Hai hành động tưởng BÌNH THƯỜNG này của cha mẹ chính là nguồn gốc khiến con cái dần trở nên "NGỐC NGHẾCH": Bạn có nằm trong số đó?

Trong cuộc sống, nhiều phụ huynh có thói quen xấu và những hành động chẳng khác nào tạo vỏ bọc cho con cái, đẩy con mình vào "lồng kính" và khiến cho con ngày càng trở nên kém cỏi.

Lý do “đứa trẻ ngốc nghếch” được đặt trong ngoặc kép là không có đứa trẻ nào thật sự ngốc nghếch, đây là suy nghĩ xuất phát từ các bậc cha mẹ.

Tuy nhiên, nhiều người lớn không nhận ra rằng trong cuộc sống đời thường, những lời nói và hành động của mình sẽ gây tổn thương tâm lý, kìm hãm sự phát triển trí tuệ của trẻ, để từ đó, con cái trở thành "đứa trẻ ngốc nghếch" trong mắt cha mẹ. 

Hai hành động này của cha mẹ chính là nguyên nhân. Liệu bạn có nằm trong số đó?

Hai hành động tưởng BÌNH THƯỜNG này của cha mẹ chính là nguồn gốc khiến con cái dần trở nên NGỐC NGHẾCH: Bạn có nằm trong số đó?-1
Nhiều người lớn không nhận ra rằng trong cuộc sống đời thường, những lời nói và hành động của mình sẽ gây tổn thương tâm lý, kìm hãm sự phát triển trí tuệ của trẻ.

1. Cho trẻ thấy mặt không hài lòng của cuộc sống

Không hề dễ dàng khi đối mặt với áp lực của cuộc sống và công việc. Gia đình là nơi để trút bầu tâm sự, rồi bất chấp điều đó, bạn vẫn thường than phiền về cuộc sống trước mặt con cái.

Suy cho cùng, đứa trẻ vẫn còn nhỏ, thế giới của nó hoàn toàn khác với người lớn, và hệ giá trị tổng thể của nó chưa được hình thành. Người mẹ liên tục phàn nàn về cuộc sống trước mặt đứa trẻ, sẽ khiến con phải mang trong đầu những thứ vốn dĩ không phù hợp với lứa tuổi. 

Đặc biệt là khi nhiều bà mẹ thường dùng câu cửa miệng: "Mẹ làm tất cả cho con, nếu không thì không cần phải mệt mỏi như vậy!". Việc sử dụng phương pháp "than thở" để động viên con là thực sự sai lầm. Điều này sẽ làm cho đứa trẻ cảm thấy tự trách, tự ti, mặc cảm và cảm thấy rằng chính mình đã khiến cuộc sống gia đình trở nên khó khăn. 

Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, trẻ không muốn tiến về phía trước và sẽ chọn cách từ bỏ, lúc đó, đứa trẻ cũng sẽ bị coi là "ngu ngốc", thiếu ý chí.

2. Quá khắc nghiệt với trẻ, không tôn trọng hoặc phớt lờ những nỗ lực của trẻ

Đôi khi, nhiều cha mẹ thực sự quên rằng con mình chỉ là những đứa trẻ, và điều đương nhiên là nhiều việc chúng không làm tốt như kỳ vọng, thậm chí gặp nhiều sai lầm. Nhưng thử nghĩ xem, nếu bạn ở độ tuổi này, có khi bạn thậm chí còn không giỏi bằng con mình bây giờ. Một số cha mẹ quá khắc nghiệt, chèn ép con cái, không tôn trọng hoặc phớt lờ những nỗ lực của chúng.

Cảnh tượng thế này thì quá phổ biến rồi, con học hành có tiến bộ hơn trước, về nhà muốn được khen vài câu nhưng lại bị khiển trách vì kém hơn hẳn những đứa học giỏi trong lớp! Đây là một đòn giáng mạnh vào sự tự tin của đứa trẻ. Cha mẹ có thể nghĩ rằng đó là cách cổ vũ, tạo động lực, nhưng điều này sẽ khiến trẻ nản lòng rất nhiều. Con bạn sẽ không bao giờ bắt kịp "con của người khác", nếu bạn quên an ủi con của chính mình.

Hai hành động tưởng BÌNH THƯỜNG này của cha mẹ chính là nguồn gốc khiến con cái dần trở nên NGỐC NGHẾCH: Bạn có nằm trong số đó?-2
Trẻ sống không hạnh phúc, tâm trạng luôn thấp thỏm lo sợ về mọi thứ, không dám tự quyết định bất cứ điều gì và chắc chắn những người như vậy sẽ khó có được hạnh phúc thật sự.

Hoặc, trẻ đôi khi muốn giúp bố mẹ một số việc nhà nhưng sẽ bị bố mẹ từ chối vì không khéo tay, không được tạo cơ hội thực hành, ngược lại họ sẽ buộc tội trẻ không làm được gì hay không tốt. Kiểu phụ huynh "ngang ngược" này là nguyên nhân biến con mình trở thành "đứa trẻ ngốc nghếch".

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ có thể đạt được những thành quả gì, sau này sẽ có tính cách như thế nào thì gia đình đóng vai trò quyết định rất quan trọng. Những lời nói, việc làm và cách ứng xử của cha mẹ sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến tương lai của con cái sau này.

Trẻ sống không hạnh phúc, tâm trạng luôn thấp thỏm lo sợ về mọi thứ, không dám tự quyết định bất cứ điều gì và chắc chắn những người như vậy sẽ khó có được hạnh phúc thật sự.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/hai-hanh-dong-tuong-binh-thuong-nay-cua-cha-me-chinh-la-nguon-goc-khien-con-cai-dan-tro-nen-ngoc-nghech-ban-co-nam-trong-so-do-2220221612126137.htm

Nuôi Dạy Con


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.