Kéo tóc, cắn người: Hành vi “bạo lực” của em bé có ý nghĩa sâu xa mà không phải mẹ nào cũng hiểu

Những hành vi có phần bạo lực này có thực sự nói lên rằng con bạn là một đứa trẻ “đầu gấu”?

Người ta nói rằng mỗi đứa trẻ là một thiên thần, và ngay cả khi có những khoảnh khắc nghịch ngợm, chúng rất đáng yêu. Nhưng cùng với sự lớn lên và phát triển ngày càng thuần thục hơn, ngày càng có nhiều hành vi nghịch ngợm, nhất là sau 6-7 tháng bé đặc biệt thích ngoáy mũi, cào mắt, giật tóc khiến các mẹ vừa đau vừa tức, đôi khi còn mất bình tĩnh mà quát mắng hay đánh đòn con.

Kéo tóc, cắn người: Hành vi bạo lực” của em bé có ý nghĩa sâu xa mà không phải mẹ nào cũng hiểu-1

Nhưng liệu những hành vi có phần bạo lực này có thực sự nói lên rằng con bạn là một đứa trẻ “đầu gấu”? Trên thực tế, đây là đặc điểm xấu của hầu hết tất cả trẻ nhỏ ở một giai đoạn nhất định từng khiến các mẹ khó chịu, thậm chí bực tức, đau đớn đến phát khóc. Rất nhiều bà mẹ đã cùng có chung trải nghiệm sâu sắc này, nhất là ở giai đoạn cho con bú, khi người mẹ ôm con âu yếm, cho con ăn nhưng nó lại “cố tình gây sự” làm họ bức xúc. Tuy nhiên nguyên nhân rất có thể liên quan đến việc luyện tập khả năng cầm nắm của bé, mẹ đừng vội cho rằng trẻ bạo lực hay ghét bỏ mình.

Kéo tóc, cắn người: Hành vi bạo lực” của em bé có ý nghĩa sâu xa mà không phải mẹ nào cũng hiểu-2

Tại sao trẻ nhỏ lại thích dứt tóc đến vậy?

Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ còn rất non nớt chưa hiểu chuyện, một số hành vi bộc phát có phần bạo lực như kể trên cũng không thể hiện ý nghĩ thực của trẻ. Ngược lại, qua các nghiên cứu tâm lý, người ta thấy rằng những điều này còn có ngụ ý sâu xa khác như sau:

1. Ngụ ý "con sẽ nắm được nó"

Lúc đầu bé nắm tóc là phản xạ có điều kiện không chủ định, thuộc phản xạ cầm nắm của trẻ sơ sinh. Phản xạ cầm nắm hay còn gọi là phản xạ Darwin được biểu hiện ở chỗ khi lòng bàn tay và ngón tay của trẻ sơ sinh chạm vào vật gì đó, chúng sẽ nắm chặt trong tiềm thức trong một khoảng thời gian. Đây thực chất là một phản ứng bản năng và là một hiện tượng hết sức bình thường.

Kéo tóc, cắn người: Hành vi bạo lực” của em bé có ý nghĩa sâu xa mà không phải mẹ nào cũng hiểu-3

2. Ngụ ý "muốn chơi với bạn"

Trẻ còn quá nhỏ để có thể thể hiện mong muốn của mình qua lời nói nên nó chỉ có thể thể hiện qua hành động.

Khi bé cảm thấy mẹ bắt đầu phớt lờ mình, để thu hút sự chú ý của mẹ, bé có thể kéo tóc mẹ. Hành động đó có nghĩa là con muốn nói với bạn rằng “đừng bỏ qua con, con muốn bạn chơi với mẹ”. Vì mỗi khi bé kéo tóc mẹ sẽ nhận được phản ứng kịp thời từ mẹ nên bé cảm thấy điều này có thể thu hút sự chú ý của mẹ.

3. Ngụ ý "Con thích mẹ nhất!"

Khi bé còn quá nhỏ, não bộ chưa phát triển hoàn thiện, khả năng tư duy còn rất hạn chế nên đặc biệt đơn giản. Trẻ sẽ dùng cách trực tiếp và thô sơ nhất để bày tỏ rằng trẻ rất thích bạn, và trẻ muốn được chạm trực tiếp vào bạn bằng tay của mình.

Vì vậy, khi bé kéo tóc bạn tức là bé đang bày tỏ tình yêu thương của mình. Bé không biết nhổ tóc sẽ đau, không biết cắn hay đánh cũng đau, bé chỉ đang nói với bản thân rằng bé rất yêu bạn. 

4. Gợi ý "thật là vui”

Trên thực tế, em bé sẽ không chỉ kéo tóc mẹ, đôi khi là túm cổ áo, hoặc có thể trực tiếp tát mẹ. Nếu tóc mẹ xuất hiện trước mắt, trẻ sơ sinh chắc chắn sẽ vớ lấy và giật.

Điều này có thể làm người mẹ đau đớn và tức giận, nhưng trẻ sẽ cảm thấy thích thú khi nhìn thấy biểu cảm và phản ứng mạnh mẽ của bạn. Vì muốn quan sát biểu hiện của bạn nhiều lần như thế, chúng có thể túm tóc và thực hiện nhiều động tác tương tự hơn.

Thực tế, bé giật tóc cũng là một quá trình quan sát và học hỏi, đồng thời là tìm hiểu thế giới thông qua cái chạm của bàn tay. Khi thính giác và thị giác của bé chưa phát triển hoàn thiện trong giai đoạn đầu, xúc giác đã trở thành cách nhanh nhất để bé học những điều mới.

Kéo tóc, cắn người: Hành vi bạo lực” của em bé có ý nghĩa sâu xa mà không phải mẹ nào cũng hiểu-4

Ngoài việc giật tóc, kỷ niệm "đau đớn" nhất của các bà mẹ đang cho con bú có lẽ là bị con cắn. Thực tế, em bé đột nhiên thích cắn là một khía cạnh của quá trình mọc răng hoặc có thể xuất phát từ một số lý do khác, cụ thể là:

1. Bé sắp mọc răng:

é bị ngứa răng nên muốn cắn vật gì đó, đơn giản chỉ là phương pháp để xoa dịu điều khó chịu này. Khi đó mẹ có thể chuẩn bị que mọc răng cho bé để bé bớt khó chịu trong quá trình mọc răng của mình.

2. Thể hiện cảm xúc hạnh phúc hoặc không vui:

Thời kỳ mọc răng, trẻ đã nhận thức được nhiều hơn về thế giới xung quanh và có cảm xúc nhất định. Việc trẻ cắn người, có thể là em bé cảm thấy mình không được coi trọng và không được đáp ứng yêu cầu của mình, rất tức giận nên thể hiện điều đó bằng cách cắn hoặc đánh người khác.

Mặt khác, khi bé quá vui mừng và quá phấn khích, cũng là một nguyên nhân khiến trẻ thích cắn. Có thể, khi bé cắn ngón tay của bà, bà không những không ngăn cản mà còn thích thú cười hay khen bé thông minh. Chính điều này khiến đứa trẻ hình thành nhận thức rằng cắn là một điều tốt, khi làm điều đó nó sẽ được khen ngợi. 

Kéo tóc, cắn người: Hành vi bạo lực” của em bé có ý nghĩa sâu xa mà không phải mẹ nào cũng hiểu-5

3. Bắt chước người khác: 

Tuy không phổ biến nhưng một số trường hợp, người lớn thể hiện việc yêu thương âu yếm trẻ bằng cách cắn nhẹ vào tay bé để trêu đùa. Hoặc bé thấy một số bé khác cắn người nhưng không bị mắng mà còn được khen nên sẽ bắt trước làm theo, lâu dần sẽ thành thói quen khó bỏ.

Làm sao để cải thiện tình trạng “giật tóc” của bé?

Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ trẻ, thực tế còn có những lý do từ chính người lớn và để cải thiện tình trạng trẻ giật tóc gây đau đớn, người mẹ có thể thực hiện những điều sau để cải thiện.

1. Chải tóc gọn gàng

Một số bà mẹ còn ngại cắt tóc sau khi sinh con, để tóc quá dài, lại bận rộn chăm con nên đầu tóc không gọn gàng. Thế nên khi cho con bú, trẻ dễ bắt được tóc và giật.

Kéo tóc, cắn người: Hành vi bạo lực” của em bé có ý nghĩa sâu xa mà không phải mẹ nào cũng hiểu-6

2. Quan tâm con nhiều hơn

Trẻ sơ sinh giật tóc để thu hút sự chú ý của gia đình, và nếu mẹ có thể để ý đến trẻ hơn, trẻ sẽ quên đi hành vi này theo thời gian. Nếu có thời gian, cha mẹ nên tương tác với con nhiều hơn và đừng phớt lờ cảm xúc của con, một cử chỉ, một cái ôm hay thậm chí chỉ là một cái nhìn cũng sẽ khiến bé cảm thấy thoải mái.

3. Chuyển hướng sự chú ý của bé

Nếu trẻ hay giật tóc, cha mẹ có thể chọn một số đồ chơi để đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ. Một khi chuyển sự chú ý vào đồ chơi, trẻ sẽ quên đi hành vi giật tóc và sẽ buông tay.

Bên cạnh đó, khi bạn ở bên bé, ngoài việc chải đầu tóc gọn gàng, hãy cố gắng không mang theo quá nhiều đồ trang trí, chẳng hạn như vòng cổ, kẹp tóc, kính,… Những món đồ này sẽ trở thành món đồ chơi rất thú vị trong mắt bé, và bé sẽ khó kiểm soát hơn việc muốn cầm nắm, giành giật chúng.

Theo V.K - Vietnamnet


chăm sóc con

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.