Con trai 2 tuổi ho khò khè mãi không hết, nửa năm sau bác sĩ lôi ra một thứ từ phế quản đứa trẻ mà gia đình sốc nặng

Ban đầu người mẹ nghĩ con bị cảm lạnh nên đến bệnh viện khám rồi uống thuốc nhưng không khỏi.

Một người mẹ tên Tiểu Trương, sống ở Cao Bưu, Giang Tô (Trung Quốc) vài tháng nay nhận thấy con trai liên tục ho bất thường kèm theo tình trạng thở khò khè. Chị đã đưa con đi khám nhiều bác sĩ, kiểm tra nhiều lần và điều trị mà con cũng không thuyên giảm. Cho đến một ngày chị sực nhớ ra một sự việc có thể là nguồn cơn gây ra tình trạng này của con trai.

Tiểu Trương cho biết từ đầu tháng 5, con trai 2 tuổi của chị bỗng nhiên húng hắng ho. Ban đầu người mẹ nghĩ con bị cảm lạnh nên đến bệnh viện khám rồi uống thuốc nhưng không khỏi.

Con trai 2 tuổi ho khò khè mãi không hết, nửa năm sau bác sĩ lôi ra một thứ từ phế quản đứa trẻ mà gia đình sốc nặng-1


Con trai chị vốn có cơ địa dị ứng, từ nhỏ bị chàm nghiêm trọng. Khi đi khám, một số bác sĩ cho rằng có thể cậu bé bị dị ứng nên tiếp tục cho thuốc về uống kết hợp xông khí dung. Sau khoảng 2 tháng điều trị, đứa trẻ có vẻ chuyển biến tốt, không còn thở khò khè và có tiếng rít nữa nên chị Tiểu Trương cũng yên tâm phần nào.

Tuy nhiên chỉ trong thời gian ngắn, tình trạng ho của cậu bé đã quay trở lại, thậm chí còn tồi tệ hơn. Bác sĩ tiến hành chụp X-quang phổi cho đứa trẻ không phát hiện được điều gì bất thường. Tiểu Trương bối rối và hoang mang vì nếu không có vấn đề gì, vì sao con lại ho liên tục không dứt?

Cho đến lúc này, người mẹ mới sực nhớ đến một chuyện. Vào cuối tháng 4, trong lúc cậu con trai ăn cơm đã bị nấc lên rồi ho sặc sụa bất thường. Phải chăng sự việc này có liên quan đến tình trạng của con?

Con trai 2 tuổi ho khò khè mãi không hết, nửa năm sau bác sĩ lôi ra một thứ từ phế quản đứa trẻ mà gia đình sốc nặng-2


Mang nỗi nghi ngờ này, Tiểu Trương lại đưa con đến bệnh viện khám một lần nữa. Thông qua ảnh chụp CT, bác sĩ trưởng khoa nhi tại bệnh viện đã tìm ra được nguyên nhân. Hóa ra trong phế quản của cậu bé có một dị vật nhỏ. Vì nằm lâu bên trong phế quản nên dị vật thậm chí đã lút sâu vào trong, bị mô thịt xung quanh bọc lại, gây khó khăn trong quá trình giải phẫu.

Thật may mắn trải qua quá trình mổ nội soi, bác sĩ đã thành công lấy được dị vật khỏi phế quản bên phải của cậu bé. Đó chính là một mẩu xương cá nhỏ hình tam giác. Sau khi được điều trị nghỉ ngơi, tình trạng ho khò khè của cậu bé được cải thiện đáng kể.

Nhìn thấy mẩu xương cá mà người mẹ sốc nặng, không ngờ chỉ một sơ suất nhỏ mà khiến cho con trai phải chịu đựng đau đớn suốt nhiều tháng thời.

Bác sĩ điều trị cho biết hóc xương cá nếu không được xử lý kịp thời thì hậu quả khá nghiêm trọng. Nếu bị nhiễm trùng nặng có thể gây giãn nở phổi, tổn thương phổi và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Bác sĩ cũng nhắc nhở về việc phòng tránh tai nạn trong lúc cho con nhỏ ăn, đặc biệt đối với trẻ dưới 3 tuổi thì phụ huynh càng nên lưu ý. Không cho trẻ ăn đồ cứng, các loại hạt nhỏ dễ hóc. Khi con ăn, tập cho con thói quen ngồi yên một chỗ, nhai kỹ trước khi nuốt. Tránh vừa ăn vừa chơi, xem tivi hoặc chạy nhảy vì rất dễ dẫn đến tình trạng sặc, hít phải thức ăn. Nếu con bị ho khi ăn, phụ huynh nên cẩn thận quan sát để phát hiện sự cố kịp thời.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/con-trai-2-tuoi-ho-kho-khe-mai-khong-het-nua-nam-sau-bac-si-loi-ra-mot-thu-tu-phe-quan-dua-tre-ma-gia-dinh-soc-nang-16221181000051318.htm

hóc dị vật


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.