Đoàn Di Băng không dám cai bình cho con gái 6 tuổi vì điều này

Thấy con gái 6 tuổi của Đoàn Di Băng vẫn còn ôm bình sữa, nhiều người thắc mắc tại sao đại gia quận 7 vẫn cho con bú bình?

Mới đây, trên trang cá nhân của đại gia nhà 200 tỷ Đoàn Di Băng có chia sẻ đoạn clip bà mẹ 3 con cưng nựng cô con gái thứ 2 Yuki, vì trót làm con gái giận dỗi. Cô liên tục hỏi con gái hết giận chưa, còn Yuki thì vẫn thút thít "mẹ đánh con đau", "đừng đánh con nữa", "con không muốn làm huề với mẹ đâu",... Ấy thế nhưng chỉ sau vài phút cưng nựng của mẹ, cô bé đã cười khoái chí và đồng ý hết giận dỗi mẹ.

Con gái 6 tuổi của Đoàn Di Băng vẫn bú bình

Giây phút 2 mẹ con nhà Đoàn Di Băng tình cảm bên nhau khiến dân mạng cảm thấy rất dễ thương và thích thú. Tuy nhiên nhiều chị em tinh ý liền nhận ra Yuki 6 tuổi rồi mà vẫn đang ôm bình sữa. Có người tò mò hỏi nữ đại gia quận 7: "Yuki lớn vậy mà vẫn bú bình ạ". Đáp lại những thắc mắc của cộng đồng mạng, Đoàn Di Băng cho biết con gái cô vẫn đang bú bình. Mẹ chưa cai bú bình cho con vì sợ bé bỏ uống sữa như cô chị. Nữ đại gia quận 7 chia sẻ: "Hồi xưa Hana 3 tuổi mẹ không cho bú bình, đổi qua ly thế là Na bỏ sữa sớm. Rút kinh nghiệm, ba nói Yuki bú chừng nào thấy quê thì bỏ bình thôi chứ không ép nữa".

Nhiều mẹ bỉm sữa khác lo ngại việc cho Yuki bú bình lâu sẽ dẫn đến răng con bị hô, nhưng bà xã Nguyễn Quốc Vũ chia sẻ: "Con đã mọc được nhiều răng đâu mà lo hô?".

Đoàn Di Băng không dám cai bình cho con gái 6 tuổi vì điều này-1

Lo lắng của bà mẹ 3 con được nhiều người thông cảm. Nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng Đoàn Di Băng nên tìm phương pháp cai bú bình cho con. Vì bé càng bú bình lâu càng không có lợi cho sức khỏe và thẩm mỹ của con.

Chúng ta đều biết rằng, sữa là một nguồn dinh dưỡng quan trọng cho bé đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời. Trẻ cần được bú sữa mẹ, sữa công thức hoặc kết hợp cả 2 loại này để có đủ dinh dưỡng phát triển cơ thể và não bộ nhất là trong 12 tháng đầu khi hệ răng và hệ tiêu hóa của bé chưa sẵn sàng để cung cấp các dưỡng chất cho bé thông qua việc ăn dặm.

Khi con cai sữa mẹ, bé chuyển sang bú bình và yêu thích việc bú bình. Tuy nhiên các chuyên gia Nhi khoa khuyên rằng các bậc phụ huynh hãy bắt đầu cai bú bình cho bé khi trẻ được 12 tháng tuổi và kết thúc quá trình này khi trẻ được ít nhất 18 tháng tuổi để giảm các tác động xấu đến sức khỏe cũng như răng của bé.

Ảnh hưởng của việc trẻ bú bình quá lâu

1. Sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng

Bé bú bình lâu thì càng có nguy cơ sâu răng cao. Một số bé vừa ngủ vừa ngậm ti bình sữa trong miệng có tác hại rất xấu tới răng bé vì trong sữa có chứa nhiều đường.

2. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt trẻ

Tạp chí BMC Nhi khoa cho biết, khi trẻ bú bình quá lâu sẽ khiến cho răng có nguy cơ mọc lệch cao hơn. Hành động bú bình lâu dần sẽ tạo thành các khe hở giữa những chiếc răng, khiến cho hàm trên và hàm dưới không khớp chặt với nhau.

Ngoài ra, các cơ trên mặt không co giãn và điều chỉnh nhịp nhàng ảnh hưởng tới sự phát triển của khuôn mặt bé sau này. Nguy cơ mất thẩm mỹ có thể xảy ra. Ngoài ra, việc bú mút trong thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến khớp hai hàm và hoạt động nhai của bé.

3. Các ảnh hưởng khác

Nếu như bố mẹ không vệ sinh bình sữa sạch sẽ, bình sữa có thể khiến trẻ bị nhiễm vi khuẩn, vi rút. Ngoài ra, việc trẻ bú bình khiến con có nguy cơ cao bị viêm tai giữa.

Không những thế, theo nghiên cứu trên tạp chí Dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em (Maternal and Child Nutrition-Mỹ) cho thấy rằng bé trên 1 tuổi vẫn bú bình sẽ hấp thụ lượng calo lớn hơn so với bé uống sữa bằng cốc. Điều này dẫn đến tăng nguy cơ béo phì cao hơn 33% sau này.

Đoàn Di Băng không dám cai bình cho con gái 6 tuổi vì điều này-2

Cách cai bú bình cho trẻ hiệu quả

2. Hai cách phổ biến để chuyển trẻ từ bú bình sang cốc

Cai bú bình dần dần: Muốn quá trình cai bú bình thành công, bố mẹ cũng không nên vội vàng. Hãy từ từ giảm dần số lượng bình sữa phụ huynh cho bé bú trong ngày và bắt đầu thay thế những lần đó bằng một cốc sữa.

Trẻ có xu hướng thích bú bình vào buổi tối hoặc sáng, vì thế mẹ nên chú ý thay thế cữ bú bình sang cốc ở những bữa trong ngày. Dần dần mẹ có thể bỏ những bình buổi sáng hoặc buổi tối cho đến khi bé có thể bỏ bú bình hoàn toàn.

Cai bú bình tức thì: Bỏ tất cả bình sữa của trẻ đi để trẻ không thể bú bình nữa. Có thể thời gian đầu cả mẹ và bé đều căng thẳng, trẻ mất nhiều thời gian hơn để trẻ đi vào giấc ngủ. Ban đêm là một thử thách lớn đối với những đứa trẻ đã quen với bình sữa. Cha mẹ có thể tạo một thói quen trước khi đi ngủ bằng các câu chuyện, hành động âu yếm, xây dựng môi trường ấm áp, thoải mái sẽ giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nhưng sau đó mọi thứ sẽ ổn. Con sẽ dần quen với việc uống sữa bằng cốc.

2. Tập cho trẻ dùng cốc

Bố mẹ cho ít nước vào cốc rồi cho trẻ tập uống. Ngoài ra, còn có thể cho trẻ cầm chiếc cốc rỗng để chơi cho đến khi quen dần. Sau bữa ăn, mẹ hãy dùng cốc cho bé uống nước tráng miệng. Dần dần, bé sẽ hình thành thói quen dùng cốc uống nước, sữa.

Đoàn Di Băng không dám cai bình cho con gái 6 tuổi vì điều này-3

3. Khuyến khích động viên con

Khi con có bước tiến mới trong việc chuyển từ bú bình sang uống cốc, cha mẹ nên khuyến khích, động viên trẻ. Những lời này rất quan trọng để con có hứng thú với việc dùng cốc uống.

4. Kiên trì, theo đuổi đến cùng

Việc hướng dẫn bé cai bình cần rất nhiều sự kiên nhẫn và cố gắng của bố mẹ. Quá trình bé chuyển từ bú bình sang dùng cốc không phải là chuyện ngày một ngày hai mà phải mất một thời gian nhất định. Vì vậy khi thấy bé chưa có thay đổi, bố mẹ cũng không nên nản nòng bỏ cuộc. Chìa khóa để giúp trẻ bỏ bú bình sữa là sự duy trì. Một khi cha mẹ đã quyết định cho trẻ bỏ bú bình thì tuyệt đối không cho trẻ chạm đến bình nữa. Có như vậy con mới sớm bỏ bú bình thành công.

 

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/doan-di-bang-khong-dam-cai-binh-cho-con-gai-6-tuoi-vi-dieu-nay-22202299143154145.htm

Đoàn Di Băng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.