Đứa trẻ luôn chống đối bố mẹ, chỉ cần nắm được 3 nguyên nhân này, bạn sẽ “điều trị” được con trong vài phút

Khi đứa trẻ lớn lên một chút, con không còn "dễ thương" như khi còn nhỏ, và luôn chống đối lại bố mẹ, thậm chí nhiều lúc, bạn còn nhận thấy rằng con đang cố tình làm vậy. Tại sao lại thế?

Chị Thanh (31 tuổi) luôn phàn nàn với bạn bè, đồng nghiệp rằng cô con gái của chị mới 3 tuổi nhưng đã thường xuyên có thái độ chống đối bố mẹ.

Cô bé nghịch ngợm rắc tất cả các loại rau bà vừa đi chợ mua về trên sàn nhà và đồ chơi tung tóe khắp nơi nhưng không chịu dọn dẹp, nhiều hôm còn gàn dở không chịu mặc quần áo sau khi tắm, ban đêm mãi không chịu ngủ…. Cho dù mọi người có nói thế nào thì cô bé vẫn phớt lờ không chịu thay đổi khiến chị Thanh vừa tức vừa bực, thậm chí chị còn tự hỏi phải chăng đứa trẻ này đang cố ý đối đầu với mình?

Đứa trẻ luôn chống đối bố mẹ, chỉ cần nắm được 3 nguyên nhân này, bạn sẽ điều trị” được con trong vài phút-1

Trên thực tế, đây là tình huống không ít bố mẹ đã gặp phải trong quá trình nuôi dạy con. Họ phát hiện ra rằng khi đứa trẻ lớn lên một chút, nó không còn "dễ thương" như khi còn nhỏ, và nó luôn chống đối lại bố mẹ, thậm chí nhiều lúc, bạn còn nhận thấy rằng nó đang cố tình làm vậy. Tại sao lại thế?

Dưới đây là một số lý do rất phổ biến cho thái độ chống đối người lớn của trẻ nhỏ đã được tổng kết thông qua kinh nghiệm của các chuyên gia và nhiều bậc cha mẹ.

1. Đó là sự tò mò

Có một thí nghiệm về gấu trắng trong tâm lý học như sau, khi các đối tượng được yêu cầu không nghĩ về gấu trắng, thì hình ảnh của gấu trắng vẫn hiện lên rõ ràng trong tâm trí họ và lưu lại.

Cũng tương tự như vậy trong hành vi của trẻ nhỏ. Khi bố mẹ cấm đoán trẻ “không được làm điều đó" thường không mấy tác dụng, ngược lại nó càng khiến trẻ tò mò và thực sự lại như một lời nhắc nhở trẻ về việc "làm điều đó".

Chị Hoa (38 tuổi) từng phàn nàn về một điều ngớ ngẩn của con trai mình. Trong giờ học vật lý ở trường, giáo viên đã giải thích các kiến thức về nhiệt đồng thời nhắc nhở các học sinh không được dùng lưỡi liếm lên đá lạnh, nếu không lưỡi sẽ bị đông cứng. Thế nhưng buổi chiều tan học về nhà, cậu bé liền lấy viên đá trong ngăn đá tủ lạnh ra thử và được phen hoảng hốt vì đầu lưỡi của cậu bị dính chặt vào viên đá, lạnh buốt như thực sự đóng băng vậy. Sau này chị Hoa điều tra nguyên nhân mới biết, thì ra con trai chị vừa tò mò vừa bán tín bán nghi về những điều thầy giáo nói nên nên quyết định thử xem có thực sự đúng như vậy không…

Đứa trẻ luôn chống đối bố mẹ, chỉ cần nắm được 3 nguyên nhân này, bạn sẽ điều trị” được con trong vài phút-2

Có thể nói, sự tò mò của một đứa trẻ là động lực thúc đẩy sự phát triển. Chúng cố tình gây rắc rối và khăng khăng làm những gì người lớn không cho phép chúng làm, thực tế là chúng đang cố gắng khám phá thế giới mà chúng chưa biết. Cha mẹ càng cấm cản, chúng càng thấy thú vị và bí ẩn, chúng càng háo hức thực hành nó.

Đối với tình huống này, cha mẹ nên hướng dẫn con tích cực hơn, bớt nói những từ như “không”, “đừng”, đồng thời tránh hạn chế, kìm hãm tính tò mò của trẻ hay hành vi khám phá của trẻ.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể cố ý tạo điều kiện có lợi cho sự phát triển trí tò mò của trẻ, khuyến khích trẻ khám phá đồng thời dạy trẻ các biện pháp ứng phó tốt, tự bảo vệ mình và không làm tổn thương người khác.

2. Thu hút sự chú ý

Trường hợp trẻ gây sự hay đánh nhau để được chú ý cùng là điều rất phổ biến trong các gia đình đông con.

Thỏ (tên gọi ở nhà) ban đầu là một đứa trẻ ngoan ngoãn và nhạy cảm, nhưng kể từ khi có em trai, cô bé trở nên nghịch ngợm, bướng bỉnh hẳn lên. Hóa ra những người lớn trong nhà đều tập trung vào em trai của Thỏ, vì vậy cô bé mặc nhiên bị bỏ rơi. Mẹ Thỏ đã từng gửi bé đến  đến trường mẫu giáo, nhưng sau khi có em trai, mẹ cô ấy không cho con đi học nữa vì quan niệm là mẹ ở nhà chăm em mới sinh thì trông luôn Thỏ cho đỡ tốn tiền học phí. 

Kết quả là Thỏ không được đến lớp chơi với bạn bè, ở nhà lại không được bố mẹ quan tâm bằng em nhỏ nên ghen tị, ấm ức, buồn bực… Từ đó, Thỏ thường tỏ thái độ chống đối người lớn, không nghe lời, nghịch phá, làm những gì mà trước đây cha mẹ luôn không cho bé làm, và đôi khi bị trách mắng bé còn cãi lại. Trên thực tế, Thỏ đã làm điều này để thu hút sự chú ý của cha mẹ cô.

Đứa trẻ luôn chống đối bố mẹ, chỉ cần nắm được 3 nguyên nhân này, bạn sẽ điều trị” được con trong vài phút-3

Đối với những gia đình đông con, cha mẹ nên tạo cho con cả cảm giác an toàn và cho con biết rằng sự xuất hiện của em nhỏ cũng không làm mất đi tình yêu thương của cha mẹ dành cho trẻ. Đồng thời bố mẹ cũng có thể để bé tham gia chăm sóc em nhỏ bố mẹ, chẳng hạn cùng bé thảo luận xem hôm nay cho em bé mặc gì sau khi tắm, cho bé cùng tham gia chuẩn bị đồ ăn cho em… Trong những tương tác này, bố mẹ không chỉ có thể đồng hành cùng bé mà còn để bé nhận ra giá trị của bản thân và cảm thấy mãn nguyện hơn. 

3. Đóng vai kẻ phản đối là đấu tranh cho quyền tự chủ

Trong quá trình trưởng thành của trẻ, việc trải qua thời kỳ nổi loạn là điều khó tránh khỏi. Trẻ hai và ba tuổi thường nói "không, con không muốn"; trẻ ở độ tuổi đi học luôn phải vật lộn để mọi việc và làm bài tập về nhà; học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông sẽ muốn thoát khỏi sự kiểm soát của cha mẹ và đưa ra quyết định của riêng mình….

Kiểu phản đối này chỉ là do trẻ có quan điểm riêng về một số vấn đề, và đó cũng là biểu hiện bình thường của sự phát triển tư duy độc lập trong quá trình trưởng thành của trẻ.

Lúc này, cha mẹ nên học cách “làm chủ cửa hàng” và trao quyền chủ động cho con. Ví dụ, để trẻ tham gia vào việc đưa ra quy tắc, giờ đi ngủ, thời gian xem TV, thời gian tập chơi nhạc cụ… mình mong muốn, sau đó bố mẹ có thể được thảo luận với trẻ thay vì để trẻ nhận nhiệm vụ một cách thụ động. 

Đứa trẻ luôn chống đối bố mẹ, chỉ cần nắm được 3 nguyên nhân này, bạn sẽ điều trị” được con trong vài phút-4

Có một hiện tượng phổ biến trong tâm lý học được gọi là lời tiên tri tự ứng nghiệm, có nghĩa là kỳ vọng của người khác sẽ ảnh hưởng đến hành vi của bên kia, khiến bên kia hành xử theo kỳ vọng.

Khi gặp phải một đứa trẻ đang “đi ngược lại giai điệu” bố mẹ kỳ vọng, đừng tùy tiện định nghĩa hành vi này, cũng đừng tùy tiện gán cho đứa trẻ là “hư”, mà hãy bình tĩnh đối mặt với với trẻ, hít một hơi thật sâu và tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:

- Đứa trẻ thường chống đối trong tình huống nào?

- Làm thế nào để đối phó với thái độ đối phó của trẻ hiệu quả?

- Phương pháp này có hiệu quả không?

- Tôi muốn đạt được hiệu quả gì?

- Đâu là cách phù hợp cho con tôi?

Nếu bạn nghĩ về những vấn đề này một cách rõ ràng, bạn sẽ thấy rằng việc trẻ em chống đối người lớn không nhất thiết là một điều xấu, nó chỉ là một trở ngại phổ biến trong giao tiếp giữa cha mẹ và con cái. Sau khi xử lý những vấn đề này, không chỉ mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái của bạn sẽ hài hòa hơn mà con bạn cũng sẽ ngày càng ngoan hơn, hạnh phúc hơn.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.