Cùng “đủ tháng”, sự khác nhau giữa 37 tuần và 40 tuần sinh? Có thể kéo dài đến 40 tuần, bạn muốn sinh trước?

Trẻ sinh đủ tháng được các chuyên gia cho rằng ở tuổi thai từ 37 - 42 tuần (259 - 294 ngày), nặng trên 2,5 kg, chiều dài 47cm, không bị dị tật và phát triển khỏe mạnh. Vậy cha mẹ có thắc mắc về việc cùng "đủ tháng" nhưng sinh ở tuần thứ 37 và 40 tuần khác nhau không?

Sự khác biệt giữa thai nhi 37 tuần tuổi và 40 tuần tuổi thai?

Có sự khác biệt về cân nặng

Cùng đủ tháng”, sự khác nhau giữa 37 tuần và 40 tuần sinh? Có thể kéo dài đến 40 tuần, bạn muốn sinh trước?-1

Bảng tiêu chuẩn thông thường cho thấy ở tuần thứ 37 của thai kỳ, chiều dài của bé khoảng 50 cm, và cân nặng khoảng 3-3,4kg.

Khi thai được khoảng 40 tuần, cân nặng của thai nhi ở mức khoảng 3,3-4kg, chiều dài khoảng 50 cm.

Không khó để nhận thấy sự khác biệt kéo dài trong 3 tuần, các bé khi thai được 40 tuần có thể tích trữ nhiều chất béo hơn, đầy đặn hơn và có một chút chênh lệch về cân nặng.

Hệ thống miễn dịch khác biệt

Cùng đủ tháng”, sự khác nhau giữa 37 tuần và 40 tuần sinh? Có thể kéo dài đến 40 tuần, bạn muốn sinh trước?-2

Trong những trường hợp bình thường, thai nhi có thể từ từ thiết lập một cơ chế bảo vệ hoàn chỉnh trong bụng mẹ vào khoảng tuần thứ 37 của thai kỳ, đó là hệ thống miễn dịch của chính trẻ sơ sinh.

Hệ thống miễn dịch tự nhiên không hoàn hảo ở tuần 37 vì khi đó nó mới được thành lập, nhưng hệ thống này có thể tương đối trưởng thành vào khoảng 40 tuần tuổi thai. Do đó, cơ chế miễn dịch của thai nhi ở tuần thứ 37 của thai kỳ sẽ không được tốt so với thai nhi 40 tuần.

Sự phát triển của phổi và não khác nhau

Cùng đủ tháng”, sự khác nhau giữa 37 tuần và 40 tuần sinh? Có thể kéo dài đến 40 tuần, bạn muốn sinh trước?-3

Nói chung, sự phát triển phổi của thai nhi chưa hoàn hảo vào khoảng tuần thứ 37 của thai kỳ. Trong giai đoạn đầu này có nhiều kẽ phổi hơn và ít phế nang hơn.

Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự phát triển trí não của thai nhi ở tuần thai 37 đến 40 vẫn tương đối nhanh, và sự phát triển của thai nhi khi thai được 40 tuần tuổi sẽ hoàn thiện hơn.

Tất nhiên, những khác biệt trên đều dựa trên số liệu lý thuyết, mỗi thai nhi có những khác biệt riêng, một số trẻ sinh ra ở tuần thứ 37 vẫn có thể có vóc dáng đẹp, sức đề kháng tốt hơn so với trẻ sinh ra ở tuần thứ 40.

Vậy cha mẹ có nên cố chờ thai nhi được 40 tuần không?

Cùng đủ tháng”, sự khác nhau giữa 37 tuần và 40 tuần sinh? Có thể kéo dài đến 40 tuần, bạn muốn sinh trước?-4

Theo các chuyên gia về sức khỏe sinh sản, họ khuyên các bậc cha mẹ hãy sinh con theo nguyên tắc của tự nhiên, đừng cố gắng can thiệp các biện pháp khác để ảnh hưởng tới thời gian chào đời của cháu bé.

Có một số trường hợp, mẹ phải sinh mổ vì thai nhi thiếu oxy, dù sinh đủ tháng nhưng sự phát triển cũng như sức đề kháng của trẻ ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.

Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp nguy cấp, mẹ phải sinh sớm nếu không sẽ gây ra hiện tượng nong nhau thai, suy thai, chảy máu nhau thai... nguy hiểm tới tính mạng cả mẹ và con.

Khi gặp phải những tình huống đặc biệt này, mẹ bầu không nên chờ đợi một cách mù quáng. Vì sự an toàn của bản thân và thai nhi, hãy nghe theo lời khuyên của bác sĩ để em bé được sinh ra càng sớm càng tốt.

Theo Công lý & xã hội

Xem link gốc Ẩn link gốc https://conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/cung-du-thang-su-khac-nhau-giua-37-tuan-va-40-tuan-sinh-co-the-keo-dai-den-40-tuan-ban-muon-sinh-truoc-96758.html

sinh con


Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.