- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Con trai 14 tuổi uống hơn chục lít nước/ngày, bố mẹ thấy con ăn uống được vui mừng, lúc đi khám bệnh đã nặng
Một cậu thiếu niên 14 tuổi uống đến 30 lít nước một ngày khiến bố mẹ em thật sự sợ hãi, khi đưa đi khám bác sĩ, căn bệnh của em đã trở nên nghiêm trọng.
- Hotgirl chân dài da trắng lấy Giáo sư ĐH để sinh con đẹp như mẹ, giỏi như cha, kết quả nằm ngoài sức tưởng tượng
- Bố mẹ tiến sĩ sinh con gái thần đồng, 2 tuổi đã thuộc mặt chữ, BS giỏi lại yêu cầu nhập viện tâm thần sớm
- "Ngọc nữ màn ảnh" Diệp Bảo Ngọc 19 tuổi lấy chồng thành đạt, giờ làm mẹ đơn thân xinh đẹp, giàu có, là giám đốc 3 công ty
Vương Lượng, một thiếu niên 14 tuổi ở Giang Tây, Trung Quốc khiến nhiều người choáng ngợp vì sức uống vô địch, mỗi ngày cậu có thể uống đến 30 lít nước, nếu không uống nhanh chóng cảm thấy thèm thuồng, khổ sở, cáu kỉnh giận dữ nặng hơn là ngất lịm vì không thể chịu đựng được.
Ban đầu bố mẹ của Vương Lượng thấy bình thường, cứ nghĩ rằng con ăn uống được nhưng đến năm 14 tuổi, mọi chuyện đã vượt tầm kiểm soát. Mọi chuyện bắt đầu vào năm 2004, theo ký ức của Lý Quỳnh - mẹ của Vương Lương, vào một đêm khi bà đang ôm con ngủ, con trai đột nhiên khóc và đòi uống nước. Lý Quỳnh nghĩ rằng con khát bình thường nên cô đã rót cho con 1 bát nước lớn. Từ đó trở đi, Vương Lượng như mắc bệnh "thủy thũng", cậu luôn đòi uống nước không ngừng nghỉ.
Vương Lượng uống đến hơn chục lít nước mỗi ngày ở tuổi 14
Không uống nước khiến em khó chịu, cáu kỉnh
Sáng hôm sau, Vương Lượng chạy vào bếp, múc 2 bát nước lớn trong thùng, uống một hơi cạn sạch mới thỏa mãn đi ăn. Chưa kể trong bữa ăn, cậu bé cũng ăn hết một bát canh lớn. Lý Quỳnh ngạc nhiên vì biểu hiện của con, cho rằng tại mình nấu mặn nên con khát nước, nhưng Vương Lượng phủ nhận, nói rằng chỉ đơn giản là cậu muốn uống nước.
Lý Quỳnh cảm thấy có điều gì đó không ổn nhưng thấy con trai vẫn mạnh khỏe, ăn chơi bình thường với bạn bè nên cô đổ lỗi cho thời tiết nóng, trẻ con thích chạy nhảy nên khát nước là điều dễ hiểu. Cô biết con uống nhiều nước nên đã đun sôi một bình nước to để lên bàn cho con uống hàng ngày.
Lý Quỳnh thương con nhưng cũng chỉ biết nấu nước cho con uống khỏi đau bụng
Đi học nhưng cậu bé mang nước nhiều hơn sách vở
Nhưng điều bất thường của Vương Lượng không chỉ mẹ nhận ra mà bà con trong xóm ai cũng kinh ngạc vì khả năng uống nước siêu đỉnh của cậu bé. Lý Quỳnh đưa con đến viện huyện kiểm tra, các bác sĩ khẳng định Vương Lượng bình thường, các chỉ số phát triển đều tốt. Lý Quỳnh yên tâm nuôi con lớn, cô luôn luôn chuẩn bị nhiều nước trong nhà để phục vụ sở thích uống nước của con trai.
Sở thích uống nước theo Vương Lượng lên tiểu học, năm 6 tuổi mỗi ngày cậu bé đều xách 2 chai nước 1,5 lít đi học để uống. Điều này khiến bạn bè, thầy cô trong trường đều kinh ngạc. Số nước ấy người bình thường có thể uống trong 3 ngày nhưng đối với Vương Lượng, không đủ cho cậu uống trong buổi sáng, chỉ cần đến tiết thứ 4, khi hết nước uống, Vương Lượng trở nên cáu kỉnh, khó chịu trong người.
Sự kỳ lạ của Vương Lượng đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của giáo viên, cứ vài phút cậu lại giơ chai nước lên miệng uống, ảnh hưởng đến sự tập trung học bài của cả lớp. Ban đầu cô giáo chỉ khuyên bảo Vương Lượng nhưng không thấy có ích, giáo viên chủ nhiệm đã nói chuyện với Lý Quỳnh, đề nghị 2 vợ chồng đưa con đi khám bệnh.
Một phóng viên đến nhà Lý Quỳnh viết bài về câu chuyện của Vương Lượng
Vương Lượng hồn nhiên ở tuổi 14
Trước những lời của cô giáo, Lý Quỳnh không khỏi sốt ruột vì sự kỳ lạ của con. Nghĩ rằng con hoàn toàn bình thường như chẩn đoán của bác sĩ ở bệnh viện huyện, Lý Quỳnh tìm đến thầy bói trong làng vì nghĩ con trúng tà, ăn phải thứ bẩn thỉu nào đó mới khát nước như vậy. Nhưng niềm tin đặt sai chỗ, tiền mất tật vẫn mang, tình trạng của Vương Lượng không được cải thiện mà vợ chồng Lý Quỳnh phải chi một số tiền không hề nhỏ.
Trong suốt khoảng thời gian này, Lý Quỳnh cũng tác động vào con trai mong cải thiện tình trạng uống nước quá nhiều của con. Có lần, cô đã kiểm soát Vương Lượng trong 30 phút không cho con uống nước, khiến con trai cáu kỉnh, mất bình tĩnh, đánh người và phá đồ vật, cá biệt có lần còn co giật, nằm sõng soài ra giữa nhà... quá sợ hãi, Lý Quỳnh cho con uống nước thì Vương Lượng lại trở lại như bình thường.
Đến năm 2016, khi Vương Lượng vào cấp 2, lúc này cậu bé đã uống đến chục lít nước mỗi ngày, một năm sau là 2017, con số ấy đã đến hơn chục lít nước mỗi ngày mới trụ được, Vương Lượng chỉ dành thời gian để uống nước mỗi ngày, ngoài ra không thể làm bất cứ điều gì khác.
Câu chuyện của Vương Lượng thu hút truyền thông
Cúng bái, chùa chiền, xem bói khắp nơi nhưng tình trạng của Vương Lượng ngày càng nghiêm trọng, Lý Quỳnh quyết khăn gói đưa con lên thành phố lớn để khám bệnh. Qua kiểm tra các chỉ số, bác sĩ nói Vương Lượng không có gì bất thường cả, Lý Quỳnh thất vọng tràn trề vì không tìm ra nguyên nhân căn bệnh của con. Sau đó, bác sĩ quyết giữ lại Vương Lượng ở bệnh viện 2 ngày để theo dõi, từ đây mới tìm ra được căn bệnh đáng sợ của cậu thiếu niên.
Tại bệnh viện, bác sĩ theo dõi phát hiện Vương Lượng rất hay đi vệ sinh vào ban đêm, họ đã tiến hành đo lượng nước thải mà cậu thải ra ngoài, lên tới 25 lít/ngày, điều đó chứng tỏ Vương Lượng đã thải ra số nước cậu uống vào người. Qua các kết quả kiểm tra, đúng như những gì nghi ngờ, Vương Lượng mắc chứng "đái tháo nhạt" hiếm gặp. Hệ thống bài tiết của Vương Lượng bị rối loạn khiến lượng nước thải ra ngoài vượt xa người bình thường nên phải uống nhiều nước để bù cho cơ thể.
Bình thường, bệnh đái tháo nhạt chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật, người bình thường rất khó phát hiện ra, trừ khi họ có bệnh do di truyền.
Bệnh đái tháo nhạt không phải là căn bệnh phổ biến, cũng không khó khăn trong điều trị, chỉ cần Vương Lượng uống thuốc nội tiết chống bài niệu là đủ, sau đó uống các loại thuốc hỗ trợ để khôi phục chức năng bài tiết bình thường.
Tuy nhiên, trường hợp của Vương Lượng bị bác sĩ cảnh báo đã trì hoãn chữa trị khá lâu, nên muốn trị dứt điểm phải kiên trì điều trị trong thời gian dài, nghe những điều này, bố mẹ Vương Lượng cúi đầu xấu hổ vì đã không quan tâm triệt để hơn đến con trai. Giá như Lý Quỳnh đưa con đến viện lớn khám kỹ càng, cậu bé Vương Lượng đã không mất cả tuổi thơ vất vả vì bệnh tật, có sức khỏe và tinh thần để học tập tốt hơn.
Giá đưa con đi chữa bệnh sớm hơn, Vương Lượng đã không có 1 tuổi thơ bệnh tật như vậy
Dưới sự giám sát của các bác sĩ, sau hơn 1 tháng điều trị, Vương Lượng đã giảm lượng nước uống vào người từ hơn chục lít xuống chỉ còn 10 lít/ngày. Sau hơn 1 năm điều trị, Vương Lượng đã trở về sinh hoạt như người bình thường, cậu bé vẫn phải uống thuốc để duy trì điều hòa cơ thể.
Từ trường hợp của Vương Lượng, việc trốn tránh bệnh tật và điều trị y tế sẽ gây ra vô sốc tác hại. Quy tắc tuyệt bố mẹ phải nhớ là khi con có bệnh thì nên đưa bé đi khám để chữa trị càng sớm càng tốt. Trốn tránh bệnh tật và tránh điều trị y tế sẽ chỉ gây ra vô số tác hại. Từ trường hợp của Vương Lượng, chắc chắn những người làm cha làm mẹ như Lý Quỳnh đã có bài học sâu sắc, họ đã phải nhận cái giá quá đắt là sức khỏe của con trai, cả đời phải dùng thuốc để duy trì cuộc sống!
Theo Người đưa tin
-
Làm mẹ3 giờ trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Làm mẹ6 giờ trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Làm mẹ9 giờ trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ22 giờ trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ1 ngày trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ1 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ2 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐược ví như những bông tuyết, thế hệ học sinh, sinh viên gen Z, gen Alpha (sinh ra từ năm 2000 đến nay) vừa long lanh, vừa dễ gãy vỡ. Những gì các em biểu hiện chỉ là phần nổi của những tích tụ lâu ngày không được tháo gỡ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcỞ nhà “cháu nó ngoan lắm”, đến trường là trò giỏi nhưng ra đường, nhiều học sinh, sinh viên lột xác thành một con người khác khiến phụ huynh, giáo viên ngơ ngác “đứng hình”. Vậy điều gì đang xảy ra với nhiều bạn trẻ sinh trong khoảng năm 1997 - 2012?
-
Làm mẹ3 ngày trướcNếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…
-
Làm mẹ4 ngày trướcChuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.