Đưa con đi siêu thị, về nhà nhìn con cầm 1 thứ trong tay mà bà mẹ dở khóc dở cười

Nhìn món đồ con gái cầm nghịch trên tay mang từ siêu thị về, bà mẹ không biết xử lý thế nào.

Ở một giai đoạn nhất định, trẻ nhỏ thường có thói quen thích cầm nắm mọi thứ xung quanh chúng. Chỉ cần xung quanh có gì thú vị, nhất là những đồ mới lạ, bé sẽ cầm lên và nghịch ngợm. Thói quen này giúp trẻ rèn luyện khả năng cầm nắm một cách hiệu quả, tuy nhiên, không phải thứ gì trẻ cũng có thể tự tiện cầm nắm, nhất là khi đến chỗ công cộng, những chỗ lạ không phải nhà mình. Chẳng hạn như việc bé cầm nắm món đồ gì đó ở siêu thị về thì chắc chắn việc này sẽ ảnh hưởng đến việc bán hàng, càng tai hại hơn khi bé tự ý cầm món đồ đó về nhà, như câu chuyện của em bé nghịch ngợm dưới đây.

Khi đưa trẻ nhỏ đi siêu thị mua sắm cùng, bố mẹ sẽ không thể dành 100% sự chú ý cho bé, bởi lẽ, bố mẹ còn có mục đích chính là mua hàng. Một người mẹ kể lại rằng, một lần cô đã đưa con gái đi siêu thị cùng. Cô đặt con trên xe đẩy và đẩy qua các gian hàng để mua đồ. Thật may là lần nay con gái cô không hề khóc lóc, mè nheo đòi thứ này, thứ kia như những lần đi siêu thị cùng bố mẹ trước đó. Nhờ vậy, người mẹ rất bình tĩnh mua đồ, thanh toán rồi trở về nhà. Đến khi về nhà cô mới phát hiện ra sự cố. Thì ra, trong lúc mua đồ không để ý, con gái cô đã tự cầm 1 món đồ ở siêu thị về nhà mà cô không hay biết gì.

Đưa con đi siêu thị, về nhà nhìn con cầm 1 thứ trong tay mà bà mẹ dở khóc dở cười-1
Món "đồ chơi" lạ có vẻ rất hấp dẫn với cô bé.

Gỡ tay con ra, bà mẹ dở khóc dở cười khi đó là... một miếng thịt nạc. Lúc này, người mẹ mới hiểu vì sao lúc ở siêu thị, con gái rất ngoan ngoãn ngồi trên xe cho mẹ đi mua đồ. Thì ra, cô bé đã có đồ chơi là miếng thịt trong tay, bảo sao không đòi hỏi thứ gì khác.

Lúc này, người mẹ cũng không biết phải xử lý thế nào với miếng thịt trong tay con. Siêu thị có đến mấy quầy bán thịt to, cô không thể biết được con gái đã cầm miếng thịt ở quầy hàng nào, vả lại giờ đi đến siêu thị trả lại cũng rất mất công.

Đưa con đi siêu thị, về nhà nhìn con cầm 1 thứ trong tay mà bà mẹ dở khóc dở cười-2
Về nhà vẫn say sưa nghịch... miếng thịt sống.

Nghe xong câu chuyện và nhìn hình ảnh bé gái cầm miếng thịt sống trong tay, cư dân mạng ai cũng phải phì cười và bình luận: "Để con xem thịt có tươi không nhé", "Giờ muốn trả lại hay đền tiền cho siêu thị cũng không biết tìm ai, "tên trộm" tí hon hài ghê", "Buồn cười thật, chắc nghĩ thịt ăn được nên cầm chơi đó".... Một số mẹ chia sẻ cũng từng rơi vào hoàn cảnh tương tự khi đưa con đi siêu thị và con tự ý bóc hoa quả ăn mà mẹ không hay biết gì, hay một đứa trẻ khác tự ý bóc gói kẹo rồi ăn luôn trong siêu thị...

Từ câu chuyện hài hước trên, cha mẹ có con trong độ tuổi 1 - 2 tuổi cần chú ý đến trẻ, đặc biệt trong giai đoạn trẻ đang học cách cầm nắm. Khi ở nhà, trẻ có thể cầm nắm và đưa những đồ vật nguy hiểm (đồ sắc nhọn, thuốc, hóa chất...) và cho vào miệng. Khi ở chỗ lạ như siêu thị hay nhà người khác, trẻ có thể lén lấy đồ của người khác cầm trong tay mà cha mẹ không hay biết.

Đưa con đi siêu thị, về nhà nhìn con cầm 1 thứ trong tay mà bà mẹ dở khóc dở cười-3
Nhìn miếng thịt con cầm trong tay, bà mẹ "dở khóc dở cười".

Thói quen phổ biến của trẻ nhỏ là đưa mọi thứ cầm trên tay vào miệng. Như em bé trong câu chuyện trên, người mẹ cũng không dám chắc là con mình đã đưa miếng thịt sống vào miệng ăn hay chưa và nếu bé đã làm rồi thì thực sự điều đó rất mất vệ sinh. Bởi thế, dù ở nhà hay đi ra ngoài, việc để ý đến trẻ thường xuyên, không rời mắt khỏi trẻ luôn là vấn đề bố mẹ cần lưu tâm.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/dua-con-di-sieu-thi-ve-nha-nhin-con-cam-1-thu-trong-tay-ma-ba-me-do-khoc-do-cuoi-162202909070133462.htm

Ảnh hài hước


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.