Hồ Ngọc Hà cho con đắp lá trầu không làm ai cũng tò mò, tìm hiểu thì thấy việc này đem lại nhiều lợi ích bất ngờ

Nhiều người thắc mắc không biết Hồ Ngọc Hà đắp lá trầu không lên người cho con để làm gì nhỉ?

Sau khi sinh cặp sinh đôi Lisa và Leon và ngày 4/11 vừa qua, Hồ Ngọc Hà đã trở thành một bà mẹ bỉm sữa có sức hút nhất làng giải trí vào thời điểm hiện tại. Những hình ảnh cập nhật cuộc sống bỉm sữa của nữ ca sĩ luôn nhận được đông đảo sự quan tâm của người hâm mộ. 

Mới đây, Hồ Ngọc Hà đã chia sẻ với người hâm mộ về những ngày ở cữ của mình, cô dùng từ "sướng như Tiên" để miêu tả. Hàng ngày, Hồ Ngọc Hà và hai bé đều được nhân viên massage đến tận nhà để chăm sóc. Trong khi nữ ca sĩ được xông hơi, xoa bóp nhẹ nhàng toàn thân để giúp cơ thể đỡ nhức mỏi thì hai nhóc tỳ cũng được tắm, trò chuyện, đắp là trầu không...

Hồ Ngọc Hà cho con đắp lá trầu không làm ai cũng tò mò, tìm hiểu thì thấy việc này đem lại nhiều lợi ích bất ngờ-1
Em bé nhà Hồ Ngọc Hà được đắp lá trầu không.

Hồ Ngọc Hà cho con đắp lá trầu không làm ai cũng tò mò, tìm hiểu thì thấy việc này đem lại nhiều lợi ích bất ngờ-2
Pha Lê cũng áp dụng phương pháp đắp lá trầu không với con gái mới sinh của mình.

Xông hơi, massage, xoa bóp cho mẹ và tắm cho em bé là những việc khá nhiều người đã cảm thấy quen thuộc. Tuy nhiên, việc đắp lá trầu không cho bé thì lại làm nhiều người tò mò vì lạ lẫm, không biết việc này đem lại lợi những lợi ích gì? Trước đó, cả em bé nhà Pha Lê cũng được đắp lá trầu không hay hot mom Minh Hà cũng từng chia sẻ một bức ảnh cô đắp loại lá này lên mặt để trị nám sau khi sinh con thứ 4.

Công dụng của lá trầu không

Lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, là một thành phần chữa bệnh quen thuộc trong Đông y và được sử dụng phổ biến. 

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 100g lá trầu không có chứa khoảng 2,4% tinh dầu, có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtilis và trực trùng coli, lỵ...

Lá trầu không còn có tác dụng giảm đau, chống táo bón, khắc phục tình trạng khó tiêu, hạn chế cơn đau do đầy hơi, chữa ho, chữa cảm, chữa viêm phế quản, khử trùng, trị nấm… Với những công dụng nêu trên, việc hơ nóng lá trầu không đắp cho trẻ sơ sinh là một phương pháp dân gian được các bà, các mẹ áp dụng từ xưa đến nay để giúp bé khỏe mạnh trong những năm tháng đầu đời, tránh bị vi khuẩn tấn công khi hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện. 

Không chỉ vậy, trong lá trầu không có chứa 2,3% muối khoáng, 2,3% chất xơ và 61% carbohydrate. Những chất này có khả năng ngăn chặn sự hình thành sắc tố melanin gây nám da, vì vậy lá trầu không được nhiều mẹ sử dụng trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp sau sinh. 

Hồ Ngọc Hà cho con đắp lá trầu không làm ai cũng tò mò, tìm hiểu thì thấy việc này đem lại nhiều lợi ích bất ngờ-3


Cách đắp lá trầu không cho trẻ sơ sinh theo từng công dụng 

- Giúp bé hết khóc đêm: Rửa sạch lá trầu với nước muối loãng, hơ nóng và đắp lên rốn, đùi hoặc mông của bé. Kết hợp với việc ôm bé vào lòng vỗ về, bé sẽ bình tĩnh và từ từ dừng khóc.

- Chữa nấc cụt: Hơ ấm lá trầu rồi đặt lên chóp của bé. Bố mẹ hãy giữ yên trong khoảng 10 phút, sau đó cho bé bú mẹ là bé sẽ hết nấc ngay. 

- Giúp giảm đau: Khi bé không may bị trầy, xước da, phát ban hay sưng viêm nhẹ... Bố mẹ lấy một vài lá trầu không giã nát rồi đắp lên vết thương của trẻ sẽ giúp bé giảm đau và cảm thấy thoải mái hơn. 

- Trị đầy bụng cho bé: Hơ nóng lá trầu không vuốt vào bụng bé theo chiều từ trên xuống dưới, tương tự như massage. Thực hiện liên tục trong vòng 5 phút sẽ giúp chứng đầy bụng, khó tiêu của bé giảm dần. 

- Trị ho cho trẻ sơ sinh: Hơ nóng lá trầu rồi đặt lên ngực bé sẽ giúp trị ho hiệu quả. Độ ấm và các tinh chất từ lá trầu sẽ giúp bé bớt ho, có được giấc ngủ sâu. 

- Chữa hăm cho bé: Đun nước lá trầu hoặc ngâm lá trầu trong nước nóng, đợi nước ấm thì vệ sinh cho bé sẽ giúp trị hăm hiệu quả. 

Lưu ý khi đắp lá trầu không cho trẻ 

- Rửa sạch lá trầu không bằng nước muối loãng trước khi đun hay hơ nóng để loại bỏ vi khuẩn. 

- Chú ý nhiệt độ hơ lá trầu, không hơ quá nóng tránh làm bé bị bỏng, khó chịu. 

- Không đắp lá trầu hơ nóng trên các vết thương hở, vết trầy xước.

- Tuyệt đối không cho trẻ uống nước lá trầu.

- Bố mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân khiến con khóc, khó chịu và tìm hướng giải quyết chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào việc đắp lá trầu không. Chẳng hạn khi con khóc có thể là do bé đói, quá lạnh hoặc quá nóng. 

- Việc đắp lá trầu không cho trẻ cần được thực hiện đúng cách, nếu thực hiện sai cách có thể gây nguy hiểm cho bé. 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/ho-ngoc-ha-cho-con-dap-la-trau-khong-lam-ai-cung-to-mo-tim-hieu-thi-thay-viec-nay-dem-lai-nhieu-loi-ich-bat-ngo-162201711162455330.htm

Trẻ sơ sinh

Nuôi con

Hồ Ngọc Hà


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.