"Đôi cánh" của cậu bé điếc bẩm sinh

Ngay từ mới mấy tháng tuổi, cậu bé Tạ Việt Vượng đã không nghe được âm thanh. Để chắp cánh cho tương lai của con trai, mẹ của em đã không quản khó khăn, vất vả chuẩn bị cho con hành trang tốt nhất có thể trên đường đời.

Đôi cánh của cậu bé điếc bẩm sinh-1
Mẹ con chị Tống Thị Nga và em Tạ Việt Vượng

Tạ Việt Vượng sinh năm 2011, là con trai cả của chị Tống Thị Nga (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), bị điếc bẩm sinh. Chị Nga cho biết: "Có 5 cấp độ của bệnh điếc thì con đã bị điếc ở cấp độ 4. Khi mới chào đời, Vượng không có biểu hiện nào bất thường cả, con rất nhanh nhẹn, bụ bẫm, chỉ khoảng 15 ngày tuổi đã biết bi bô hóng chuyện". 

Cho đến khi con 7 tháng tuổi, chị Nga thấy các anh chị nghịch ngợm trêu đùa ở bên cạnh mà Vượng vẫn ngủ rất ngoan, không có phản ứng gì. Linh cảm của người mẹ đã nhắc nhở chị đưa con đi khám nhưng bác sĩ bảo có thể Vượng chỉ chậm nói chứ không có vấn đề gì. Đến khi con được 1 tuổi, vẫn không thấy con trai nói, chị Nga đưa con lên Hà Nội khám thì nhận được chuẩn đoán con bị điếc cấp độ 4.

Nghe chẩn đoán từ bác sĩ, chị Nga như đứt từng khúc ruột nhưng không để bản thân suy sụp lâu, chị cố gắng gạt đi những đau thương, chấp nhận vất vả để đồng hành cùng con. Cả hai vợ chồng đều là công nhân, kinh tế gia đình vốn khó khăn, giờ lại càng chật vật hơn. Nhưng để con có tuổi thơ đầy đủ như bao bạn bè cùng trang lứa, vợ chồng chị Nga đã không quản vất vả, làm ngày làm đêm, dành dụm tiền bạc mua cho Vượng một máy trợ thính, mong đó là phương tiện giúp con tìm hiểu và khám phá thế giới.

Đến tuổi đi nhà trẻ, khó khăn lại chồng chất khi Vượng khó hòa nhập cũng các bạn bình thường. Chị Nga quyết định đưa Vượng đến trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật tại thành phố Nam Định. Sau đó, chị cho con lên Hà Nội để học tại trường dạy trẻ câm điếc Nhân Chính. Chị lặn lội với đủ mọi nghề để lo cho con đi học, từ rửa bát thuê, bán đồng nát, đi trông trẻ…

Mặc dù bản thân gặp nhiều thiệt thòi nhưng Vượng luôn mong muốn mình được hòa nhập với đám bạn cùng trang lứa. Thích những chỗ đông người, khát khao được lớn lên như bao đứa trẻ khác, cậu bé luôn muốn gặp gỡ thật nhiều người, được đi nhiều nơi để khám phá thể giới.

Chị Nga chia sẻ: "Bản thân bố mẹ chỉ vất vả nửa đời thôi nhưng mà con sẽ vất vả cả đời". Vì thế, chị luôn mong muốn làm những gì tốt nhất có thể cho Vượng, vất vả đến mấy cũng phải cho con đi học. Theo chị, đi học là một bước tiến để trang bị cho tương lai tốt hơn, nếu có kiến thức thì con sẽ đỡ vất vả.

Theo Phunuvietnam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/doi-canh-cua-cau-be-diec-bam-sinh-20241101091502774.htm

trẻ khuyết tật

Nuôi Dạy Con


'Đôi cánh' của cậu bé điếc bẩm sinh
Ngay từ mới mấy tháng tuổi, cậu bé Tạ Việt Vượng đã không nghe được âm thanh. Để chắp cánh cho tương lai của con trai, mẹ của em đã không quản khó khăn, vất vả chuẩn bị cho con hành trang tốt nhất có thể trên đường đời.
Người vợ bừng tỉnh sau giông bão cuộc đời
Chị vốn là người yêu đời, yêu cuộc sống là thế! 47 tuổi, không còn trẻ nhưng chưa phải là già. Tuổi trung niên chị Hồng còn bao nhiêu kế hoạch, dự định để bắt đầu…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.