Được mẹ chồng chỉ cách dỗ con nín "trong một nốt nhạc", bà mẹ gục ngã nghe thông báo con trai 8 tháng bị bại não

Cô Linh cứ tưởng đó đã là kinh nghiệm của người xưa thì chắc sẽ an toàn, nhưng không ngờ cô đã vô tình đẩy con trai vào "vực thẳm".

Là cha mẹ, chắc chắn không ai muốn nghe thấy tiếng khóc của con, nhưng với trẻ sơ sinh, khóc lại là một phương thức giao tiếp giữa con với thế giới, là cách để con thể hiện mong muốn cũng như cảm xúc của mình. Theo lời khuyên của chuyên gia, để trẻ khóc một chút cũng không có vấn đề gì, nhưng trong mắt của các ông bà, để cháu khóc là có lỗi. Vì vậy, cứ hễ nghe tiếng e e của cháu là y như rằng ông bà sẽ đến dỗ ngay.

Sau khi sinh con, Tiểu Linh - một bà mẹ 9X sống ở Trùng Khánh (Trung Quốc), bị đau vết mổ nên mẹ chồng cô đã lên chăm sóc con dâu và cháu trong khi con trai đi làm. Tiểu Linh vô cùng cảm kích trước tấm lòng của mẹ vì bà chăm sóc con cháu rất chu đáo, chẳng hề nề hà việc gì. Thậm chí, biết Tiểu Linh còn bị đau nên bà dành luôn cả phần dỗ cháu cho con.

Được mẹ chồng chỉ cách dỗ con nín trong một nốt nhạc, bà mẹ gục ngã nghe thông báo con trai 8 tháng bị bại não-1

Đang khóc đỏ mặt tía tai với mẹ, chứ mà qua bà nội đung đưa chút thôi là con trai Tiểu Linh nín ngay (Ảnh minh họa).

Nhưng có một điều khiến bà mẹ trẻ thấy kỳ lạ là dù con đang khóc gắt ngủ đến đỏ mặt tía tai trên tay mẹ, thế nhưng chỉ cần bà nội bế lên, vỗ về đung đưa vài cái là đã im re. Vì vậy, cô đã hỏi bí quyết của mẹ. Mẹ chồng Tiểu Linh không chần chừ liền hướng dẫn con cách bế cháu, rằng trẻ con thích đung đưa 1 chút như thế này, càng đung đưa sẽ càng thích. 

Thấy mẹ dỗ con hay quá và nghĩ kinh nghiệm của người xưa chắc an toàn, nên hết thời gian ở cữ Tiểu Linh cũng bắt chước mẹ đung đưa ru con ngủ. Chỉ là cô không ngờ rằng hành động này đã vô tình đẩy con trai vào "vực thẳm".

Khi được 8 tháng, một hôm con trai Tiểu Linh đột nhiên quấy khóc, khó chịu, sốt mãi không hạ. Cô lo lắng đưa con vào bệnh viện rồi kinh hãi nghe bác sĩ kết luận "đứa trẻ bị bại não, nguyên nhân là do bị rung lắc lâu ngày gây nên não bị tổn thương". Bà mẹ trẻ đã ngã gục ngay tại chỗ.

Được mẹ chồng chỉ cách dỗ con nín trong một nốt nhạc, bà mẹ gục ngã nghe thông báo con trai 8 tháng bị bại não-2

Nhưng khi được 8 tháng, Tiểu Linh ngã quỵ nghe bác sĩ thông báo con trai bị bại não (Ảnh minh họa).

Vì sao rung lắc đung đưa lại khiến trẻ bị bại não?

Theo thông tin từ Mayo Clinic – Trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận của Mỹ, hội chứng rung lắc trẻ nhỏ (Shaken baby syndrome – SBS) là một chấn thương não nghiêm trọng do em bé bị lắc với cường độ mạnh. Đây là một hình thức lạm dụng trẻ em gây tổn thương não nghiêm trọng.

Hội chứng rung lắc xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh từ 6 – 8 tuần tuổi vì đó là thời điểm em bé khóc nhiều nhất, nhiều ông bà cha mẹ mất kiên nhẫn nên đã đung đưa để dỗ trẻ. Trẻ sơ sinh có bộ não mềm, cơ cổ yếu và các mạch máu mỏng manh, nên việc rung lắc, đung đưa dỗ con nín của người lớn đã khiến não của trẻ bị đập liên tục vào hộp sọ. Tác động của những cú va đập có thể gây ra bầm tím trong não, chảy máu não, sưng não.

Được mẹ chồng chỉ cách dỗ con nín trong một nốt nhạc, bà mẹ gục ngã nghe thông báo con trai 8 tháng bị bại não-3

Tác động của những lần rung lắc sẽ gây ra các cú va đập gây ra hiện tượng bầm tím trong não, chảy máu não, sưng não (Ảnh minh họa).

Các tổn thương não sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ. Tổn thương nhẹ có thể làm con chậm phát triển, mất khả năng nói năng lưu loát, học tập không tiếp thu được bài vở. Nếu tổn thương nặng có thể gây xuất huyết võng mạc mắt, gây giảm thị lực hoặc mù, điếc, liệt thần kinh, co giật, thậm chí gây tử vong.

Vậy làm thế nào để ngăn ngừa hội chứng em bé bị rung lắc?

Thật ra, hội chứng rung lắc ở trẻ em hoàn toàn có thể phòng ngừa được, chỉ cần ông bà cha mẹ đừng bao giờ dỗ trẻ bằng cách đung đưa, đặc biệt không được tung hứng con lên cao vì điều này gây tổn thương não nghiêm trọng.

Thay vào đó, các cha mẹ hãy:

Ôm con vào lòng: Ôm con vào lòng, vỗ mông, xoa lưng, xoa đầu sẽ giúp trẻ nhanh bình tĩnh và bớt khóc hơn.

Tạo môi trường ngủ tốt: Cha mẹ cần nắm rõ thời gian ngủ của con và cho con nằm trong cũi, nôi ngay khi trẻ có vài dấu hiệu buồn ngủ đầu tiên là ngáp, dụi mắt... Đừng để đợi đến khi con buồn ngủ lắm rồi mới cho đi ngủ sẽ làm cho bé gắt ngủ, từ đó khóc lóc khó dỗ dành.

Nghe nhạc trước khi đi ngủ: Cha mẹ đừng đánh giá thấp vai trò của âm nhạc trước khi đi ngủ, bởi chỉ cần âm nhạc đủ êm dịu sẽ dễ đưa trẻ vào giấc ngủ hơn. Bạn có thể hát ru hoặc mở nhạc nhẹ nhàng cho con nghe, từ đó não của trẻ sẽ bắt được tín hiệu và điều chỉnh cơ thể về chế độ nghỉ ngơi, trẻ sẽ buồn ngủ gần như ngay lập tức.

Theo Nhịp Sống Việt


bại não


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.