Phát hiện con nói dối, cha mẹ đừng vội trách phạt, hãy trách mình trước vì đã không hoàn thành 3 việc này với con!

Khi phát hiện con nói dối, cha mẹ không nên giận quá mất khôn mà khiến vấn đề càng thêm trầm trọng, thay vào đó hãy bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân, phân biệt mức độ hành vi, từ đó lựa chọn cách xử lý phù hợp.

Bé gái 4 tuổi đi sinh nhật tại nhà một người bạn cùng tầng trong khu chung cư và trở về với một con chó đồ chơi trên tay. Khi mẹ bé nhìn thấy nó, cô ấy hỏi thì con gái bảo được bạn cho. Tuy nhiên, ngày hôm sau gặp, mẹ người bạn này kể con trai mình đang tìm con chó đồ chơi yêu thích khắp nơi, hỏi con gái cô có nhìn thấy nó không. Mẹ bé gái ngay lập tức yêu cầu con gái trả bạn món đồ và vô cùng tức giận với bé: "Tại sao con lại nói dối?".

Phát hiện con nói dối, cha mẹ đừng vội trách phạt, hãy trách mình trước vì đã không hoàn thành 3 việc này với con!-1

Trong thực tế những chuyện trẻ nói dối tương tự như trên đang xảy ra trong rất nhiều gia đình khiến phụ huynh đau đầu. Nhiều người còn không thể hiểu nổi tại sao trẻ lại sinh tính xấu như vậy trong khi luôn được dạy dỗ nghiêm khắc và không thiếu thốn gì.

Theo các nhà tâm lý học, trẻ nói dối là chuyện rất thường gặp, đôi khi trẻ nói dối không phải vì mục đích xấu gì mà chỉ có thể là bắt trước, gây sự chú ý hoặc che dấu sự sợ hãi của bản thân. Khi phát hiện con nói dối, cha mẹ không nên giận quá mất khôn mà khiến vấn đề càng thêm trầm trọng, thay vào đó hãy bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân phân biệt mức độ hành vi, từ đó lựa chọn cách xử lý phù hợp.

Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ nói dối

Phát hiện con nói dối, cha mẹ đừng vội trách phạt, hãy trách mình trước vì đã không hoàn thành 3 việc này với con!-2

Trẻ nói dối theo tưởng tượng

Trẻ dưới 4 tuổi, sự phát triển của chức năng tâm thần vẫn còn trong giai đoạn sơ khai nên rất khó để phân biệt được đâu là thực tế và đâu là tưởng tượng. Điều đó có nghĩa là đứa trẻ ở lứa tuổi này không thể hiểu được khái niệm nói dối và nói sự thật. Đôi khi trẻ nghĩ một điều gì đó trong đầu và tưởng là thật rồi còn đi khoe với mọi người trong nhà.

Do vậy, nhiều cái gọi là "nói dối" có khả năng được trộn lẫn với sự thể hiện trí tưởng tượng của em bé, đó là sự phản ánh của sự ngây thơ, và cha mẹ không cần phải quá lo lắng hay ép bé phải nói thật.

Trẻ nói dối vì bắt chước người lớn

Trẻ con như tờ giấy trắng, chúng sẽ học hỏi rất nhanh, cụ thể là chúng sẽ bắt chước người lớn xung quanh mình. Trong khi đó, cha mẹ là những người gần gũi con cái nhất, vậy nên nếu cha mẹ có tính cách nóng nảy, hay thay đổi, nói dối....  trẻ thì trẻ cũng sẽ rất mau chóng học theo.

Phát hiện con nói dối, cha mẹ đừng vội trách phạt, hãy trách mình trước vì đã không hoàn thành 3 việc này với con!-3

Chẳng hạn, cha mẹ hứa với trẻ làm một việc gì đó rồi không thực hiện, cha mẹ nói trẻ làm việc này cho mình rồi sẽ thưởng gì đó... nhưng sau khi trẻ làm xong lại thoái thác hoặc cố tình quên phần thưởng.

Trẻ sẽ rất nhanh vận dụng “bài học” từ bố mẹ để đạt mục đích mình mong muốn. Trong tường hợp này, lý do trẻ nói dối rõ ràng là xuất phát từ chính người lớn chúng ta.

Trẻ nói dối để tránh bị la mắng, trừng phạt

Cha mẹ khi  phát hiện ra trẻ nói dối thường sẽ lập tức tức giận, chỉ trích và cả trừng phạt con cái mà quên tìm hiểu lý do đằng sau lời nói dối đẻ xử lý tận gốc vấn đề.

Hình phạt của cha mẹ càng khắc nghiệt, trẻ càng có xu hướng nói dối ở những tình huống tiếp theo. Lý do quan trọng nhất khiến trẻ nói dối chính là để tránh bị trừng phạt, để tự bảo vệ bản thân mình.

Phát hiện con nói dối, cha mẹ đừng vội trách phạt, hãy trách mình trước vì đã không hoàn thành 3 việc này với con!-4

Vì vậy, cha mẹ cố gắng không nên trừng phạt nặng trẻ khi phát hiện con nói dối, thay vào đó hãy phân tích để trẻ hiểu mình đã sai và dạy trẻ nên làm gì để đạt mục đích thay vì tính xấu là nói dối. Tất nhiên, cha mẹ tuyệt đối không nên thờ ơ với những lời nói dối của con cái, điều đó sẽ khuyến khích trẻ nói dối và khiến trẻ hình thành thói quen nói dối thường xuyên hơn.

Trẻ nói dối vì sợ bị mọi người khác chê cười, thất vọng

Trong suy nghĩ của trẻ, chỉ có người xấu mới có những hành động xấu, thế nên, nếu lỡ làm việc gì đó không đúng thì việc đầu tiên chúng nghĩ đến là nói dối để không ai biết chuyện đó.Trẻ rất sợ nếu nói thật mọi người sẽ cười chê. Cha mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu rằng ai cũng từng mắc phải sai lầm và điều quan trọng là người tốt phải biết chịu trách nhiệm trước những hành động của mình.

Một số khác nói dối vì không muốn cha mẹ thất vọng, điều này xuất phát từ việc các bé rất yêu cha mẹ và chúng không bao giờ muốn cha mẹ buồn. Để khắc phục tình trạng này, đòi hỏi phụ huynh phải nhẹ nhàng hơn, không quá gay gắt, trẻ sẽ bớt sợ làm bạn buồn hơn, từ đó sẽ trung thực hơn.

Để nuôi dạy một đứa trẻ trung thực và tự lập, cha mẹ phải làm ít nhất 3 điều sau đây!

Phát hiện con nói dối, cha mẹ đừng vội trách phạt, hãy trách mình trước vì đã không hoàn thành 3 việc này với con!-5

1. Cha mẹ không thất hứa

Như chúng ta vẫn thường nói “Con cái là hình ảnh phản chiếu của cha mẹ”, mọi lời nói và việc làm của bố mẹ trước mặt trẻ có thể sẽ được trẻ ghi nhớ và làm theo. Khi cha mẹ thường xuyên gian dối trước mặt con thì trẻ sẽ học cách nói dối y như vậy. Ngược lại, muốn con thành người thật thà, trước hết cha mẹ không được thất hứa và hãy nói lời trung thực.

Trong quá trình hòa hợp với con cái, đừng vội vàng mà hứa với con điều gì, trước khi hứa, hãy nghĩ xem mình có đủ thời gian và sức lực để hoàn thành không, có thực hiện đúng thời hạn không. Nếu có trường hợp đặc biệt, phải hủy bỏ thỏa thuận với con, bạn nên thành thật xin lỗi trẻ, nói cho trẻ biết lý do để trẻ hiểu.

2. Quan tâm nhiều hơn đến trẻ 

Nhiều bậc cha mẹ rất bận rộn trong công việc, ngoài việc làm thêm giờ, họ đôi khi quá bận rộn để làm việc nhà. Nếu một ngày không gặp bố mẹ, trẻ sẽ luôn muốn mẹ gác lại công việc và dành nhiều thời gian hơn cho mình, vì vậy trẻ sẽ nói dối rằng mình mệt mỏi hay bị đau ốm và muốn mẹ dành nhiều thời gian hơn cho mình.

Phát hiện con nói dối, cha mẹ đừng vội trách phạt, hãy trách mình trước vì đã không hoàn thành 3 việc này với con!-6

Đúng vậy, nhiều đứa trẻ nói dối là vì chúng thiếu sự đồng hành của cha mẹ. Một khi chúng bị phớt lờ, chúng sẽ tìm “cớ” để bố mẹ chú ý đến mình hơn. Vì vậy, nếu có điều kiện, bố mẹ hãy dành cho con nhiều sự quan tâm, yêu thương nhất có thể. Chỉ khi đạt được cảm giác an toàn, trẻ mới có thể nói rõ ràng sự thật và trở nên đủ mạnh mẽ.

3. Đừng để trẻ em nếm trải vị ngọt của sự dối trá

Với những trẻ đã nhận biết được rõ ràng đâu là thực tế và tưởng tượng thì nói dối chắc chắn có động cơ. Chẳng hạn, trẻ chưa hoàn thành bài tập về nhà nhưng sợ giáo viên phê bình và cha mẹ trách mắng sẽ nói mất phiếu bài tập để thoát khỏi hình phạt. Theo đó, nếu người lớn không phát hiện ra sự thật là đứa trẻ đã nói dối đạt mục đích, chúng được nếm trải vị ngọt của dối trá và sẽ càng nói dối nhiều hơn. Vì vậy, cha mẹ phải sát sao hơn với con cái để hiểu con và biết được tình hình hiện tại của con mình, để có thể dễ dàng phân biệt được con đang nói dối và sửa sai kịp thời.

Phát hiện con nói dối, cha mẹ đừng vội trách phạt, hãy trách mình trước vì đã không hoàn thành 3 việc này với con!-7

Nên nhớ, cha mẹ đừng bao giờ trừng phạt con vì hành vi thiếu trung thực nơi công cộng, điều này sẽ chỉ khơi dậy những cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ ở trẻ và khiến tâm lý của trẻ trở nên cứng nhắc, nổi loạn. Bạn cũng có thể giải thích những suy nghĩ của mình với con một cách bình tĩnh, và sau đó cho con bạn nhiều thời gian hơn để tự kiểm điểm lại bản thân. Mọi đứa trẻ đều có khả năng tự nhận ra lỗi lầm và chỉ thông qua việc nhận thức rõ ràng lỗi lầm bản thân mình mắc phải và hậu quả của nó, đứa trẻ mới có thể ghi nhớ sâu sắc và dần dần trở thành một người ngay thẳng, trung thực.

Theo V.K - Vietnamnet 


Dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.