Củ gai có tác dụng gì cho bà bầu? Cách dùng củ gai đúng cách

Củ gai là một cái tên không lạ trong danh sách những vị thuốc dân gian cổ truyền tốt cho bà bầu của người Việt, có tác dụng an thai, cầm máu và làm mát cơ thể. Tuy nhiên thực tế không phải ai cũng biết đến loại củ này cũng như cách sử dụng nó trong thời kỳ mang thai.

Củ gai là rễ của cây lá gai có tên khoa học là Boehmeria nivea (L.) Gaud, họ Gai (Urticaceae), sinh sản nhiều các ở tình miền núi, đặc biệt là Hòa Bình. Củ gai tươi có rễ hình trụ, hơi cong dài từ 7 đến 26cm có đường kính từ 0,9 đến 3cm. Mặt ngoài của củ gai có màu nâu sẫm, có những vết nhăn kéo dài theo chiều dọc và chiều ngang, có lỗ bì và các vết tích của thân rễ con. Tính chất mùi của củ gai có mùi nhẹ, vị hơi nhạt và nhai dính vào răng.

Củ gai có tác dụng gì cho bà bầu? Cách dùng củ gai đúng cách-1

Vậy tác dụng của củ gai bà bầu cụ thể là gì và cách sử dụng ra sao thì hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về điều đó.

# Củ gai có tác dụng gì cho bà bầu?

Theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, củ gai có những tác dụng quý giá sau đối với mẹ và bé trong thời kỳ mang thai:

1. Giúp an thai, dưỡng thai

Việc sử dụng củ gai như một vị thuốc đông y có tác dụng dưỡng thai hiệu quả cho các mẹ bầu, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ khi thai nhi còn bé và yếu nhất. Người mẹ mang thai sử dụng củ gai đúng cách kết hợp với ăn uống điều độ các chất bổ dinh dưỡng từ tự nhiên sẽ giúp an thai, giúp thai nhi bám chắc vào thành tử cung và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.

2. Ngăn ngừa sẩy thai, chữa động thai, bong tách rau thai…

Khi quá trình mang thai của các bà mẹ có các dấu ra dịch màu đỏ hoặc màu nâu ở âm đạo, nước tiểu có màu đục các dấu hiệu này báo hiệu bà mẹ có thể bị động thai. Củ gai lúc này được khuyên dùng để giúp giữ thai, an thai, kết hợp cùng uống thuốc bổ vitamin để mang lại hiệu quả cho các bà mẹ. Ngoài ra, khi dùng củ gai có công dụng trong việc ngăn ngừa và điều trị động thai, bong hoặc tụ dịch màng nuôi thai, đau bụng, dọa sảy thai.

Củ gai có tác dụng gì cho bà bầu? Cách dùng củ gai đúng cách-2

3. Hỗ trợ tích cực, tăng tỉ lệ thành công  trong việc chuyển phôi

Ngày nay nhiều các cặp vợ chồng bị hiếm muộn đã tìm đến phương pháp thụ tinh nhân tạo (IVF), trong đó chuyển phôi được biết đến là một giai đoạn quan trọng của quá trình này, quyết định tỷ lệ thành công hoặc không thành công. Đây được đánh giá là phương pháp tốt nhất và độ chính xác cao, hiệu quả để cho các cặp vợ chồng có con. 

Thế nên, trong giai đoạn thai kỳ bà bầu nên dùng các bài thuốc, món ăn từ củ gai để việc chuyển phôi diễn ra thuận lợi và có tỷ lệ thành công cao hơn. Hơn nữa, củ gai còn có thể giúp mẹ bầu điều trị các vấn đề như sa dạ con, đi tiểu ra máu, tiểu rắt, ra nước vàng âm đạo, đau bụng dưới.

# Cách dùng củ gai cho bà bầu

Với những tác dụng to lớn như kể trên, chắc hẳn nhiều người cũng muốn sử dụng củ gai trong thời kỳ bầu bí. Cách dùng củ gai phổ biến nhất có thể kể đến là:

1. Sắc nước uống

Đối với của gai tươi, bạn lấy 100– 300g củ gai tươi cạo sạch nhẹ phần vỏ rồi rửa sạch dưới vòi nước, thái lát mỏng tầm 1cm theo chiều ngang của thân củ gai.

Sau đó cho 1 – 1,5 lít nước vào nồi, nấu sôi cùng củ gai đã thái lát. Nước sôi tầm 5 phút, bạn vặn nhỏ lửa để nước sôi lăn tăn trong vòng 15 – 20 phút rồi tắt bếp. Nước củ gai sau khi sắc xong, bạn để nguội, bảo quản trong tủ mát để dùng dần. 

Còn với củ gai khô, bạn dùng 300g củ gai phơi khô rửa sạch với nước, sau đó cho hết phần củ gai thái lát vào nấu cùng 1 – 1.5 lít nước và nấu trong vòng 15 – 20 phút rồi tắt bếp, sử dụng. Tốt nhất, các mẹ bầu nên dùng 2 - 3 lần/1 ngày thay nước lọc.

Củ gai có tác dụng gì cho bà bầu? Cách dùng củ gai đúng cách-3
 

2. Nấu ăn

Mẹ bầu có thể dùng củ gai làm nguyên liệu trong các món canh, cháo, hầm thường ngày để tận dụng hiệu quả chữa bệnh từ loại dược liệu này. 

Món ăn phổ biến nhất là dùng củ gai hầm với gà ác. Cách làm khá đơn giản là mẹ cắt mỏng củ gai và cho vào nồi cùng với gà ác; hạt sen hoặc thuốc bắc (nếu có) rồi tiến hành hầm như bình thường.

Còn cháo củ gai cũng được biết đến là một món ăn bổ dưỡng có hương vị thơm ngon từ phần gạo được nấu kỹ hòa cùng phần củ gai bùi nhẹ đã tạo nên một món ăn hấp dẫn, giúp dưỡng thai hiệu quả….

# Mẹ bầu nên uống củ gai trong bao lâu?

Theo y học cổ truyền, của gai có tác dụng tốt cho bà bầu và khá lành tình, đối với mỗi mục đích khác nhau sẽ có cách sử dụng khác nhau. Cụ thể: 

- Các trường hợp động thai, tụ dịch màng nuôi hay bóc tách 1 phần… nên uống củ gai tối thiểu trong 1 tuần, dùng liên tục đến khi thai kỳ khỏe mạnh phát triển bình thường, không nên dừng giữa chừng. Sau khi đã ổn định nên duy trì uống thêm 1 đến 2 tuần để an thai phòng tái phát.

- Đối với trường hợp dùng củ gai để an thai: Dùng 100-150g/1 ngày củ gai tươi đã rửa sạch, cắt lát mỏng hầm với gà, bồ câu, móng giò, chân dê, dạ dày, tim lợn….để dùng 2-3 lần một tuần đến khi sinh mà không sợ sót rau.

- Đối với trường hợp chuyển phôi: Dùng trước khi chuyển phôi 3 ngày để tạo môi trường cho phôi thai phát triển, sau đó uống liên tục 7 ngày sau khi chuyển phôi giúp thai phát triển và bám chắc vào thành tử cung. Mỗi ngày dùng 100g đun với 1 lít nước.

Củ gai có tác dụng gì cho bà bầu? Cách dùng củ gai đúng cách-4

Tuy nhiên một số lương y đã khuyến cáo rằng củ gai lại có tính hàn nên bà bầu cũng không nên tự ý sử dụng và lạm dụng quá nhiều. Để an toàn, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của các bác sỹ, lương y để có được chỉ dẫn hợp lý về liều lượng và thời gian sử dụng. Ngoài ra, khi mua củ gai cho mẹ bầu, cần chọn ở những nơi có uy tín vì nếu uống nhầm sang cây khác sẽ rất nguy hiểm.

Theo V.K - Vietnamnet


mang thai


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.