- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Định hình tư duy tích cực cho trẻ
Một đứa trẻ có tư duy tích cực thường tìm ra hướng giải quyết thuận lợi hơn là rơi vào những suy nghĩ tiêu cực. Sau đây là những việc cha mẹ cần làm để giúp con rèn luyện tư duy tích cực.
Thể hiện lòng biết ơn là một trong những cách rèn luyện tư duy tích cực hiệu quả cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Cha mẹ hãy dạy trẻ biết ơn với mọi thứ mà trẻ đang có:
Biết ơn cha mẹ vì đã nuôi dưỡng mình, biết ơn thầy cô vì đã dạy dỗ con nên người, biết ơn vì được ăn những bữa ăn ngon và đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày…
Ngừng phàn nàn, cáu gắt với con
Nếu phải tiếp xúc hằng ngày với những người thường xuyên than vãn, cau có… trẻ sẽ có xu hướng bắt chước và ăn sâu vào nhận thức, hành động. Thay vì cáu gắt, phàn nàn rằng "dạo này mẹ thấy con không tập trung vào việc học?
Tại sao lại bị điểm thấp như vậy?" thì các bậc phụ huynh nên động viên và thay đổi cách đặt vấn đề như: "Dạo này con có gặp vấn đề gì không? Mẹ có thể chia sẻ và giúp đỡ con không?"…
Những câu hỏi quan tâm như vậy sẽ khiến trẻ có thời gian để nhìn nhận vấn đề và suy nghĩ tích cực hơn, không còn cảm giác lo sợ bị bố mẹ mắng.
Dành lời khen khi con hoàn thành việc nhà
Con trẻ được phân chia công việc nhà thường rất phấn khởi. Cảm giác được phụ giúp bố mẹ khiến con thấy mình có ích. Các con luôn mong muốn nhận được những lời khen từ người lớn. Do đó, sau khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ, cha mẹ nên có những phần thưởng, lời khen dành cho trẻ.
Nhắc trẻ cười thật nhiều
Nụ cười là một trong những yếu tố giúp rèn luyện tư duy tích cực cho trẻ vô cùng đơn giản mà hiệu quả. Ba mẹ hãy luôn nhắc trẻ cười thật tươi vì khi trẻ cười, cơ thể sẽ giải phóng endorphin, một loại hormone hạnh phúc, khiến trẻ vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn, nhờ đó tăng cường khả năng miễn dịch và giảm căng thẳng.
Ảnh minh họa
Động viên trẻ tự tin bày tỏ ý kiến, cảm xúc
Góc nhìn của con trẻ nên được người lớn tôn trọng và lắng nghe. Cho dù đó là nỗi buồn, niềm vui, lo lắng, giận hờn hay bất kỳ cảm xúc nào khác, cha mẹ hãy trao đổi với con rằng: "Đó là những điều bình thường, con không cần phải che giấu cảm xúc của mình"…
Một khi trẻ nhận được sự quan tâm, động viên từ gia đình, bạn bè, những suy nghĩ tiêu cực sẽ biến mất, nhường chỗ cho tư duy tích cực, tìm kiếm hướng giải quyết, niềm vui mới.
Lắng nghe giải pháp của con
Khi phát hiện ra điều bất thường ở con trẻ, điều đầu tiên mà cha mẹ cần làm, đó là quan sát. Việc quan sát có vai trò vô cùng quan trọng, giúp ích trong việc tiếp cận và giúp trẻ giải thoát bản thân khỏi những rắc rối.
Sau khi quan sát và có cái nhìn thực tế, bố mẹ tiến hành hỏi thăm và tìm hiểu sự việc thông qua việc trao đổi với con. Cha mẹ nên chủ động gợi hỏi, quan tâm, phân tích và lắng nghe những giải pháp của trẻ đưa ra; cho con thấy rằng, mọi chuyện đều có thể bình tĩnh phân tích và giải quyết.
Tư duy tích cực và tin vào điều tốt đẹp sẽ mau chóng giúp chúng ta thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực.
Thấu hiểu khó khăn mà con đang gặp phải
"Tại sao điểm thi môn Toán lúc nào cũng thấp vậy?", câu hỏi kiểu này thường mang đến áp lực đối với trẻ. Thay vào đó, cha mẹ hãy thừa nhận những mặt hạn chế của con, luôn đồng hành với con trong suốt quá trình nỗ lực, phấn đấu của con.
Cho con tiếp xúc với người lạc quan
Những đứa trẻ được tiếp xúc, nói chuyện, thảo luận với người có lòng trắc ẩn, sống tích cực, yêu đời và luôn cố gắng để đạt được mục tiêu sẽ có nhiều cơ hội để phát triển toàn diện hơn.
Thông qua cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, những lời nói có văn hóa, những hành vi ứng xử đúng mực sẽ có tác động tích cực tới trẻ, giúp trẻ được thấm nhuần, xây dựng lối tư duy tích cực và hành xử có đạo đức.
Giúp trẻ bày tỏ trải nghiệm tích cực trong ngày
Thay vì đặt những câu hỏi như "Ngày hôm nay của con như thế nào?" thì các bậc phụ huynh nên đặt vấn đề một cách chi tiết hơn về những điều tích cực, niềm vui đã diễn ra trong ngày của con.
Những câu hỏi cụ thể và chi tiết sẽ giúp trẻ tập trung vào những câu chuyện thú vị, dần quên đi những điều không may mắn, không vui vẻ đã trải qua.
Theo GĐXH
-
Làm mẹ1 ngày trướcBước vào tuổi dậy thì con tôi nổi loạn tới mức gây sốc liên tục cho vợ chồng tôi, từ mê game, ăn cắp vặt đến lì lợm, phản kháng... Tôi bất lực không biết nên làm thế nào? Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn chia sẻ và đưa lời khuyên giúp gỡ rối cho người bố đang hoang mang.
-
Làm mẹ1 ngày trướcHãy xem những bậc cha mẹ Do Thái đã thấu hiểu và đồng hành cùng con ra sao để có thể tạo ra những đứa trẻ cởi mở, mạnh mẽ và giỏi giang.
-
Làm mẹ2 ngày trướcBé gái là con thứ 3 trong gia đình. Mẹ bé bị đái tháo đường thai kỳ, từng phải lọc máu do viêm tụy cấp. Thời điểm nhập viện, sản phụ có chỉ số mỡ máu tăng gấp 10 lần mức bình thường.
-
Làm mẹ2 ngày trướcSau hơn 2 thập kỷ dành cả thanh xuân "tìm con", mới đây, nhờ y học hiện đại, chị Nguyễn Thanh Hương (SN 1979), anh Nguyễn Văn Khoá (SN 1966) mới được làm bố mẹ.
-
Làm mẹ2 ngày trướcHồ Ngọc Hà mới đây khoe một đoạn clip ngắn về con gái Lisa nhưng điều khiến khán giả chú ý chính là gen trội giống mẹ của cô bé.
-
Làm mẹ3 ngày trướcCó một sự thật là trong quá trình giao tiếp với con cái, hầu hết các bậc cha mẹ trên thế giới này đều có những mẫu câu chung. Trong đó có không ít những câu nói trẻ không hề muốn nghe.
-
Làm mẹ4 ngày trướcBiếng ăn là một vấn đề phổ biến ở trẻ em, gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn tác động đến tinh thần của trẻ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcBấm xong lệnh chuyển tiền trên dịch vụ "internet banking" đến một tài khoản thiện nguyện, chị Nhã quay sang ôm cô con gái nhỏ với niềm vui khôn tả...
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrong bối cảnh xã hội đầy biến động hiện nay, việc dạy con đương đầu với thách thức trở thành một nhiệm vụ quan trọng cho các bậc phụ huynh. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng sống mà còn trang bị cho các em những phẩm chất cần thiết để vượt qua khó khăn trong tương lai.
-
Làm mẹ5 ngày trướcLượng nước của mẹ bầu cần tăng lên để hỗ trợ quá trình mang thai và thai nhi. Không uống đủ nước trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
-
Làm mẹ5 ngày trướcNhiều bạn trẻ hôm nay đang cực kỳ cô đơn và cô độc trong cuộc đời thực.
-
Làm mẹ6 ngày trướcĐau tai là một trong những biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ khiến cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ lo lắng, thậm chí nhiều người lập tức đưa con vào viện ngay trong đêm. Vậy cha mẹ, người thân của trẻ nên xử trí ra sao?
-
Làm mẹ06/10/2024Chiếc xe chở bị cáo khuất dần sau cánh cổng trụ sở Tòa án Nhân dân huyện. Chị Lịch xa xẩm mặt mày, lảo đảo như muốn ngã.
-
Làm mẹ06/10/2024Việc chăm sóc mẹ và bé trong tuần đầu tiên là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong việc phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm như xuất huyết sau sinh, nhiễm trùng, hoặc tình trạng sức khỏe không ổn định của trẻ.