Em bé 1 tuổi bơi 'như cá gặp nước', CĐM cảm thán 'vận động viên bơi lội tương lai đây rồi!'

Nhiều người cảm thấy rất bất ngờ khi được chứng kiến cảnh em bé 1 tuổi bơi lội rất giỏi ở bể bơi.

Nhiều bậc cha mẹ không dám cho con đi bơi vì nghĩ rằng bé sẽ sợ và không quen. Thực tế, trẻ sơ sinh không sợ nước. Tuy nhiên hầu hết mọi đứa trẻ sinh ra đều có bản năng thích nước. Vì trẻ ở trong nước giống như được bọc trong nước ối khi còn trong bụng mẹ.

Trẻ nhỏ thực sự rất dễ chấp nhận chơi đùa với nước và học bơi. Chúng thậm chí có thể bơi rất giỏi và trở thành một vận động viên bơi lội chuyên nghiệp. Một video gần đây trên Weibo cho thấy một em bé một tuổi đang bơi trong nước. Với tư thế ung dung và động tác điêu luyện, em bé khiến nhiều người nhìn thích thú và khen ngợi.

Em bé 1 tuổi bơi như cá gặp nước, CĐM cảm thán vận động viên bơi lội tương lai đây rồi!-1Em bé 1 tuổi bơi như cá gặp nước, CĐM cảm thán vận động viên bơi lội tương lai đây rồi!-2Em bé 1 tuổi bơi như cá gặp nước, CĐM cảm thán vận động viên bơi lội tương lai đây rồi!-3

Trong đoạn video, có thể thấy em bé đang thong dong bơi trong nước mà không hề sợ hãi, em có thể xoay người bơi ngửa rồi đạp nước một cách điêu luyện. Nhiều người ví von bé "như cá gặp nước".

Cư dân mạng để lại lời bình luận: "Em bé thật tuyệt vời! Tôi còn không bằng một đứa trẻ", "Dễ thương quá! Em bé lớn lên sẽ là một vận động viên bơi lội chuyên nghiệp".

Trẻ nói chung có bản năng phát triển trong nước ối của mẹ và có thể thích nghi tốt hơn với môi trường nước. Chỉ cần bố mẹ đưa con đi học và tập luyện một chút là bé đã có thể học bơi dễ dàng.

Việc học bơi sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bé yêu của bạn

1. Lợi ích đối với sự phát triển hệ cơ xương của bé

Trẻ đang trong giai đoạn phát triển xương và cơ bắp. Bơi lội có thể kéo giãn các cơ, khớp đã nằm co quắp từ lâu trong bụng mẹ, nhờ đó các khớp và cơ được vận động, tăng cường sức mạnh. Điều này cũng thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển cơ xương của trẻ, giúp cho vóc dáng của trẻ chắc khỏe hơn, giúp trẻ cao lớn hơn.

2. Lợi ích cho hệ hô hấp của bé

Khi em bé còn trong bụng mẹ, bé không dựa vào chức năng tim phổi để tự thở. Có thể nói, thở là kỹ năng mà trẻ mới có được sau khi sinh ra, vì vậy chức năng tim phổi của trẻ cũng dần được phát triển và hoàn thiện. Cho bé tập bơi sẽ giúp phát triển lồng ngực và nâng cao dung tích phổi, thúc đẩy sự phát triển của hệ hô hấp.

Em bé 1 tuổi bơi như cá gặp nước, CĐM cảm thán vận động viên bơi lội tương lai đây rồi!-4

3. Lợi ích đối với hệ tiêu hóa của bé

Hầu hết cha mẹ ngày nay đều có điều kiện để chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ cho con. Và trong nhiều gia đình luôn sợ con bị đói và ép trẻ ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, chức năng tiêu hóa của trẻ chưa phát triển mạnh, việc cho trẻ ăn nhiều dễ khiến trẻ bị khó tiêu. Vì vậy, cha mẹ đưa con đi bơi vừa an toàn có thể tăng cường vận động cho con, vừa thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa của trẻ, vừa thúc đẩy quá trình hấp thụ dinh dưỡng.

Một số lưu ý khi cho bé học bơi

Bơi lội tuy có nhiều lợi ích nhưng dù sao bé vẫn còn nhỏ, cha mẹ không được bỏ qua những chi tiết cần chú ý.

Chú ý đến thời gian

Nước dù tốt đến đâu cũng không thể cho bé ở lâu dưới nước. Bởi vì thể chất của bé chưa hoàn thiện không thể hỗ trợ cho việc tập luyện lâu dài. Vì vậy, khi trẻ ở trong hồ bơi lâu, trẻ dễ bị mệt và dễ xảy ra tai nạn.

Thực hiện các biện pháp bảo vệ

Để phòng tránh trẻ bị đuối nước phải có người hướng dẫn chuyên môn giám sát và có cha mẹ đi cùng sau khi trẻ xuống nước. Trẻ em cũng có thể được trang bị phao tay để tăng cường bảo vệ. Ngoài ra, khi cho trẻ đi bơi cần đảm bảo nhiệt độ nước. Không nên cho bé tiếp xúc với nước lạnh có thể khiến bé bị chuột rút, cảm lạnh, sốt…

Theo Emdep.vn

Xem link gốc Ẩn link gốc https://emdep.vn/nuoi-con/em-be-1-tuoi-boi-nhu-ca-gap-nuoc-cdm-cam-than-van-dong-vien-boi-loi-tuong-lai-day-roi-20220622083517016.htm

Trẻ sơ sinh

Nuôi con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.