Giáo sư nổi tiếng nhắc cha mẹ bảo vệ khỏi nguy cơ bị xâm hại: Đợi con lớn mới giáo dục là quá muộn!

Việc giáo dục giới tính cho trẻ là điều không hề dễ dàng nhưng cha mẹ nên làm sớm.

Với hơn 40 năm chuyên nghiên cứu về tâm lý trẻ em, Giáo sư Lý Mai Cẩn - hiện đang là Giáo sư Tâm lý học kiêm Phó Giám đốc Ủy ban Chuyên môn Tâm lý Pháp lý của Hiệp hội Tâm lý Trung Quốc. Bà nổi tiếng với những bài học dạy con dành cho các bậc cha mẹ.

Liên quan đến các vụ xâm hại trẻ em, bà cho rằng trọng tâm của việc bảo vệ trẻ em cần là ngăn chặn trước khi mọi chuyện xảy đến. Bảo vệ trẻ em nên chú trọng đến việc bảo vệ giới tính. Hiện nay, hầu hết các bậc cha mẹ đều bỏ qua việc giáo dục an toàn hoặc giáo dục giới tính cho con mình.

Trong bài chia sẻ về “Tâm lý giáo dục gia đình” , Giáo sư Lý Mai Cẩn đã đưa lời khuyên cho các bậc phụ huynh.

Khi nào nên dạy con về vấn đề giới tính?

Khi bàn đến việc dạy con về giới tính, tâm lý chung của nhiều cha mẹ đều e ngại và không biết nên chia sẻ với con như thế nào cho đúng. Thậm chí nhiều người còn cho rằng con còn quá nhỏ, mới học mẫu giáo, không cần dạy hoặc tránh dạy con điều này vì cho rằng độ tuổi như vậy là quá sớm.

Giáo sư nổi tiếng nhắc cha mẹ bảo vệ khỏi nguy cơ bị xâm hại: Đợi con lớn mới giáo dục là quá muộn!-1
Giáo sư Lý Mai Cẩn. Ảnh: Sohu

Nhưng với tình hình hiện nay, cha mẹ cần trang bị và dạy dỗ con về giáo dục giới tính ngay từ sớm, vì đây chính là việc giúp con tự bảo vệ chính mình khi không có cha mẹ ở bên. 

Theo Giáo sư Lý Mai Cẩn, giáo dục giới tính cho trẻ nên bắt đầu từ thời điểm trẻ rời khỏi tầm mắt mẹ. Trong cuộc sống sẽ có những trường hợp trẻ không nằm trong tầm kiểm soát của cha mẹ. Trước khi đưa con đi mẫu giáo, cha mẹ phải bắt đầu giáo dục giới tính cho con. Ví dụ, khi mẹ tắm cho con, mẹ nói cho con biết những bộ phận nào của con mà người ngoài không được phép chạm vào.

Ở giai đoạn này, trẻ bị giới hạn bởi độ tuổi nên có thể không chủ động kể cho cha mẹ những tình huống gặp phải ở trường mẫu giáo. Vậy cha mẹ nên giao tiếp với con như thế nào? Giáo sư khuyên các bậc phụ huynh nên cùng con chơi trò nhập vai để hiểu rõ những tình huống trẻ gặp phải ở trường mẫu giáo.

Giáo sư nổi tiếng nhắc cha mẹ bảo vệ khỏi nguy cơ bị xâm hại: Đợi con lớn mới giáo dục là quá muộn!-2

Ngoài việc phát hiện những bất thường ở trẻ thông qua hoạt động nhập vai, chuyên gia cũng gợi ý phụ huynh nên quan sát và giao tiếp nhiều hơn với con sau khi trẻ đi học về.

Trẻ từ 6 – 11 tuổi bắt đầu có những tò mò và đặt các câu hỏi về vấn đề giới tính. Cha mẹ và thầy cô có thể cung cấp thông tin về giới tính cho các con bằng cách đưa kiến thức vào các môn học tại trường hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa với chủ đề này.

Khi con bước gần vào độ tuổi dậy thì, hãy khéo léo dạy con các bài học về giới tính và "chuyện người lớn", tránh việc con tự tìm hiểu vì như vậy dễ tạo cơ hội khiến con tiếp xúc với những "văn hóa phẩm không lành mạnh", ảnh hưởng không tốt tới suy nghĩ của con.

Cha mẹ chính là những người thầy luôn bên cạnh dạy dỗ và dẫn dắt con trẻ, chính vì vậy từng lời nói, hành động và thói quen của cha mẹ có tác động vô cùng lớn tới sự hình thành nhân cách và tính cách của con sau này. Do đó, việc lựa chọn cách giáo dục con cái, trong đó có giáo dục giới tính, sao cho thật phù hợp và đúng đắn là điều vô cùng quan trọng.

Không còn là câu chuyện cha mẹ cần "tránh né", thay vào đó hãy khéo léo và thẳng thắn dạy dỗ các con thật đúng lúc và hợp lý.

Theo Đời sống và pháp luật

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/giao-su-noi-tieng-nhac-cha-me-bao-ve-khoi-nguy-co-bi-xam-hai-oi-con-lon-moi-giao-duc-la-qua-muon-a414953.html

giáo dục giới tính

Xâm hại trẻ em

Nuôi Dạy Con


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.