Dạy con 3 tuổi những gì để con phát triển toàn diện

3 tuổi là cột mốc đánh dấu nhiều sự phát triển mới của trẻ nhỏ, nổi bật là kỹ năng ngôn ngữ và biểu đạt nhu cầu, suy nghĩ của mình. Ở tuổi này, trẻ bắt đầu tò mò về thế giới xung quanh và có xu hướng đặt ra nhiều câu hỏi, trẻ cũng đã có nhận thức hơn và có thể đưa ra các “yêu sách” khiến bố mẹ đau đầu.

Chính vì thế nuôi dạy con giai đoạn 3 tuổi các phụ huynh sẽ phải đối diện khá nhiều khó khăn và thử thách. Làm thế nào để trẻ 3 tuổi phát triển toàn diện, thông minh và biết nghe lời? Tintuconline mời độc giả cùng tìm hiểu và tham khảo qua bài viết dưới đây.

Dạy con 3 tuổi những gì để con phát triển toàn diện-1

Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3 tuổi

Theo các chuyên gia, lứa tuổi lên 3 là giai đoạn bộ não của trẻ phát triển mạnh nhất và có những thay đổi rõ rệt trong nhận thức và hành vi. Ở độ tuổi này, con thể hiện rõ hơn cái tôi của mình, có xu hướng “nổi loạn” khi luôn muốn khẳng định chính mình, đôi khi còn tỏ ra rất bướng bỉnh, không nghe lời hoặc làm ngược lại với yêu cầu của bố mẹ.

Ngoài ra, 3 tuổi cũng là giai đoạn trẻ thích khám phá và học hỏi rất nhanh, hơn nữa còn thích nghe nhận xét của người khác về mình vậy nên con rất để tâm tới những lời nói của bố mẹ về mình. Do đó các bậc phụ huynh cần phải hết sức khéo léo trong việc nuôi dạy trẻ, giúp trẻ phát triển lành mạnh và trở thành một đứa trẻ thông minh và nhạy bén.

Trẻ 3 tuổi có thể làm những gì?

Từ thực tế cuộc sống, các nghiên cứu khoa học cũng như kinh nghiệm nuôi dạy con cái, trẻ 3 tuổi được nhận định có những khả năng nổi bật như sau: 

- Gọi tên các màu sắc quen thuộc một cách chính xác

- Tưởng tượng đồ vật theo cách sáng tạo riêng

- Nhớ các phần trong một câu chuyện

- Hiểu ý nghĩa giống – khác, cao – thấp, to – nhỏ, biết so sánh giữa các vật

- Đếm và hiểu khái niệm đếm

- Sắp xếp các đồ vật theo thứ tự hình dạng: tăng, giảm, to, nhỏ,…

- Nhận biết, xác định đồ vật và tranh ảnh thông thường

- Kỹ năng sử dụng ngón tay cũng khéo léo hơn: cởi – cài cúc áo, cầm bút vẽ và tập vẽ, cầm kéo nhựa để cắt, vặn – tháo chính xác.

Dạy con 3 tuổi những gì để con phát triển toàn diện-2

Dạy con 3 tuổi những gì để con phát triển toàn diện 

Đối với từng trẻ, các bậc phụ huynh nên áp dụng những biện pháp giáo dục trẻ 3 tuổi một cách linh hoạt, theo từng tính cách, tâm sinh lý của từng con. Tuy nhiên nhìn chung bố mẹ có con 3 tuổi nên chú ý dạy trẻ những điều cơ bản sau để trẻ phát triển toàn diện và lành mạnh:

Nhận biết màu sắc, hình khối

3 tuổi con đã có thể phân biệt rõ ràng các màu sắc cơ bản, hình khối và gọi tên được chúng. Vậy nên bố mẹ đừng ngần ngại hỏi con về màu sắc, hình dạng cũng như mô tả kỹ hơn về từng đồ vật, sự vật xung quanh chúng.

Hãy dạy con nhận biệt rõ từng màu sắc, hình khối thật chậm rãi và liên tục nhắc lại để ghim kiến thức vào não bộ của bé. Có một số trò chơi màu sắc đi kèm tư duy như đố bé thứ tự của tháp màu sắc, tìm màu theo tên gọi, đánh đàn với phím đàn màu sắc…Còn về hình khối, bố mẹ có thể dạy con ghép các hình khác nhau để tạo thành hình mới, ví dụ như 2 hình vuông tạo thành hình chữ nhật, 2 hình tam giác chụm vào nhau tạo thành hình vuông…

Bố mẹ cũng có thể dạy con về 2 yếu tố này ở mọi lúc mọi nơi, kể cả khi đang đi trên đường hay lúc ăn uống, bố mẹ chỉ cây màu gì, ngôi nhà màu gì, biển báo hình gì, màu các loại quả…để bé trả lời. Nếu bé không nhớ, bố mẹ hãy trả lời giúp bé và yêu cầu bé lặp lại, chắc chắn bé sẽ rất thích thú và ghi nhớ dễ hơn, lâu hơn. 

Dạy con 3 tuổi những gì để con phát triển toàn diện-3

Nhận diện chữ số

Bố mẹ không nhất thiết phải dạy con thuộc các chữ số, mà chỉ giới thiệu chữ số với con. Đầu tiên bố mẹ hãy cho con nhận biết các mặt chữ số, dạy con đếm đơn giản từ 1 đến 3 hoặc đến 5, 10 nếu con có hứng thú. Bạn vừa đếm vừa chỉ vào 10 đầu ngón tay để minh họa cho bé. Bố mẹ vui đùa cùng con như vậy mỗi ngày, bé sẽ nhớ dần và đến lúc con dùng tay mình để đếm.

Dạy trẻ biết tư duy và tự suy nghĩ

Trẻ từ 3 - 4 tuổi, khả năng tiếp thu kiến thức và ghi nhớ chúng sẽ tốt vượt bậc so với những giai đoạn khác. Những điều mà các bé học được từ bây giờ chính là nền tảng cho sự sáng tạo trong tư duy về sau. Càng liên hệ và tư duy nhiều ở độ tuổi từ 3 - 4 thì trí tuệ của trẻ sẽ được phát triển một cách tối đa qua từng thời kỳ.

Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần tận dụng được cột mốc “vàng” này để giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi cách tư duy, liên hệ, liên tưởng. Đừng chỉ trả lời những câu hỏi mà trẻ đặt ra, hãy hỏi ngược lại trẻ những vấn đề tương tự để trẻ có thể tự mình động não và đưa ra câu trả lời dựa trên cách nghĩ của chính mình.

Bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ ở trẻ

Ngôn ngữ phát triển thì trẻ mới có nhiều từ vựng để hình thành câu hỏi, bộc lộ suy nghĩ của bản thân. Cách đơn giản nhất để tăng cường khả năng ngôn ngữ ở trẻ từ 3 - 4 tuổi là thường xuyên giao tiếp, thường xuyên trò chuyện và chia sẻ, tâm sự với các bé.

Hãy hỏi các bé về các đề tài gần gũi như “Hôm nay con học những gì?”, “Hôm nay có gì vui?”,... để khơi gợi cảm xúc, kích thích trẻ bày tỏ suy nghĩ thông qua ngôn ngữ. 

Hoặc ba mẹ cũng có thể thường xuyên đọc cho các con nghe những cuốn say hay, những cuốn truyện thú vị. Sách bao hàm rất nhiều kiến thức hay mà bé chưa từng được biết trước đó. Vì vậy, bé sẽ đặt ra các câu hỏi để tăng thêm vốn hiểu biết cho bản thân. 

Dạy con 3 tuổi những gì để con phát triển toàn diện-4

Dạy trẻ biết tự lập

Chúng ta sẽ tự ghi nhớ kỹ hơn một việc nếu chúng ta tự làm, tự trải nghiệm, tự vấp ngã và tự đứng lên. Trẻ em cũng vậy, các bé sẽ có thể tích lũy hàng vạn kiến thức chỉ nhờ vào việc tự mình thực hiện. Tự lập giúp bé chủ động học hỏi mà không phải ỷ lại vào cha mẹ hoặc thầy cô. Dần dần, trẻ sẽ linh hoạt và tư duy nhanh nhạy hơn trong mọi vấn đề.

Ngoài ra, bé cũng sẽ học được mọi lúc, mọi nơi, bất cứ khi nào bé thấy tò mò hoặc thắc mắc. Ba mẹ chỉ ở bên cạnh bé để chỉ cho bé cái gì đúng, cái gì sai, để bé nhận ra nên và không nên làm gì. Có như vậy, bé mới trưởng thành hơn qua từng ngày, bổ sung thêm vào kho tàng tri thức của bé thật nhiều điều bổ ích và thú vị.

Tự lập ở trẻ từ 3 - 4 tuổi thật ra không hề cao siêu, nó chỉ đơn giản là những việc làm hằng ngày như tự làm vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, gấp quần áo, dọn dẹp góc phòng, tự ăn,... Những việc này ba mẹ chỉ cần chỉ bé 1, 2 lần, bé hoàn toàn có thể tự mình thực hiện. 

Dạy con biết đọc sách

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của sách đối với đời sống thường ngày. Dạy trẻ 3 - 4 tuổi đọc sách không phải là đọc hiểu từng từ, thấm nhuần ý nghĩa. Mà chỉ là đọc tranh đơn giản, thông qua đó kích thích sự tò mò và khả năng liên tưởng sáng tạo ở trẻ.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ thông qua việc đọc cho trẻ nghe vào thời gian rảnh, trước khi đi ngủ. Khi có gì khó hiểu, bé sẽ hỏi ngay lập tức để được ba mẹ giải đáp ngay lúc đó. 

Thông qua việc này, bé sẽ học thêm được nhiều cái mới một cách tự nhiên và không gò bó. Đừng quên hỏi ngược lại bé, để bé phát huy được kỹ năng tự suy nghĩ, hình thành ý kiến chủ quan dựa trên những kiến thức mà bé đang có.

Dạy con 3 tuổi những gì để con phát triển toàn diện-5

Dạy trẻ biết cách bảo vệ bản thân

Tình trạng trẻ nhỏ bị xâm hại hiện nay đang rất phức tạp, do đó việc giáo dục trẻ tự bảo vệ bản thân là điều tất yếu. Cha mẹ đừng nghĩ trẻ mới 3 tuổi chưa biết gì nên thường bỏ qua việc này. Cha mẹ có thể mua đồ lót cho con mặc, ngày nào cũng thay giặt và 3 tháng thay toàn bộ đồ lót mới.

Sau đó, cha mẹ dặn con tuyệt đối cấm cho mọi người động vào khu vực cơ thể bên trong đồ lót của con. Dạy con tự hét váng lên nếu ai đó chạm vào vùng này. Chắc chắn điều đó sẽ giúp con an toàn hơn.

Theo V.K (tổng hợp) - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.