Cứ ngỡ con có IQ cao là học giỏi, nghiên cứu khoa học lại chỉ ra 3 sự thật bất ngờ

IQ không phải yếu tố quyết định thành tích học tập của một đứa trẻ.

Mỗi chúng ta ai cũng đều mong muốn bản thân cũng như con cái mình là những người thông minh ưu tú nhất. Nhưng trên thực tế, sự thành công của một người không chỉ phụ thuộc vào chỉ số IQ.

Một tổ chức giáo dục ở nước ngoài đã thực hiện một loạt các nghiên cứu về những học sinh dẫn đầu để cố gắng tìm ra nguyên nhân gốc rễ của thành tích xuất sắc. Họ tin rằng những em này phải thực hiện một cái gì đó khác với những người bình thường.

Cứ ngỡ con có IQ cao là học giỏi, nghiên cứu khoa học lại chỉ ra 3 sự thật bất ngờ-1

Thông qua một lượng lớn dữ liệu theo dõi, so sánh và phân tích, 3 sự thật đã được hé lộ.

Sự thật 1: Thành tích không liên quan đến IQ cao như bạn nghĩ

Nhiều bậc cha mẹ tin rằng những đứa trẻ có thành tích tốt phải có chỉ số IQ cao, trong khi những đứa trẻ học kém chắc chắn có chỉ số IQ tương đối thấp. Nhưng trên thực tế, ảnh hưởng của IQ đối với thành tích không lớn như họ nghĩ.

Thông qua phân tích dữ liệu, tổ chức này phát hiện ra rằng điểm số của học sinh có liên quan tích cực đến số lượng các bài kiểm tra mô phỏng được đưa ra. Những sinh viên hoàn thành xuất sắc nhiều bài kiểm tra đều có điểm chung. Đó chính là tự tạo cho mình động lực, kỷ luật tự giác, năng lực vượt khó.

Trong đó, những học sinh có kỷ luật tự giác có thành tích cao hơn gần gấp đôi so với trẻ thông minh nhưng thiếu tự giác.  Vì vậy, thay vì băn khoăn về chỉ số IQ, tốt hơn cha mẹ nên bắt đầu với việc nuôi dưỡng kỷ luật tự giác của đứa trẻ.

Sự thật 2: Phương pháp quan trọng hơn nỗ lực

Có lẽ nhiều bậc cha mẹ đã nghe nói về "luật 10.000 giờ". Định luật này cho rằng, bất cứ ai cũng có thể trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định thông qua những nỗ lực liên tục, cụ thể là 10.000 giờ rèn luyện. Luật 10.000 giờ truyền cảm hứng cho nhiều người bởi họ tin rằng, những nỗ lực sẽ được đền đáp và cần cù có thể bù cho thông minh. 

Nhưng bây giờ thử làm một ví dụ. Nếu bạn là một người mới bắt đầu học bóng rổ, bạn có 10.000 lần ném thì liệu có tốt hơn so với lần đầu tiên không? Kỹ năng bóng rổ của bạn chắc chắn sẽ được cải thiện? Câu trả lời của nhiều người là có, nhưng với trường hợp siêu sao bóng rổ Jordan là: Không. Bởi vì, nếu cách bạn ném rổ là sai, sau đó, bạn lặp lại 10.000 lần, chỉ cần làm cho bạn thích nghi với cách ném sai và biến cách ném này thành thói quen, kết quả là bạn sẽ chơi càng tồi tệ hơn.

Điều này cũng đúng trong học tập. Học theo cách sai thì càng chăm chỉ, đôi khi hiệu quả càng kém. "Học bá" đều là người biết học tập hiệu quả, muốn con cái trở thành học sinh ưu tú, đừng quên tìm ra phương thức học tập hợp lý. Có thể tham khảo kinh nghiệm từ những người đi trước.

Sự thật 3: Sự khác biệt trong tư duy

Trong nghiên cứu này, học sinh xuất sắc và học sinh bình thường trong quá trình học tập có sự khác biệt trong nhận thức, dẫn đến sự khác biệt rất lớn trong thành tích học tập.

Lấy một ví dụ: Học sinh ưu tú và học sinh bình thường ghi chú theo cách rất khác nhau. Học sinh bình thường lo lắng không thể nhớ kiến thức, vì vậy trước kỳ thi, họ sẽ ôn tập lặp đi lặp lại, cố gắng nhồi nhét mọi thông tin vào tâm trí. Khi đối mặt với các câu hỏi kiểm tra có chút thay đổi, họ sẽ không biết bắt đầu từ đâu, dẫn tới khó đạt được điểm số cao.

Còn học sinh ưu tú sẽ không ghi nhớ kiến thức theo cách này. Họ sẽ cố gắng suy diễn, vẽ “bản đồ tư duy” hoặc sử dụng màu sắc hoặc giấy ghi chú để hệ thống các ý tưởng, vận dụng kiến thức vào các trường hợp cụ thể. Khi gặp các câu hỏi có phần lắt léo, họ sẽ nhanh chóng nhìn thấy ý định của người ra đề và đưa ra đáp án chính xác.

Những học sinh, sinh viên quan tâm và chủ động trong việc tìm tòi câu trả lời và làm sáng tỏ hiểu biết của mình thì thường đạt kết quả tốt hơn so với những người chỉ biết chờ đợi giải đáp từ phía giáo viên. Họ có khuynh hướng tận hưởng quá trình học hiểu mang tính sáng tạo và thích tìm tòi trong lĩnh vực của họ.

Trên thực tế, trong việc học, từ nghe bài giảng, làm bài tập về nhà, chuẩn bị bài tập, xem xét, câu hỏi... bạn sẽ thấy rằng cách tư duy của học sinh xuất sắc luôn luôn rất khác với học sinh bình thường. Sự khác biệt trong nhận thức dẫn đến sự khác biệt trong cách thức hành vi, từ đó dẫn đến các kết quả khác nhau.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/cu-ngo-con-co-iq-cao-la-hoc-gioi-nghien-cuu-khoa-hoc-lai-chi-ra-3-su-that-bat-ngo-20221127233141915.htm

chỉ số IQ

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.