ rất mỏng manh, nếu bé bị rung lắc quá mạnh thì chấn thương là điều khó tránh khỏi. Vậy nên khi chăm sóc trẻ nhỏ, người lớn cần cực kỳ chú ý vấn đề này.

Hội chứng rung lắc là gì?

Hội chứng rung lắc (Shaken Baby Syndrome - SBS) là một loại tổn thương não nghiêm trọng xảy ra khi một trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị lắc mạnh, thường do người chăm sóc hoặc người thân lắc bé quá mạnh và lặp lại thường xuyên.

Một số đặc điểm của hội chứng rung lắc:

- Tổn thương não: Việc lắc mạnh làm não của trẻ va đập vào thành sọ, gây chấn thương nghiêm trọng cho các mạch máu và mô não.

- Triệu chứng lâm sàng: Trẻ có thể bị co giật, nôn, rối loạn ý thức, khó thở, mất tri giác, và các triệu chứng thần kinh khác.

- Tổn thương mắt: Thường xuất hiện xuất huyết võng mạc, phù nề thị thần kinh.

- Hậu quả nghiêm trọng: Hội chứng rung lắc có thể gây tử vong hoặc di chứng nặng nề như tàn phế, liệt não, mù lòa, động kinh...

Nguyên nhân chính là do người chăm sóc lắc trẻ quá mạnh, thường do tức giận, bực bội hoặc không biết cách chăm sóc trẻ đúng cách. Điều này hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách giáo dục và hướng dẫn cụ thể cho những người chăm sóc trẻ.

Con sơ sinh ngủ ngon khi ở cạnh bà, mẹ thấy bất thường đưa đi khám thì bác sĩ mắng té tát-3

Mẹo ru trẻ sơ sinh ngủ nhanh trong tích tắc

Trẻ sơ sinh hầu như ngủ suốt ngày và chỉ thức dậy để bú. Vì thế, giấc ngủ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Nếu đang loay hoay với việc dỗ con ngủ, bố mẹ hãy thử áp dụng những mẹo sau đây để rèn cho bé nhanh “say giấc nồng" thay vì rung lắc trẻ.

1. Vuốt ve dọc từ trán xuống hết sống mũi

Để áp dụng kỹ thuật này, bố mẹ hãy đặt bé lên giường, sau đó dùng một ngón tay nhẹ nhàng massage dọc trán xuống sống mũi của bé. Mẹ hãy lặp lại quy trình này một cách đều đặn cho đến lúc bé chìm vào giấc ngủ. Nhịp điệu massage phù hợp nhất là 3 giây mỗi lần.

2. Thực hiện các bài massage nhẹ nhàng cho trẻ

Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Đại học Miami, trẻ nhỏ chỉ cần được massage 15 phút là sẽ nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn so với những trẻ chỉ được nghe kể chuyện trước khi đi ngủ. Bởi việc massage nhẹ nhàng làm tăng mức melatonin của bé, đây là loại hoc-môn được sản sinh ra khi bé buồn ngủ.

Vì thế, để dễ dàng đưa con vào giấc ngủ, mẹ nên đặt con nằm vào nôi hoặc trên giường và thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng lên mặt, ngực, chân, tay của bé. Mẹ có thể thoa đều một lớp dầu massage dành cho bé rồi kết hợp với những động tác massage nhẹ nhàng.

3. Sử dụng tiếng ồn

Im lặng hoàn toàn không phải là lựa chọn khôn ngoan để chúc bé ngủ ngon. Ngay khi còn ở trong tử cung của mẹ, bé đã được làm quen với một số âm thanh liên tục như nhịp tim đập, tiếng động phát ra từ dạ dày... Do đó, khi ở trong môi trường quá yên lặng sẽ làm cho bé ngạc nhiên rồi lo lắng, từ đó khiến bé khó đi vào giấc ngủ.

Một số tiếng động nhẹ nhàng như tiếng vo vo của quạt điện, tiếng máy hút bụi, đĩa nhạc ghi lại tiếng cá quẫy dưới nước với nhịp đều đều... sẽ giúp bé dễ ngủ hơn. Ngoài ra, âm thanh đều đều của lò vi sóng và tiếng "tinh" khi lò ngừng quay cũng rất hữu ích trong việc dỗ bé ngủ.

Theo Người đưa tin

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/con-so-sinh-ngu-ngon-khi-o-canh-ba-me-thay-bat-thuong-dua-di-kham-thi-bac-si-mang-te-tat-a612557.html

Trẻ sơ sinh

chăm con


  • Biết lắng nghe con
    Làm mẹ 
    21 giờ trước
    Gen Z có lối sống, tư duy khác biệt thế hệ trước, dẫn đến khoảng cách, hiểu lầm, tranh cãi trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ cần thay đổi cách tiếp cận trẻ
  • Đừng đổ tại trời
    Làm mẹ 
    1 ngày trước
    Các cụ ngày xưa có câu: Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Cứ cái gì không được là đổ cho… Trời.
  • Giúp con sử dụng internet an toàn
    Làm mẹ 
    1 ngày trước
    Để con kiểm soát được thời gian sử dụng internet của mình, cha mẹ có thể cùng con thảo luận và ghi ra mục đích sử dụng Internet của con: học tập, giải trí, kết nối cộng đồng..., từ đó lập kế hoạch sử dụng internet của con.
  • Đến tuổi nào thì trẻ ngừng phát triển chiều cao?
    Làm mẹ 
    1 ngày trước
    Để phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ, cha mẹ và bản thân các em cần quan tâm đến các giải pháp dinh dưỡng, tập luyện… ngay từ nhỏ.
Mách bạn các mẹo cực hay để giải rượu bia
Áp dụng những cách giải rượu bia đơn giản mà hiệu quả dưới đây, bạn có thể lấy lại sự tỉnh tảo và giảm thiểu phần nào tác hại của đồ uống có cồn đối với cơ thể.
Biết lắng nghe con
Gen Z có lối sống, tư duy khác biệt thế hệ trước, dẫn đến khoảng cách, hiểu lầm, tranh cãi trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ cần thay đổi cách tiếp cận trẻ

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.