- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Để trẻ phải “làm hài lòng” bố mẹ là thất bại lớn nhất của các bậc sinh thành
Một sự kiện xảy ra ngày hôm qua đã làm tôi xúc động rất nhiều.
- Quý tử nhà Phạm Hương hơn 2 tuổi đã dạn dĩ, độc lập, cách Hoa hậu rèn luyện, dạy dỗ con thật đáng học hỏi
- Con trai liên tục bị bạn cùng lớp bắt nạt, người cha tung chiêu độc giúp cậu bé lật ngược tình thế
- 3 dấu hiệu trên ĐTDĐ cho thấy con bạn đang lén lút xem trang web xấu, bố mẹ cần biết để kịp thời hướng dẫn trẻ
Con gái tôi vốn không thích uống sữa bột, sau khi được mẹ pha cho một bình sữa đầy, con bé liền quay đầu đi, không chịu uống.
Lát sau, con bé bảo tôi ôm nó, tôi thuận miệng nói: "Sữa bột sẽ nguội mất, nếu con vẫn không uống thì mẹ không ôm."
Con bé quay lại và bưng bình sữa lên, uống hai ngụm, sau đó đi đến ôm tôi.
Tôi đột nhiên phát hiện ra rằng con gái tôi đang làm hài lòng tôi bằng cách uống sữa bột.
Nhỏ như vậy, con gái đã bắt đầu dùng việc lấy lòng để cầu xin, vậy tôi làm mẹ cũng quá thất bại.
Đằng sau việc "làm hài lòng" là nỗi sợ hãi
Tôi đã từng thấy một cư dân mạng nói về trải nghiệm thời thơ ấu của cô ấy.
Không biết từ khi nào, mọi người xung quanh đã nói với cô ấy những lời như vậy: "Cháu phải là một đứa trẻ ngoan! Bởi nếu không có bà của cháu, có lẽ giờ này cháu đã vất vưởng nơi nào rồi”.
Khi bà của cô tức giận, bà sẽ nói: "Đi đi, tôi không muốn cô nữa. Xem chỗ nào tốt hơn thì đến ở nhà người ta”. Điều này khiến cô ấy thực sự sợ hãi!
Nhà cô chỉ cách trường tiểu học vài phút, nhưng ngày nào cô cũng phải đi ngay sát giờ vào học và về nhà ngay sau tiếng chuông reo. Ngay cả khi một người bạn trong lớp yêu cầu cô đi học sớm, cô chỉ có thể từ chối.
Sau khi lớn lên, bà nội đổ bệnh, cô hoặc phải ra đồng làm ruộng hoặc ở nhà chăm bà, hầu như không đi chơi với bạn bè vào dịp cuối tuần, ngày lễ.
Những dịp liên hoan, bạn bè đi chơi nhưng cô chỉ có thể ở nhà giặt giũ, rửa bát.
Cô ấy cực kỳ bất an và chỉ có thể là một đứa trẻ ngoan để làm vui lòng người khác.
Có một tình tiết như vậy trong bộ phim truyền hình Nhật Bản thế này: Khi còn nhỏ, A (viết tắt) đã vô cùng không thích ăn ngô luộc. Mẹ cô lại phớt lờ cảm xúc của con gái và khiển trách cô: "Con không thích ăn ngô? Nếu đã vậy thì đừng ăn nữa."
Mẹ A cũng nói rằng bà đã vứt tất cả ngô vào thùng rác.
A kinh ngạc: "Tại sao mẹ đã vứt bỏ chúng?"
Mẹ cô buộc tội: "Bởi vì con không ăn chúng! Thật là những bắp ngô đáng thương. Tất cả chúng đều do mọi người chăm chỉ trồng nên. Giờ thì con đã giết chúng mất rồi!”
Kể từ đó, A giả vờ ăn ngô một cách ngon lành trước mặt mẹ cô.
Không những thế, mẹ A luôn coi thường những lọn tóc xoăn tự nhiên của A. Bà vẫn thản nhiên chế giễu: “Con đừng ra ngoài với kiểu tóc đáng xấu hổ đó nhé!”.
Vì những lời mẹ nói, A sợ người khác không thích mình như mẹ cô, kiên trì mỗi buổi sáng bí mật ép tóc.
Những hành vi tiêu cực như bỏ bê, coi thường, khiển trách, buộc tội và xúc động sẽ khiến đứa trẻ thiếu tình yêu thương.
Trẻ sẽ luôn nghĩ rằng: “Mình chưa nhận được đủ tình yêu thương vì mình chưa xứng đáng. Có lẽ chỉ khi mình đủ tốt thì mới có được tình yêu và sự quan tâm của bố mẹ”.
Vì vậy đứa trẻ chỉ có thể ngoan ngoãn, hiếu thảo, làm hài lòng và tự kìm nén mình.
“Làm hài lòng” là một trạng thái nguy hiểm, có thể đi kèm theo cuộc sống của một đứa trẻ
Những đứa trẻ không nhận được đủ tình yêu thương và sự quan tâm ở nhà cũng sẽ khó trung thực trong việc thể hiện bản thân ở môi trường khác. Chẳng hạn như A. Tư tưởng phải “làm hài lòng” người khác xuất hiện trong mọi khía cạnh cuộc sống của cô.
A từng bị cấp trên khiển trách trước mọi người vì làm "vật thế thân" cho một đồng nghiệp mà không dám kêu ca gì. A là người luôn chuẩn bị bữa trưa cho hai người chỉ vì muốn được ăn cùng cô bạn đồng nghiệp khác. Mọi người chụp ảnh tập thể, A bị chụp lúc mắt nửa đóng nửa mở, cô vẫn đồng ý để cho họ tải ảnh lên internet mà không dám yêu cầu chụp lại.
Khi đồng nghiệp chế giễu cô về cách ăn mặc và nhại phản ứng của cô, mặc cho A đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau, tất cả đều dẫn đến phản ứng khinh miệt. Cuối cùng, cô cảm ơn vì họ đã thay đổi chủ đề.
A sẽ khen ngợi sự năng động của các đồng nghiệp trên các nền tảng khác nhau. Và ngay cả khi đã cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người, cô không bao giờ được chấp nhận và công nhận.
Khi chuyển đến ngôi nhà mới, cô nghe người qua đường thuận miệng nói vài lời khó nghe thì liền cho rằng họ đang nói về mình nên liên tục xin lỗi, giải thích.
Khi cực kỳ nhạy cảm với sự thiếu an toàn, A kiềm chế bản thân để làm hài lòng người khác. Cô sợ rằng một khi cô đưa ra yêu cầu hoặc ý tưởng không như họ, mối quan hệ của cô và mọi người sẽ trở nên xa cách.
A có thói quen lặp đi lặp lại một kiểu quan hệ với cha mẹ hết lần này đến lần khác, việc “lặp đi lặp lại một cách cưỡng bách” này không mang lại lợi ích gì cho cô ấy mà còn khiến cô ấy bị tổn thương hết lần này đến lần khác.
Những tổn thương này đã nhiều lần kiểm chứng tư tưởng “Tôi không đáng được yêu” và khiến cô ngày càng lún sâu hơn trong vũng lầy của việc lấy lòng người khác.
Sự tương tác không lành mạnh với cha mẹ giống như bánh xe lịch sử, để lại dấu ấn trong thế giới của trẻ.
Nhiều bậc cha mẹ lại mặc nhiên kế thừa những cách giáo dục tai hại từ thế hệ trước và sử dụng chúng để làm hại thế hệ sau, biến con cái họ trở thành một con người khác.
Mong muốn cuối cùng của việc trẻ “làm hài lòng” người khác chính là sự công nhận của bố mẹ
Khi một đứa trẻ không thể hiện được sự tự nhiên của một đứa trẻ, nó có thể là để làm hài lòng cha mẹ. Lúc này, cha mẹ có thể làm như sau:
1. Đừng định nghĩa trẻ em theo kết quả
Cha mẹ luôn vô tình khen ngợi bọn trẻ: "Con thật tuyệt vời vì đã đứng đầu kỳ thi."
Những lời khen ngợi, sự quan tâm, yêu thương lúc này sẽ khiến trẻ nghĩ rằng chỉ khi đứng đầu kỳ thi, chúng mới có được hạnh phúc như thế này. Vì vậy, chúng sẽ coi điểm số tốt là một cách để có được tình yêu, và sử dụng điểm số để yêu cầu tình yêu của cha mẹ mình.
2. Đừng chỉ trích trẻ tùy ý
“Tại sao con ngu thế? Nếu con thậm chí không thể làm điều này thì sẽ chẳng làm được gì cả!”
Sự kén chọn và chỉ trích bất cẩn của cha mẹ sẽ khiến trẻ trở nên rất nhạy cảm, trẻ sẽ tiếp nhận và nội tâm hóa mọi thông tin tiêu cực như một miếng bọt biển ngấm nước, và cuối cùng cảm thấy rằng mình không đủ tốt để được yêu thương.
3. Cha mẹ phải học cách đối phó với cảm xúc của bản thân
Con đang vui chơi, cha mẹ lạnh lùng đến nói một câu: “Không chơi nữa! Con biết gì mà chơi!”
Nếu cha mẹ không ổn định về mặt cảm xúc, đứa trẻ sẽ học cách quan sát bề ngoài. Chúng không biết khi nào và trong hoàn cảnh nào thì bố mẹ sẽ buồn lòng, vì vậy chúng trở nên nơm nớp lo sợ và cố gắng hết sức để làm vui lòng bố mẹ.
4. Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc của mình
Để trẻ bộc lộ cảm xúc thật, nói ra suy nghĩ thật của mình, đồng tình với cảm xúc của trẻ và phản hồi kịp thời. Bằng cách này, trẻ sẽ không cảm thấy tình cảm của mình không quan trọng, cũng không phải là người sống không cảm xúc chỉ để làm hài lòng người khác một cách mù quáng.
Theo Việt Anh - Vietnamnet
-
Làm mẹ1 giờ trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ6 giờ trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ9 giờ trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ12 giờ trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ1 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ1 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.
-
Làm mẹ1 ngày trướcĐược ví như những bông tuyết, thế hệ học sinh, sinh viên gen Z, gen Alpha (sinh ra từ năm 2000 đến nay) vừa long lanh, vừa dễ gãy vỡ. Những gì các em biểu hiện chỉ là phần nổi của những tích tụ lâu ngày không được tháo gỡ.
-
Làm mẹ2 ngày trướcỞ nhà “cháu nó ngoan lắm”, đến trường là trò giỏi nhưng ra đường, nhiều học sinh, sinh viên lột xác thành một con người khác khiến phụ huynh, giáo viên ngơ ngác “đứng hình”. Vậy điều gì đang xảy ra với nhiều bạn trẻ sinh trong khoảng năm 1997 - 2012?
-
Làm mẹ2 ngày trướcNếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…
-
Làm mẹ3 ngày trướcChuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcChuyện căng thẳng trong gia đình chị Thuận (ở quận Tân Bình, TPHCM) bắt đầu từ việc cậu con trai tốt nghiệp đại học, xin được việc làm và muốn bố mẹ cho ra… ở riêng.
-
Làm mẹ4 ngày trướcThiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.
-
Làm mẹ4 ngày trướcNăm ngoái, khi đang dùng bữa tại một nhà hàng ở Ohio (Mỹ), Sherry Howard, 53 tuổi, nhận được cuộc gọi từ cô con gái 28 tuổi, nhờ mua đồ ăn của nhà hàng mang về. Howard lúc đó rất sửng sốt, không phải vì việc mua đồ ăn mà vì con gái biết bà đang ở đâu.