Hai bên thận của bé gái 5 tháng tuổi toàn sỏi, nguyên nhân xuất phát từ việc làm mà nhiều cha mẹ hay mắc phải

Bệnh sỏi thận vốn là một vấn đề rất nhức nhối đối với người lớn. Nhưng bạn có thể tưởng tượng rằng một đứa trẻ 5 tháng tuổi lại chứa đầy sỏi ở cả hai quả thận và không có nước tiểu trong hơn 20 giờ thì sẽ khủng khiếp đến thế nào chưa?

Thận của em bé 5 tháng tuổi bị bao phủ bởi sỏi, nguyên nhân là do thức ăn bổ sung

Cháu bé 5 tháng tuổi tại Trung Quốc, được phát hiện sưng phù khắp người, hơn 20 giờ vẫn chưa đi tiểu được. Bố mẹ bé cảm thấy điều không ổn nên đã cho em bé đến bệnh viện. Sau khi kiểm tra bác sĩ phát hiện ra thận của bé bị ứ nước, có nhiều viên sỏi nhỏ bên trong. Những viên sỏi lại nằm ngay trên niệu quản nên khiến cô bé không thể đi tiểu được. Tình trạng này kéo dài trong hơn 20 giờ khiến bác sĩ phải cấp giấy báo bệnh nguy kịch lúc đó.

Hai bên thận của bé gái 5 tháng tuổi toàn sỏi, nguyên nhân xuất phát từ việc làm mà nhiều cha mẹ hay mắc phải-1

Theo bác sĩ, nếu bé tiếp tục không đi tiểu được, tình trạng tăng kali máu có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khiến tim ngừng đập. Sau khi lên phương án, bác sĩ tiến hành ngay ca mổ cho bé. Nhờ vậy, bé đã đi tiểu được, nước tiểu có mủ cuốn theo các viên sỏi và trào ra khỏi niệu quản nhìn như bùn. Khi bé tiểu được, có nghĩa là bé đã qua được cơn nguy kịch.

Hai bên thận của bé gái 5 tháng tuổi toàn sỏi, nguyên nhân xuất phát từ việc làm mà nhiều cha mẹ hay mắc phải-2

Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là tại sao một đứa bé mới 5 tháng tuổi lại bị vấn đề sỏi thận nghiêm trọng đến vậy trong khi không mắc bệnh bẩm sinh?

Lời nói của bố mẹ đã nói lên sự thật. Hóa ra sợ con chỉ uống sữa không đủ dinh dưỡng nên 3 ngày sau sinh, người mẹ đã bắt đầu cho bé ăn thêm thực phẩm bổ sung. Cách cho ăn sai lầm này chính là nguyên nhân khiến bé bị sỏi thận và tình huống này không phải là hiếm gặp mà thực tế có khá nhiều cha mẹ đã từng mắc phải.  

Điều này cũng cho thấy một sự thật: phương pháp cho ăn không hợp lý không chỉ không cung cấp dinh dưỡng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì vậy, tốt nhất cha mẹ không nên bổ sung thức ăn bổ sung quá sớm cho trẻ sơ sinh nếu không muốn sức khỏe của bé bị ảnh hưởng.

Tháng tuổi tốt nhất để bé ăn bổ sung, không phải là 4 tháng hay 6 tháng

Thời điểm thích hợp nhất để cho trẻ sơ sinh thêm thức ăn bổ sung vào khẩu phần ăn của mình là bao lâu? 4 tháng hay 6 tháng sẽ tốt hơn? Đây là câu hỏi mà rất nhiều cha mẹ quan tâm. Thực tế, mỗi bé có một cơ địa khác nhau nên thời điểm tăng cường thức ăn bổ sung cũng sẽ khác nhau. Khi trẻ đáp ứng được các yêu cầu sau thì cho trẻ ăn bổ sung là phù hợp nhất:

Từ 4-8 tháng tuổi

Không nên cho trẻ tăng cường thức ăn bổ sung quá sớm, tốt nhất là không nên sớm hơn 4 tháng tuổi vì lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và chưa hoàn thiện, việc tăng cường thực phẩm bổ sung ngoài sữa mẹ có thể làm tăng gánh nặng cho các cơ quan tiêu hóa. Tuy nhiên cũng không nên để muộn hơn 8 tháng, vì quá muộn sẽ khiến bé không còn hứng thú với việc ăn uống.

Trọng lượng cơ thể

Thông thường, khi cân nặng của trẻ gấp 2 lần lúc mới sinh thì bạn có thể bắt đầu việc cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung.

Học cách ngồi một mình

Trẻ sơ sinh về cơ bản học cách ngồi một mình khi được 6 tháng tuổi, một số sẽ sớm hơn và một số thì muộn hơn. Khi bé có thể ngồi một mình hoặc với sự hỗ trợ của ghế, bạn có thể từ từ thêm thức ăn bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ.

Hai bên thận của bé gái 5 tháng tuổi toàn sỏi, nguyên nhân xuất phát từ việc làm mà nhiều cha mẹ hay mắc phải-3

Thích thú với thực phẩm bổ sung

Nếu trẻ nhìn chằm chằm vào thức ăn trong khi người lớn đang ăn, hoặc trẻ mở miệng khi thấy ai đó đưa thức ăn về gần phía mình và tỏ ra thích thú với thức ăn, điều đó có nghĩa là trẻ đã sẵn sàng tiếp nhận thức ăn bổ sung.

Mẹ nên làm gì khi cho con ăn dặm lần đầu?

Khi bổ sung thức ăn bổ sung lần đầu tiên, các bậc phụ huynh cần lưu ý những chi tiết này:

Cho trẻ ăn bổ sung là một quá trình diễn ra từ từ, vì vậy muốn trẻ tiếp nhận thức ăn bổ sung một cách vui vẻ, bạn cần nhớ những điểm sau:

- Khi bạn có tâm trạng tốt

Khi cho trẻ ăn bổ sung lần đầu tiên, bạn không cần thiết phải tuân thủ theo đúng thời gian là sáng, trưa hay tối. Cách đúng là hãy cho trẻ ăn khi tâm trạng vui vẻ.

- Cho ăn khi trẻ không đói

Một số cha mẹ cố tình bỏ đói con để cho con ăn bổ sung được ngon miệng hơn. Cách làm này rất sai lầm vì khi bé quá đói, chúng sẽ không còn hứng thú với thức ăn bổ sung nữa. Cách tiếp cận thích hợp nhất nên cho trẻ ăn thêm khi trẻ bú được một nửa. Cụ thể: Nếu trẻ quá đói trước khi ăn bổ sung, cha mẹ có thể cho trẻ ăn một ít sữa mẹ hoặc sữa công thức trước.

- Đừng ép trẻ

Cha mẹ cần biết rằng sữa mẹ và sữa công thức vẫn là nguồn cung cấp calo chính của trẻ sơ sinh. Vì vậy, trong những tuần đầu tiên khi bé ăn bổ sung, cha mẹ nên học cách chấp nhận rằng có lúc bé sẽ chấp nhận thức ăn bổ sung và đôi khi thì không.

- Khi bé không chịu ăn bổ sung, cha mẹ không nên ép bé.

Trong quá trình cho trẻ ăn dặm, bố mẹ sẽ gặp phải trường hợp như vậy. Hoặc cũng thể là do bé không nuốt được nên sẽ đẩy thức ăn ra ngoài bằng lưỡi. Lúc này, cha mẹ thường cảm thấy bé không nghe lời hoặc không hứng thú với thức ăn nhưng thực tế, đây có thể chỉ là “phản xạ” giúp bé rèn luyện kỹ năng nhai nuốt mà thôi. Nói chung, phản xạ này biến mất khi trẻ được 4 tháng tuổi . Tuy nhiên, do sự khác biệt của từng cá nhân, một số bé sẽ mắc chứng này sau 4 tháng. Vì vậy, khi cho trẻ ăn bổ sung  nhưng bé không chịu ăn thì cha mẹ có thể hiểu rằng việc bé từ chối thức ăn bổ sung có thể chỉ là do “phản xạ của lưỡi”, chứ không phải thực sự từ chối thức ăn bổ sung.

Tóm lại:

- Bé dưới 4 tháng không cần ăn thêm thực phẩm bổ sung nào, sữa mẹ hay sữa công thức đều có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ.

- Bất kể tháng tuổi nào, việc bổ sung thức ăn bổ sung một cách mù quáng không những không cung cấp được dinh dưỡng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Theo An Nhiên - Vietnamnet


Trẻ sơ sinh

sỏi thận

Ăn Dặm


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.