Gieo mầm nhân ái cho trẻ

Lòng nhân ái không phải là điều xa vời, mà có thể bắt đầu từ những hành động nhỏ hằng ngày

Một học sinh 7 tuổi xúc động đập ống heo ủng hộ các bạn đồng trang lứa; một nhóm học sinh Trường Tiểu học Tam Đông 2 (huyện Hóc Môn, TP HCM) nắn nót viết lời động viên trên những món quà gửi cho các bạn miền Bắc…

Những câu chuyện xúc động này đã chạm đến trái tim nhiều người, gợi lên vai trò quan trọng của việc dạy trẻ lòng nhân ái từ sớm.

Cha mẹ là tấm gương

Chị Hồng Vân (ngụ huyện Hóc Môn) kể từ nhỏ, chị thường nghe mẹ nói: "Có lòng nhân ái thì ắt sẽ trở thành người tử tế".

Đồng hành suốt thời thơ ấu của chị là những buổi đến trường, mò cua bắt ốc, hòa mình với thiên nhiên, chơi đùa với bạn bè. Sống cùng thiên nhiên nên tình yêu cỏ cây, hoa lá đến những sinh vật nhỏ bé như con giun, con dế… được vun bồi mỗi ngày. "Những lần vui đùa, thấy chú ếch bị rắn cắn, ngay lập tức chị em tôi tìm cách cứu, dù rất sợ. Mỗi khi trời mưa, đàn gà con chưa kịp vào chuồng, run rẩy vì lạnh, chị em tôi lại ôm từng con lau khô, bật đèn sưởi ấm rồi dùng khăn quấn chặt. Đêm giật mình cũng không quên ngó xem mấy con gà có ổn không" - chị Vân chia sẻ.

Đến khi lập gia đình, có 2 con, sống nhà phố, không có không gian hòa cùng thiên nhiên, chị Vân cố gắng đưa các con về nhà ông bà ngoại thường xuyên, nơi có khu vườn nhỏ trồng nhiều cây ăn trái và hoa. 

Mỗi lần về, chị dẫn chúng ra vườn, dạy con nhổ cỏ, xới đất. "Có khi xới đất gặp con giun, tôi chuyển đi nơi khác. Lúc đó, con trai tôi (6 tuổi) hỏi: "Sao mẹ phải bỏ đi nơi khác?", tôi nhẹ nhàng giải thích: "Nếu tiếp tục đào, con giun có thể bị thương". Con nói: "Bị thương thì có sao đâu mẹ!". Tôi giải thích: "Giun giúp đất tơi xốp, làm cây cối tốt tươi, nếu con làm chúng chết sẽ ảnh hưởng đến đất" - chị Vân chia sẻ.

Theo chị Vân, trẻ con hay quan sát và đặt câu hỏi, những lúc đó, cha mẹ nên chủ động giải thích để con hiểu thế nào là lòng nhân ái và hãy bắt đầu từ cách ứng xử với những công việc nhỏ mỗi ngày.

Gieo mầm nhân ái cho trẻ-1
Viết giấy dán vào quà gửi đến các bạn nhỏ miền Bắc

Với chị Hạnh Nhi (quận 10, TP HCM), việc giúp đỡ ông bà lớn tuổi, sẻ chia với anh chị em trong gia đình là điều cần thiết. Bắt đầu từ việc phụ giúp ông bà dọn dẹp đồ ăn, thức uống sau mỗi bữa ăn đến việc nhường nhịn, giúp đỡ anh chị em ruột và bà con thân thuộc. 

"Thông qua những hành động nhỏ như giúp đỡ việc nhà, hỏi han sức khỏe, trẻ sẽ học được cách bày tỏ lòng yêu thương. Biết quan tâm, sống có trách nhiệm với người thân thì khi ra ngoài xã hội trẻ sẽ biết yêu thương, giúp đỡ người khác" - chị Hạnh Nhi nêu kinh nghiệm.

Những ngày bão lũ, xem tivi, Facebook, TikTok…, các câu chuyện tang thương, đau lòng cứ hiện ra. Kèm theo không ít clip truyền cảm hứng về những câu chuyện nhân văn, sự vất vả, hy sinh của lực lượng công an, bộ đội khi giúp dân hay hình ảnh một cô giáo lấm lem bùn đất ăn vội gói mì tôm cùng mọi người dọn dẹp chuẩn bị cho học sinh quay lại trường…

Theo NLĐ

Xem link gốc Ẩn link gốc https://nld.com.vn/gieo-mam-nhan-ai-cho-tre-196240921202111944.htm

Nuôi Dạy Con


Cách tăng like TikTok hiệu quả
Với hàng tỷ người dùng và hàng triệu video được tải lên mỗi ngày, việc làm sao để video của bạn nổi bật và thu hút nhiều lượt thích cần chú ý một số điều nhất định.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.