Giới nhà giàu cũng phân tầng dữ lắm: Nhìn cách nuôi dạy con là biết, người giàu sụ dạy khác hẳn người giàu "sương sương"

Con cái của người nghèo có thể giàu có bằng cách vào học các trường danh giá và con cái của người giàu có thể giàu tiếp nhờ vào hào khí, nền tảng của ông cha.

Mỹ là quốc gia đứng top đầu thế giới về số lượng triệu phú và tỷ phú. Có bao giờ bạn thắc mắc, những người giàu có tại Mỹ nuôi dạy con cái như thế nào?

Con nhà giàu nhưng được nuôi theo kiểu nhà nghèo

Điều gây ấn tượng nhất là những "rich kid" ở Mỹ được nuôi dạy theo cách khá... "nghèo nàn". Số tiền mà nhiều nhà giàu ở Mỹ chi cho con khá "bủn xỉn" nhưng chính sự "bủn xỉn" này giúp con cái họ tự hoàn thiện bản thân. Đây chính là bí quyết để người giàu duy trì sự hưng thịnh của gia đình qua nhiều thế hệ. 

Ở những gia đình giàu có, một người trông trẻ, bảo mẫu là không thể thiếu. Một số gia đình thậm chí còn thuê đến 2, 3 bảo mẫu để chăm sóc con. Nhưng khi đứa trẻ lớn hơn một chút và đến tuổi đi học thì tình hình lại khác. 

Nhiều người luôn nghĩ rằng, con nhà giàu thì phải học trường tư thục, rèn luyện phong cách quý tộc ngay từ nhỏ. Trên thực tế, với các gia đình có tổng tài sản giá trị ròng từ 1 - 10 triệu USD (nhóm giàu vừa) hầu hết đều cho con đi học ở trường công. Tỷ lệ này chiếm 2/3. Ngay cả những gia đình có tổng tài sản giá trị ròng trên 10 triệu USD (nhóm giàu sụ) thì đến 55% cho con học ở các trường tiểu học, trung học công lập. 

Giới nhà giàu cũng phân tầng dữ lắm: Nhìn cách nuôi dạy con là biết, người giàu sụ dạy khác hẳn người giàu sương sương-1
Ảnh minh họa.

Tất nhiên, con cái của những gia đình này vẫn may mắn hơn. Ngoài giờ học trên lớp, trẻ còn được tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa khác nhau như: Lớp học piano, khiêu vũ, hội họa,... Trẻ cũng được tận hưởng nhiều kỳ nghỉ dưỡng. Theo một số khảo sát, trẻ em từ những "gia đình giàu vừa" có trung bình khoảng 2,1 lần đi du lịch mỗi năm, còn trẻ từ các "gia đình giàu sụ" thì có trung bình 3,2 kỳ nghỉ/năm.

Trong khi đó, những đứa trẻ đến từ các gia đình bình thường thì mấy năm mới được đi du lịch một lần và tất nhiên không có chuyện được ngồi máy bay riêng như những đứa trẻ nhà giàu. Bên cạnh đó, các gia đình giàu sụ thường thiết lập các quỹ ủy thác cho con cái họ, để đảm bảo thế hệ thứ 2 không bị ảnh hưởng. 42% các gia đình giàu sụ thường thành lập quỹ ủy thác cho con, với số tiền trung bình là 6,2 triệu USD. 

Sự khác biệt trong giáo dục của nhà giàu vừa và giàu sụ

Tiền không nhất thiết mua được hạnh phúc nhưng tiền chắc chắn thay đổi cách nhìn của con người về sự việc. Cha mẹ thuộc tầng lớp trung lưu ở Mỹ rất coi trọng việc giáo dục con cái vì cho rằng đây là chìa khóa thành công, giúp thế hệ sau có cuộc sống tốt đẹp. 

Ở Mỹ, nhiều cha mẹ chọn cho con một khu học chánh tốt từ tiểu học, sau đó học lên một trường trung học tốt và cuối cùng là vào một trường đại học thuộc khối Ivy League. Đây là kinh nghiệm nuôi dạy con của các gia đình giàu vừa. Còn các gia đình giàu sụ lại khác. 

Theo khảo sát, chỉ hơn một nửa số gia đình giàu sụ coi việc giáo dục con cái là quan trọng. Đối với họ, ngay cả khi con cái không tốt nghiệp từ các trường danh tiếng thì vẫn có thể kiếm sống từ nền tảng mà cha mẹ đã gây dựng. Còn trong các gia đình bình thường và giàu vừa, 84% cha mẹ coi việc con cái nhận được nền giáo dục tốt là điều quan trọng, giá trị nhất.

Trong mắt những người giàu sụ, họ coi trọng cả việc tích lũy tài sản và thiết lập các mối quan hệ, việc tốt nghiệp từ các trường danh tiếng không phải là tất cả. Con cái của người nghèo có thể giàu có bằng cách vào học các trường danh giá và con cái của người giàu có thể giàu tiếp nhờ vào hào khí, nền tảng của ông cha. 

Giới nhà giàu cũng phân tầng dữ lắm: Nhìn cách nuôi dạy con là biết, người giàu sụ dạy khác hẳn người giàu sương sương-2


Trong nhiều bài báo và các cuốn sách về sự thành công của người giàu, người ta nhấn mạnh việc họ thường dạy con cái thấm nhuần các giá trị của họ từ khi còn nhỏ. Cả gia đình bình thường và gia đình giàu vừa đều coi việc định hình giá trị cho con cái là sứ mệnh lớn lao. Gia đình giàu sụ cũng vậy, nhưng họ nhấn mạnh vào cả sự đa dạng. 

Ví dụ, những thành viên trong gia đình, bạn bè và trường học là loạt yếu tố không thể thiếu giúp con nhà giàu sụ hình thành các giá trị. Nhưng cha mẹ giàu sụ cũng thuê các chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp để hướng dẫn trẻ, giúp trẻ mở rộng tầm nhìn. 

Bên cạnh đó, nhiều người giàu sụ cũng cho rằng, cách nuôi dạy đúng đắn là cho con cái nếm trải gian khổ trước, để chúng hiểu được giá trị của sức lao động và tiền bạc. Trên thực tế, mục đích của hầu hết những người giàu sụ trong việc giáo dục con là không chỉ để thế hệ sau nhận ra giá trị tiền bạc mà còn phải hiểu ý nghĩa của việc làm từ thiện, từ đó tăng cường phẩm chất cá nhân. Theo một cuộc khảo sát, 91% những người Mỹ giàu có nhất khuyến khích con cái làm từ thiện và 2/3 con cái của những gia đình này quyên góp tiền cho các tổ chức từ thiện.

Tiền cha mẹ giàu sụ cho con chủ yếu để chúng trải nghiệm cuộc sống, chứ không phải mua vật chất để hưởng thụ. Các học giả cho rằng, một trong những đặc điểm trong văn hóa của giới nhà giàu Mỹ là tiết kiệm tiền hơn tiêu tiền. Cũng có nhiều người giàu thích phô trương tiền của nhưng đó không phải là hình mẫu cho người giàu ở Mỹ. 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/gioi-nha-giau-cung-phan-tang-du-lam-nhin-cach-nuoi-day-con-la-biet-nguoi-giau-su-day-khac-han-nguoi-giau-suong-suong-162212911210118854.htm

Nuôi Dạy Con


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.