Đứa trẻ hay ghen tị và thích so sánh khiến quá trình trưởng thành bị cản trở, cha mẹ nên làm gì?

Ghen tị là một tâm lý bản năng không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có ngay từ khi còn rất nhỏ. Sự ghen tị của trẻ là một trải nghiệm cảm xúc tiêu cực được sinh ra khi trẻ so sánh mình với những đứa trẻ khác.

Đó là một cảm xúc phức tạp bao gồm lo lắng, khó chịu, đau đớn và phẫn uất nảy sinh khi ai đó mạnh hơn mình ở một số khía cạnh nhất định. 

Đứa trẻ hay ghen tị và thích so sánh khiến quá trình trưởng thành bị cản trở, cha mẹ nên làm gì?-1

Trẻ hay ghen tị từ bé lớn lên sẽ thế nào? 

Tuy là tâm lý thông thường nhưng nếu không có sự điều chỉnh ở mức vừa phải, trẻ ghen tị nhiều lớn lên sẽ khó phối hợp được mối quan hệ với người khác, phát sinh những rào cản xã hội và trẻ sẽ khó cảm thấy thoải mái trong cuộc sống.

Nếu trong quá trình lớn lên, sự ghen tuông trong lòng không giải quyết được thì trẻ sẽ có thái độ thờ ơ, trù dập, thậm chí thù địch và sống trong sự chán nản tột độ. Điều này rất bất lợi cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ, khiến trẻ dễ trở nên hẹp hòi và cũng là yếu điểm của trẻ khi lớn lên.

Bởi vì một người có tính ghen tị mạnh mẽ, thành công của người khác và thất bại của chính mình sẽ mang lại đau đớn cho bản thân họ, và có thể nảy sinh vô số rắc rối khác. Vì vậy, cha mẹ cần sớm dạy cho trẻ biết cởi mở và cân bằng trước những so sánh cá nhân để trẻ lớn lên một cách hạnh phúc với thái độ cởi mở.

Thực tế, sự ghen tị của trẻ em đều có những đặc điểm tâm lý rõ ràng và đều có nguyên nhân riêng, chỉ khi nắm bắt được tâm lý của trẻ, chúng ta mới có thể định hướng cho trẻ không ghen tuông một cách vô cớ và đúng đắn.

Thông thường, nếu một đứa trẻ ghen tị với những đứa trẻ khác, nó sẽ lập tức thể hiện điều đó, trực tiếp đối đầu mà không cần suy nghĩ nhiều. Đây cũng là điểm khác biệt chính giữa sự ghen tị của trẻ em và sự ghen tị của người lớn.

Người lớn chúng ta có xu hướng xem xét nhiều yếu tố khác nhau và cố gắng che giấu sự ghen tị của mình, còn trẻ em thì không. Chúng nhanh chóng trút bỏ sự bất mãn của mình thông qua những lời nói và việc làm cụ thể. Ví dụ, đẩy một đứa trẻ ngã hoặc trực tiếp phá hủy đồ vật của người khác mà nó không có được…

Chính vì những đặc điểm này, cha mẹ và thầy cô sẽ dễ dàng nhận ra sự ghen tị ở trẻ, khi ấy hãy nhẹ nhàng phân tích và định hướng tâm lý kịp thời giúp các em bớt khó chịu, có thái độ và hạnh động đúng đắn hơn.

Đứa trẻ hay ghen tị và thích so sánh khiến quá trình trưởng thành bị cản trở, cha mẹ nên làm gì?-2

Những lý do khiến trẻ em ghen tị

1. Nhận xét không phù hợp 

Ví dụ, cha mẹ thường khen ngợi khả năng của trẻ khác trước mặt con cái. Hoặc giáo viên sẽ đánh giá sự xuất sắc của một đứa trẻ dựa trên quan điểm cá nhân của họ, hoặc có thể đưa ra sự so sánh không chính xác giữa các đứa trẻ…. Tất cả những điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy ghen tị vì bị đe dọa đến địa vị và danh dự của mình.

2. Tình yêu phù phiếm

Nếu đứa trẻ có tính tự cao tự đại, nó sẽ luôn muốn được người khác chú ý, nhận được lời khen ngợi từ người khác trong mọi việc và muốn trở thành tâm điểm của mọi người ở mọi nơi.

Thế rồi, một khi chúng nhận thấy rằng những thứ bạn mong đợi này thuộc về người khác, chúng sẽ dễ dàng trở nên ghen tị và công kích người khác như "kẻ thù".

3. Lòng tự trọng bị bóp méo

Một số trẻ có lòng tự trọng cao và quan niệm nghiêm túc về “sĩ diện”. Khi thành tích của trẻ khác tốt hơn mình, trẻ sẽ cảm thấy bị người khác cướp mất thứ đáng lẽ ra là của mình, vậy nên chúng ghen tị và nghĩ ra cách hạ bệ người đó để đề cao mình.

Đứa trẻ hay ghen tị và thích so sánh khiến quá trình trưởng thành bị cản trở, cha mẹ nên làm gì?-3

4. Được cưng chiều quá mức

Nhiều trẻ em hiện nay từ nhỏ đã được gia đình chăm sóc, chiều chuộng quá mức, muốn làm gì thì làm, thích gì cũng được. Kết quả là, đứa trẻ ấy hình thành một cá tính mạnh mẽ và thích cạnh tranh, luôn đề cao bản thân trong mọi việc, thiển cận và ngang ngạnh.

Một khi chúng nhận thấy những đứa trẻ xung quanh mình có thứ mà chúng không có, chúng sẽ cảm thấy bị đe dọa hoặc bị đối xử bất công, và chúng muốn tìm cơ hội để trút bỏ. Điều này tạo ra suy nghĩ hạn hẹp của trẻ theo kiểu “Tôi không có thứ tốt nhất thì bạn cũng đừng hòng có được”.

5. Quan điểm và phương pháp giáo dục sai lầm của cha mẹ

Nhiều phụ huynh thỉnh thoảng so sánh con em mình với những đứa trẻ khác một cách cực đoan, điều này khiến con họ cảm thấy khó chịu bởi những đứa trẻ khác. Chẳng hạn, khi giáo dục con cái, chúng ta thường mắng trẻ: "Nhìn này, các bạn cùng học với con điểm đều rất cao, tại sao con lại không được như vậy?"

Có lẽ ý định ban đầu của chúng tôi là khuyến khích trẻ bằng việc này, nhưng khuyến khích như vậy là không đúng, bởi điều đó chỉ làm tổn thương lòng tự trọng của đứa trẻ. Một khi đứa trẻ cảm thấy rằng chúng bị khiển trách vì người khác giỏi hơn mình, và sự tiến bộ của người khác đã mang lại sự trừng phạt cho chính mình, trẻ sẽ có nhiều khả năng nảy sinh ghen tị hay tức giận.

Suy cho cùng, nếu tính ghen tuông của trẻ kéo dài, nó sẽ phát triển thành một phần tính cách của trẻ, dễ khiến trẻ có định kiến, phàn nàn về người khác và cuối cùng là kìm hãm sự phát triển xã hội của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên điều chỉnh thái độ của mình một cách phù hợp để giúp trẻ tránh xa thói ghen tuông kịp thời.

Đứa trẻ hay ghen tị và thích so sánh khiến quá trình trưởng thành bị cản trở, cha mẹ nên làm gì?-4

Làm thế nào để giúp trẻ vượt qua sự ghen tị?

1. Cho trẻ đủ cảm giác an toàn

Nếu bố mẹ bồi đắp được trong lòng trẻ niềm tin rằng “mẹ yêu con nhất trên đời này” và “mẹ yêu con bất cứ lúc nào”. Đứa trẻ đó không chỉ gần gũi mà còn có thể đối mặt với sự xa cách với chúng, bình tĩnh hơn khi chấp nhận đánh giá của chúng ta về nó và những đứa trẻ khác.

Vì vậy, cha mẹ nên bày tỏ tình yêu thương nhiều hơn một chút đối với trẻ và giúp trẻ xây dựng đủ cảm giác an toàn.

2. Làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ

Ngoài việc học, những lúc rảnh rỗi, chúng ta cũng nên chú ý trau dồi những sở thích riêng của trẻ như nhảy múa, võ, vẽ, đánh đàn…. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động có lợi cho thể chất và tinh thần, có tác dụng làm cho đời sống tinh thần của trẻ viên mãn, hạnh phúc về mặt tình cảm, xua đuổi tính đố kỵ.

3. Nuôi dưỡng tình cảm cao quý của trẻ thơ

Những đứa trẻ mắc chứng ghen tuông có xu hướng đầu óc ngắn ngủi và có những điểm yếu về tính cách. Ví dụ, khi tiếp xúc với mọi người, chúng thích trở thành người cốt lõi, nhưng lại mất bình tĩnh khi không thể trở thành trung tâm và luôn trong trạng thái cảm xúc phàn nàn suốt ngày.

Đứa trẻ hay ghen tị và thích so sánh khiến quá trình trưởng thành bị cản trở, cha mẹ nên làm gì?-5

Là cha mẹ, chúng ta phải dạy trẻ cư xử đúng mực với mọi người xung quanh, chú ý đến việc trau dồi tính cách của con cái và phát triển thói quen sống có ích.

Điều đáng chú ý hơn nữa là sự ghen tuông của cha mẹ có liên quan mật thiết đến sự ghen tuông của con cái. Nói chung, cha mẹ là người cởi mở và ôn hòa, thì con cái thường bị ảnh hưởng bởi điều đó, chúng cũng sẽ phát triển tính cách dễ tha thứ hơn và ngược lại. Vì vậy trước khi dạy con, chúng ta phải chú ý đến việc tu dưỡng bản thân của mình trước.

4. Để trẻ học cách đánh giá bản thân và người khác một cách chính xác

Học cách đánh giá đúng bản thân và người khác là một cách quan trọng để trẻ vượt qua sự ghen tị. Chúng ta phải giúp trẻ hiểu rõ khả năng của bản thân và nói rõ cho trẻ hiểu rằng đứa trẻ nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu.

Hãy để trẻ nhận ra sự khác biệt giữa mọi người, và dạy trẻ can đảm thừa nhận điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, dựa vào nỗ lực của bản thân để phát triển điểm mạnh và tránh điểm yếu. Đồng thời, nói với trẻ rằng ghen tuông không những không giúp trẻ tiến bộ mà còn ảnh hưởng đến tinh thần phấn đấu của trẻ.

5. Khuyến khích trẻ xây dựng lòng tự tin

Hầu hết những đứa trẻ hay ghen tị đều có cảm giác tự ti, và chúng thường không nhìn ra được điểm mạnh của bản thân. Do đó, khi trẻ giải quyết được một vấn đề hoặc có một chút tiến bộ, chúng ta phải khuyến khích trẻ một cách tích cực.

Lúc này, sự đánh giá cao của chúng ta không chỉ giúp trẻ phát triển lòng tự tin mà còn giúp trẻ loại bỏ sự ghen tị.

Đứa trẻ hay ghen tị và thích so sánh khiến quá trình trưởng thành bị cản trở, cha mẹ nên làm gì?-6

Tóm lại, ghen tị là điều không thể tránh khỏi trên con đường trưởng thành của trẻ con, người lớn chúng ta không thể khắc phục được hoàn toàn khuyết điểm tính cách này chứ đừng nói đến trẻ con. Nhưng vì là trẻ em và giá trị thế giới quan của các em chưa hình thành nên việc khắc phục tâm lý này sẽ dễ dàng hơn. Chỉ cần chúng ta phát hiện kịp thời và đưa ra hướng dẫn chính xác, trẻ có thể sẽ làm tốt hơn chúng ta.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.