Hai giai đoạn trẻ rơi vào khủng hoảng, tâm lý nhạy cảm nhất: Cha mẹ lơ là, con dễ lầm đường lạc lối

Trong quá trình trưởng thành của trẻ có 2 giai đoạn con rất nhạy cảm, nếu không được bố mẹ quan tâm thì trẻ rất dễ mắc sai lầm.

Rất nhiều phụ huynh luôn băn khoăn và tự đặt cho mình câu hỏi, tại sao các con đều thay đổi tính cách và dường như trở thành một người hoàn toàn khác khi chúng lớn lên. Thực ra, điều này không khó để giải thích, khi trẻ càng trưởng thành, các con lại tích lũy thêm kiến thức và học được cách thể hiện cái tôi của mình. 

Các chuyên gia tâm lý khẳng định, đứa trẻ nào cũng muốn mình được thừa nhận, khẳng định cá tính và muốn mọi việc theo ý mình. Giai đoạn này còn được gọi là "khủng hoảng tuổi" hoặc "thời kỳ nổi loạn", muốn con vượt qua cần sự nỗ lực và kiên nhẫn của bố mẹ rất nhiều. 

Dưới đây là 2 giai đoạn trẻ rơi vào khủng hoảng, tâm lý nhạy cảm nhất: Cha mẹ lơ là, con dễ lầm đường lạc lối. Cha mẹ cần nắm rõ và chú ý đến con của mình. 

Hai giai đoạn trẻ rơi vào khủng hoảng, tâm lý nhạy cảm nhất: Cha mẹ lơ là, con dễ lầm đường lạc lối-1Ảnh minh họa.

Giai đoạn đầu khi trẻ 3-5 tuổi
Khủng hoảng tuổi lên 3 là biểu hiện cho sự chuyển giao từ giai đoạn ấu nhi (0-3 tuổi) sang giai đoạn mẫu giáo (3-6 tuổi). Ở thời điểm này, tâm lý trẻ có sự thay đổi mạnh mẽ, kéo theo những cách cư xử có phần tiêu cực khiến bố mẹ nhiều lúc phải "bó tay".

Giai đoạn này có sự biến đổi rõ rệt biểu hiện trong hành động của trẻ, trẻ trở nên lém lỉnh hơn, tò mò với những thứ xung quanh mình hơn. Nhưng bên cạnh đó, trẻ bộc lộ rõ ra những biểu hiện khác lạ ví dụ như: không nghe lời, quậy phá hơn, có những hành vi vượt quá tầm kiểm soát của bố mẹ, dễ cáu gắt, hay khóc, thích sở hữu, thích làm trái ý người khác... tệ hơn nữa là bé hay đòi hỏi, vô lễ với những người lớn, người chăm sóc mình.

Khủng hoảng tuổi lên 3 là một giai đoạn phát triển hết sức bình thường ở trẻ nhỏ, chính trong con người bé đang có sự biến đổi để hình thành nên các cột mốc phát triển quan trọng, từ đó dễ dàng thích nghi với cuộc sống hơn.

Hai giai đoạn trẻ rơi vào khủng hoảng, tâm lý nhạy cảm nhất: Cha mẹ lơ là, con dễ lầm đường lạc lối-2Ảnh minh họa.

Song song với khả năng vận động, trẻ cũng bắt đầu hình thành ý thức về bản thân. Trẻ nhận ra mình là một cá thể riêng biệt với mọi người. Trẻ cũng muốn độc lập làm những việc liên quan đến bản thân.

Trẻ hay nói: "để con làm", "mẹ để đấy đi", "không, không, mẹ để xuống đi" với cái mặt khóc mếu. Trong khi nhu cầu độc lập của trẻ tăng cao thì cha mẹ vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng tâm lý "buông tay" trẻ.

Vì vậy, nhiều cha mẹ thường có xu hướng cấm đoán, kiểm soát trẻ một cách chặt chẽ. Chính việc không tìm được tiếng nói chung đã dẫn đến những phản ứng gay gắt từ trẻ như bướng bỉnh, không nghe lời, muốn làm trái lời bố mẹ,...

Hai giai đoạn trẻ rơi vào khủng hoảng, tâm lý nhạy cảm nhất: Cha mẹ lơ là, con dễ lầm đường lạc lối-3Ảnh minh họa.

Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 thường kéo dài từ khi trẻ 3 tuổi đến 5 tuổi với mức độ và cường độ khác nhau phụ thuộc vào tương tác của người lớn trong môi trường của các bé, nếu như không hỗ trợ các bé có hành trang để vượt qua các bài đánh giá theo quy luật như thế, có thể các bé có thể sống mãi trong sự khủng hoảng đó.

Không có hành trang thì khó vượt qua được giai đoạn này và bé dễ bị sang chấn, lệch lạc, làm cho cánh cửa của sự khám phá về đời sống của bé bị đóng lại và khiến trẻ trở nên sống khép kín, nội tâm, xây dựng vỏ bọc của riêng mình. Như vậy sẽ rất tiêu cực, giống như ta cứ sống mãi với cuộc khủng hoảng đó và không lớn lên được.

Giai đoạn thứ hai là khi trẻ dậy thì
Cơ thể chúng ta gồm 2 phần: sinh lý (sự phát triển chiều cao/cân nặng, sự phát triển của não bộ, các khối cơ...) và tâm lý (xúc cảm, tình cảm, tư duy, tưởng tượng...). Khi một trong hai phần gặp tổn thương thì phần còn lại cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Bên cạnh đó, ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có một sự thay đổi về mặt sinh lý cũng như tâm lý khác nhau. 

Trong suốt quá trình phát triển, con người sẽ trải qua các giai đoạn khủng hoảng như: khủng hoảng sơ sinh, khủng hoảng ấu thơ, khủng hoảng lên 3, khủng hoảng lên 7, khủng hoảng tuổi dậy thì, khủng hoảng tuổi trung niên, khủng hoảng tuổi già... Khi kết thúc khủng hoảng chúng ta sẽ học được những kỹ năng mới với sự phát triển mới.

Đồng thời lúc này con cũng bắt đầu có nhiều tò mò hơn về bản thân, về giới tính, suy nghĩ nằm lửng lơ giữa giai đoạn trưởng thành và trẻ con rất khó nắm bắt. Nếu không được sớm giải quyết thì tình trạng khủng hoảng rất dễ xảy ra với những dấu hiệu mà phụ huynh có thể bắt gặp như:

Hai giai đoạn trẻ rơi vào khủng hoảng, tâm lý nhạy cảm nhất: Cha mẹ lơ là, con dễ lầm đường lạc lối-4Ảnh minh họa.

- Dễ giận dữ, la hét, nhất là khi không được như ý muốn.  

- Tranh cãi với cha mẹ, không muốn nói chuyện với người lớn.  

- Khao khát tìm kiếm bản thân, trẻ có thể trở nên sôi nổi hơn hoặc bỗng dưng trầm lặng, ít nói hơn. 

- Thích sự tự do khám phá, cảm thấy chán ghét, tức giận nếu bị phụ huynh kiểm soát.

- Có thể khóc bất cứ thời điểm nào, thường gặp ở bé gái. 

- Ăn uống thất thường, thay đổi khẩu vị. Tăng hay giảm cân bất thường, đặc biệt ở những trẻ bị stress khủng hoảng nặng.

- Rối loạn giấc ngủ, mất tập trung, chậm chạp, hay quên. Học hành giảm sút. 

- Tự ti hơn về ngoại hình, luôn cho rằng bản thân mình quá béo, quá gầy, quá nhiều mụn. Luôn cảm thấy bi quan về bất kỳ vấn đề gì. Muốn thu mình lại, không muốn giao tiếp với ai.

- Có xu hướng nổi loạn hoặc trở nên tự cô lập bản thân. Có thể có xu hướng bạo lực nếu phụ huynh không sớm quan tâm và giúp đỡ bé.

- Mất hứng thú với những điều bé thích ngày thường, có xu hướng tìm đến những bộ phim người lớn để thỏa tính tò mò và giải tỏa cảm xúc, đặc biệt ở bé trai. Tuy nhiên nếu không được giáo dục và hướng dẫn con sớm, con rất dễ tìm đến tình dục sớm so với lứa tuổi và gây ra nhiều hệ lụy trầm trọng khác.

- Ở những trẻ ở cuối giai đoạn dậy có thể có xu hướng tìm đến bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích sớm so với lứa tuổi. Có thể có những xu hướng tự làm hại bản thân nếu liên quan đến các bệnh lý hoặc xuất hiện những hành vi chống đối, thậm chí là phạm pháp.

Bất cứ ai cũng phải trải qua giai đoạn dậy thì, đây là bước đệm rất lớn để chứng tỏ bé là ai, bé muốn gì ở cả hiện tại và tương lai. Chẳng hạn trong thời điểm này bé phát hiện hứng thú với viết lách thì càng lớn bé sẽ càng cố thực hiện mong muốn này.

Mặt khác tâm lý của con trong giai đoạn dậy thì có những biến đổi cực kỳ lớn. Con có thể trở thành một người hoàn toàn khác so với giai đoạn trước đó. Chẳng hạn từ một người hoạt bát, bé bỗng dưng trầm mặc, ít nói, khép mình hơn và ngược lại.  

Hai giai đoạn trẻ rơi vào khủng hoảng, tâm lý nhạy cảm nhất: Cha mẹ lơ là, con dễ lầm đường lạc lối-5Ảnh minh họa.

Phụ huynh và nhà trường cần hết sức hỗ trợ và giúp đỡ con trong giai đoạn này, phát hiện sớm những dấu hiệu khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì và có biện pháp xử lý kịp thời.

Cha mẹ chính là người quan trọng nhất sẽ giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn này, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xử lý. Nhiều người thường cho rằng giai đoạn này là bình thường, hay cho rằng con "hư" mà không biết rằng bé đang trong thời điểm nhạy cảm. Cha mẹ cần tinh tế hơn trong việc giúp đỡ con để tránh gây ra cảm giác đang kiểm soát cho các con.

Một số biện pháp có thể làm là: Dành cho con sự riêng tư; Đóng vai trò như một người bạn gỡ bỏ khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì; Luôn tin tưởng và cổ vũ bé; Cho bé gặp gỡ chuyên gia tâm lý nếu khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì nặng; Trấn an trẻ...

Theo Phụ nữ Việt Nam
 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/hai-giai-doan-tre-roi-vao-khung-hoang-tam-ly-nhay-cam-nhat-cha-me-lo-la-con-de-lam-duong-lac-loi-22202212802313351.htm

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.