- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đứa trẻ gần gũi và được bố yêu thương từ nhỏ, sẽ thành người xuất sắc ở 3 khía cạnh
Con cái được cha nuôi dưỡng khi lớn lên sẽ có triển vọng hơn? Có 3 “ưu điểm” mà mẹ thực sự không thể so sánh được
Mới đây, ông bố A Linh (đang sinh sống tại Trung Quốc) đã chia sẻ trên diễn đàn gia đình, về kinh nghiệm cũng như những điều hay mà anh đã trải qua trong quá trình chăm sóc con. Theo anh, vì vợ anh có sức khỏe không tốt, vậy nên anh đã lựa chọn công việc kinh doanh tự do để có thể dành nhiều thời gian chăm sóc và hỗ trợ vợ mình trong việc nuôi dạy con cái.
Hiện nay các con anh đã bước vào giai đoạn trung học, trong quá trình quan sát con trưởng thành, anh nhận thấy những đứa trẻ nhà mình đều phát triển với xu hướng tích cực, vui vẻ, ngoan ngoãn và học tập tốt.
Nhà tâm lý học Gerdi cho biết, người bố có sức mạnh đặc biệt trong việc nuôi dạy con cái, đứa trẻ được gắn bó với bố từ nhỏ sẽ có triển vọng, dễ đạt được thành công.
Thực tế, với sự tiến bộ của xã hội, ngày càng khuyến khích các ông bố tham gia tích cực vào việc nuôi dạy con cái. Không thể phủ nhận vai trò của người mẹ, nhưng ở bài viết này, các chuyên gia chủ yếu đề cấp đến sự tác động của người bố. Theo nhiều nghiên cứu, đứa trẻ gắn bó với bố từ nhỏ thường nổi trội ở 3 khía cạnh sau đây.
Có chỉ số IQ phát triển tốt
Chúng ta đều biết rằng chỉ số IQ của trẻ bị ảnh hưởng bởi gen di truyền, nhưng tác động từ môi trường cũng quan trọng không kém, trong quá trình trẻ lớn lên.
Đài BBC từng tung ra bộ phim tài liệu “Ý nghĩa sinh học của tình phụ tử”. Trong bộ phim tài liệu này, các nhà nghiên cứu đã theo dõi và phân tích mô hình gia đình của 11.000 đứa trẻ, kết quả cho thấy những đứa trẻ hòa thuận, gần gũi với bố có chỉ số IQ cao hơn.
Theo đó, những đứa trẻ tiếp xúc nhiều hơn bố ngay khi bắt đầu bập bẹ nói có thể tiếp thu nhiều từ vựng hơn từ bố. Hơn nữa, cách diễn đạt ngôn ngữ của bố thường có tính logic, từ đó kích thích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ tốt hơn.
Nói một cách đơn giản, người bố dành nhiều thời gian ở cạnh con, sẽ góp phần giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và tư duy logic mạnh mẽ.
Nhà tâm lý học Mike chỉ ra, những cậu bé tiếp xúc với bố ít nhất 2 giờ một ngày có chỉ số IQ cao hơn những cậu bé tiếp xúc với bố dưới 6 giờ một tuần.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra một hiện tượng thú vị, là bố có ảnh hưởng lớn đến con gái hơn con trai, những bé gái thường xuyên tiếp xúc gần gũi với bố sẽ có điểm toán cao hơn sau khi đi học.
Thực tế, lý do đằng sau điều này rất đơn giản, người bố thường tham gia cùng con trong nhiều hoạt động như trò chơi, thảo luận, phiêu lưu và cùng tìm ra cách giải quyết vấn đề. Điều này đóng góp tích cực vào sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Người bố dành nhiều thời gian ở cạnh con, sẽ góp phần giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và tư duy logic mạnh mẽ.
Tính cách tự lập, tự tin
Nếu so sánh với nền giáo dục ở các quốc gia khác, chúng ta dễ dàng nhận thấy những đứa trẻ phương Tây thường có tính tự lập cao hơn so với trẻ phương Đông. Điều này có thể nhìn ra là bố mẹ phương Tây dám buông bỏ khi dạy con.
A Linh kể, trong một lần vợ chồng anh đến thăm và dụng bữa tối tại nhà người bạn, vợ chồng người Đức và có con gái 1 tuổi.
Khi anh mới bước vào nhà, nhìn thấy đứa con gái một tuổi đang bò quanh sàn, trong khi vợ chồng người bạn đang bận rộn trong bếp và không để ý đến hành vi của đứa trẻ.
Đến giờ ăn, cô bạn chuẩn bị một phần thức ăn cho con gái, đặt lên bàn ăn nhỏ và rồi để con tự ăn. Lúc đầu, cô bé còn cố gắng sử dụng đũa, thìa và các dụng cụ khác, nhưng không giỏi lắm nên về sau cô mới bắt đầu dùng tay vồ lấy, thức ăn dính đầy mặt và quần áo, nhưng vợ chồng cô bạn dường như không hề ngạc nhiên.
Nếu nhìn nhận thực tế vào cách nuôi dưỡng của bố mẹ phương Đông, hiện nay vẫn còn nhiều phụ huynh sẵn sàng làm hết mọi thứ cho con, từ việc ăn uống, chuẩn bị quần áo... Thậm chí nhiều đứa trẻ khi vào lớp 1 vẫn phải có bố mẹ đưa cơm mới chịu ăn. Trong trường hợp này, trẻ sẽ mất cơ hội rèn luyện khả năng tự chăm sóc bản thân.
Từ sau buổi gặp mặt, anh A Linh đã thay đổi cách giáo dục trong gia đình, bản thân anh hướng dẫn cho cô con gái lúc này 3 tuổi tự ăn cơm, rửa tay, hay tự mặc quần áo, đôi khi còn phụ bố chuẩn bị bữa tối. Trong khi đó cậu anh trai 6 tuổi thì phụ mẹ dọn dẹp nhà cửa, rửa chén bát sau bữa ăn...
Mặc dù, trong một số trường hợp người bố chắc chắn sẽ không tỉ mỉ, sắp xếp mọi việc hợp lý như mẹ, nhưng bố có khả năng chấp nhận rủi ro, thử thách nên bản thân có thể mang đến nhiều cơ hội vận động và lựa chọn hơn cho con.
Theo thời gian, phương pháp nuôi rèn luyện tính chủ động, biết đối mặt và giải quyết vấn đề này sẽ giải quyết vấn đề sẽ trang bị cho trẻ khả năng độc lập và tự chăm sóc bản thân tốt.
Như Sun Yunxiao, một chuyên gia nghiên cứu về giới trẻ, đã nói, trong quá trình hòa hợp với con, các bà mẹ có lợi thế về sự thân thiết, còn các ông bố lại giỏi nuôi dưỡng tính tự lập.
Nếu như các bà mẹ có lợi thế về sự thân thiết, thì các ông bố lại giỏi nuôi dưỡng tính tự lập cho con.
Có tiêu chuẩn về cuộc sống cao
Theo nhà tâm lý học John Gray, người mẹ có những cảm xúc tinh tế nên luôn suy nghĩ và lo lắng nhiều hơn, nhưng chính vì đặc điểm này đôi khi mẹ vô tình hạn chế phần nào sự phát triển của con mình.
So với mẹ, bố có xu hướng năng động, giỏi đổi mới và thử thách nên có khả năng mang lại cho đứa trẻ nhiều cơ hội tìm tòi, thử sức, học hỏi, nhằm tạo nền tảng cho sự trưởng thành sau này của mình.
Người bố thường thể hiện sự quan tâm, động viên và hỗ trợ, giúp trẻ hình thành lòng tự tin, khả năng đối mặt với thách thức. Vì vậy, những đứa trẻ được bố nuôi dưỡng thường thường biết đặt mục tiêu, tiêu chuẩn cao về cuộc sống, từ đó phấn đấu tốt hơn.
Bố có xu hướng năng động, giỏi đổi mới và thử thách nên có khả năng mang lại cho đứa trẻ nhiều cơ hội tìm tòi, thử sức.
Theo Thời báo văn học nghệ thuật
-
Làm mẹ4 giờ trướcCha mẹ có thể sớm phát hiện những dấu hiệu thông minh ở con và nuôi dạy, bồi dưỡng đúng cách.
-
Làm mẹ6 giờ trướcThay vì trách móc con cái bất hiếu, có lẽ cha mẹ nên nhìn lại bản thân và xem thử liệu mình đã dạy con đúng cách hay chưa.
-
Làm mẹ23 giờ trướcHãy xem bạn có phải là kiểu cha mẹ này không nhé!
-
Làm mẹ1 ngày trướcNgôi sao bóng đá Lionel Messi mới đây đã có những chia sẻ đáng chú ý về cuộc sống gia đình.
-
Làm mẹ1 ngày trướcHọc các loại nhạc cụ ngay từ sớm rất có lợi cho sự phát triển của một đứa trẻ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcCha mẹ cần điều chỉnh phương pháp học tập để giúp con nâng cao điểm số.
-
Làm mẹ2 ngày trướcCha mẹ không cần quá lo lắng và không nên trách cứ con mình.
-
Làm mẹ2 ngày trướcBắt đầu từ 5 "không", những ông bố bà mẹ Hà Lan khiến con mình trở thành những em bé hạnh phúc nhất thế giới.
-
Làm mẹ3 ngày trướcĐối mặt với thế giới luôn thay đổi, kiểu trẻ em nào vẫn có thể duy trì khả năng cạnh tranh trong 20 năm tới?
-
Làm mẹ3 ngày trướcĐây đều là những hành vi cho thấy tư duy Toán học vượt trội ở trẻ, cha mẹ nên biết sớm để bồi dưỡng, giúp tương lai con phát triển hơn.
-
Làm mẹ3 ngày trướcNắm bắt giai đoạn vàng của con và đưa ra định hướng đúng đắn sẽ giúp con có tiềm năng trở thành người ưu tú.
-
Con gái lấy trộm 1,5 triệu để mua đồ ăn vặt, bà mẹ ở Hà Nội hối hận suốt nhiều năm vì xử lý sai cáchLàm mẹ4 ngày trướcSau khi tham khảo ý kiến của chuyên gia tâm lý, chị Hương đã rất hối hận về cách xử lý kém tinh tế của mình.