Khi bị mắng mỏ, tại sao trẻ luôn cúi đầu không nói gì? Hóa ra đây là cơ chế tự bảo vệ, cha mẹ đừng kích động mà làm tổn thương con

Khi trẻ mắc lỗi, việc cha mẹ quát mắng và dạy dỗ cho một bài học là cách giáo dục phổ biến của phụ huynh hiện nay. Khi đó, một số trẻ có xu hướng chủ động nhận lỗi và bố mẹ sẽ dễ dàng tha thứ hơn. Tuy nhiên, nhiều trẻ lại cúi đầu lặng thinh, không bao giờ phản ứng lại dù có la mắng như thế nào, tình huống này càng dễ khiến cha mẹ tức giận và mất kiểm soát cảm xúc.

Mẹ Xuân Nghi tính tình nóng nảy, làm việc gì cũng hoạt bát, mạnh mẽ nhưng Xuân Nghi thì ngược lại. Nhiều hôm, sắp muộn học rồi mà Xuân Nghi vẫn đang chậm rãi thu dọn cặp sách, dù mẹ giục giã hết lần này đến lần khác, Xuân Nghi vẫn đủng đỉnh. Sốt ruột vì sắp muộn giờ làm, mẹ Xuân Nghi quát ầm lên nhưng cô bé vẫn không nhanh nhẹn hơn mà còn tỏ vẻ không vui.

Khi bị mắng mỏ, tại sao trẻ luôn cúi đầu không nói gì? Hóa ra đây là cơ chế tự bảo vệ, cha mẹ đừng kích động mà làm tổn thương con-1

Lần khác, Xuân Nghi mải xem phim hoạt hình trên ĐTDĐ, không làm xong bài tập về nhà và bị điểm kém. Biết chuyện, mẹ cô bé mắng con té tát và yêu cầu bỏ điện thoại xuống ngay lập tức. Không ngờ Xuân Nghi không biết hối lỗi mà còn giận dỗi ném điện thoại lên bàn khiến mẹ cô bé càng bực tức hơn. Người mẹ sau đó nói rất nhiều để cô bé hiểu tại sao bà lại làm thế và nếu không nghe lời thì hậu quả sẽ ra sao… nhưng Xuân Nghi không đáp lại lời nào, chỉ cúi đầu ngồi xuống. Trong lòng người mẹ vì thế càng thêm kích động, bà nóng nảy bước tới đá vào chân con nhưng Xuân Nghi vẫn tiếp tục ngồi đó bất động, cúi gằm mặt chứ không có bất kỳ phản ứng nào. Bố cô bé sau đó đã can ngăn kịp thời, kéo Xuân Nghi đi chỗ khác, nếu không rất có thể cô bé sẽ bị mẹ đánh đòn nhiều hơn.

Có thể con cái mắc lỗi là chuyện thường, cha mẹ trách mắng con cái không phải là chuyện mới, cha mẹ cũng không sợ con quấy khóc hay cãi lại nhưng sợ nhất là dù cha mẹ có nói gì thì con cái cũng không chịu đáp lại như cô bé Xuân Nghi. Điều này làm cho các bậc phụ huynh rất tức giận, thậm chí “phát điên” lên. 

Khi cha mẹ dạy dỗ con cái, tại sao trẻ lại đáp lại bằng sự im lặng?

Khi cha mẹ dạy dỗ con cái, trẻ thường rất hồi hộp và lo sợ trong lòng. Nhiều bậc cha mẹ thấy con mặc lỗi thường gầm lên với suy nghĩ rằng sau khi trút được nỗi lòng mới hết giận. Điều này có tác dụng nhưng chỉ có tác dụng nhất thời và hạn chế, bởi khi một kích thích nào đó quá nhiều lần sẽ có tác dụng ngược. Các bên sẽ hình thành một cơ chế tự bảo vệ, và họ sẽ không nghe thấy hoặc nhìn thấy những điều tương tự.

Khi bị mắng mỏ, tại sao trẻ luôn cúi đầu không nói gì? Hóa ra đây là cơ chế tự bảo vệ, cha mẹ đừng kích động mà làm tổn thương con-2

Hầu hết cha mẹ khi dạy dỗ con cái đều có xu hướng đi theo con đường riêng của mình. Ngay cả khi trẻ nói ra nội tâm của mình, chúng thường bị cha mẹ phớt lờ hoặc phủ nhận bởi họ luôn tin rằng mình có lý và con cái phải nghe theo.

Vậy nên trẻ hình thành suy nghĩ, cha mẹ sẽ không chịu nghe và hiểu lời bạn nói, bạn có thể chỉ cần cúi đầu và sử dụng phương pháp này để chống lại sự mắng mỏ của cha mẹ. Việc trẻ không lên tiếng không có nghĩa là trẻ tiếp thu ý kiến của cha mẹ mà ngược lại, điều đó tạo ra sự kích động nhiều hơn tới cha mẹ. Ngay cả khi biết cha mẹ làm đúng, chúng vẫn cố gắng hết sức để đấu tranh chống lại cha mẹ.

Cha mẹ thường xuyên quát mắng con cái sẽ ảnh hưởng đến trẻ về những mặt này

Trẻ ngày càng lầm lì, ít nói

Các nhà khoa học đã theo dõi và nghiên cứu những đứa trẻ hay bị bố mẹ la mắng, cho thấy cấu trúc não của chúng khác với người thường, chúng có lượng chất xám nhiều hơn 14% so với những đứa trẻ bình thường khi trưởng thành.

Điều này cho thấy cấu trúc não bộ của những đứa trẻ hay bị bố mẹ la mắng đã thay đổi , đặc biệt vùng ngôn ngữ bị tổn thương nghiêm trọng khiến trẻ thường không diễn đạt được hoặc diễn đạt không đúng chỗ.

Thời thơ ấu, trẻ bị cha mẹ la mắng lâu ngày sẽ bị tổn thương não bộ, tổn thương này là không thể phục hồi , vì vậy, cha mẹ nên dừng việc quát mắng con cái.

Khi bị mắng mỏ, tại sao trẻ luôn cúi đầu không nói gì? Hóa ra đây là cơ chế tự bảo vệ, cha mẹ đừng kích động mà làm tổn thương con-3

Trẻ em sẽ phát triển một nhân cách “đối phó”

Khi cha mẹ mất bình tĩnh, con cái của họ cảm thấy hoàn toàn không an toàn và chúng đặc biệt không thích tình huống này. Vì vậy, khi nhận thấy bố mẹ sắp mất bình tĩnh, chúng sẽ chủ động lấy lòng bố mẹ hoặc nghĩ ra cách nào đó để đối phó, giảm nhẹ cơn giận giữ của bố mẹ.

Khi cần bày tỏ ý kiến, các em sợ mình làm sai và chọc tức bố mẹ nên luôn tỏ thái độ thờ ơ, dần dần đánh mất chính kiến của mình . Khi lớn lên, phần lớn những đứa trẻ như vậy không thể giúp gì ngoài việc làm hài lòng những người xung quanh mà quên mất những điều bản thân chúng muốn.

Trẻ trở thành một người giống như cha mẹ chúng

Một đứa trẻ khó thoát khỏi ảnh hưởng của gia đình, dù ban đầu bạn không giống bố mẹ của mình nhưng một ngày nào đó, bạn sẽ thấy bản thân đã mang dấu ấn sâu đậm của bố mẹ.

Cha mẹ thích dùng cách la mắng để giải quyết vấn đề, khi đó trẻ sẽ trở thành một người như vậy, và chúng sẽ chọn cách la mắng những người xung quanh khi gặp vấn đề. 

Làm thế nào để cha mẹ có thể không quát mắng con cái?

Quát mắng trẻ thường xuyên rõ ràng sẽ có những tác động tiêu cực lên con cái, nhưng làm thế nào để giảm bớt hoặc thôi hẳn thói quen này lại là điều không hề dễ dàng. Cha mẹ nên thử vài phương pháp dưới đây:

Khi bị mắng mỏ, tại sao trẻ luôn cúi đầu không nói gì? Hóa ra đây là cơ chế tự bảo vệ, cha mẹ đừng kích động mà làm tổn thương con-4


Chăm sóc cảm xúc của bản thân

Khi một người rơi vào trạng thái mệt mỏi, tâm trạng sẽ thấp thỏm và dễ trở nên cáu kỉnh. Khi xảy ra sự cố, tất yếu sẽ gây ồn ào. Đặc biệt là các bà mẹ đang chăm con nhỏ chắc chắn sẽ phải làm việc quá sức, các thành viên trong gia đình nên chủ động giúp mẹ chia sẻ công việc nhà và cho mẹ thời gian nghỉ ngơi đầy đủ.

Cha mẹ nên cố gắng hết sức mình để chăm sóc cảm xúc của chính mình. Khi họ thấy rằng họ đang ở trong một cảm xúc tiêu cực, họ nên học cách điều chỉnh lại nó. Ví dụ khi quá bức xúc với trẻ, bạn có thể tạm rời nhà đi đâu đó hoặc trò chuyện với ai đó để vơi bớt phiền muộn, khi bình tĩnh hơn hãy về nhà và nói chuyện nhẹ nhàng với con… Hãy tránh nóng giận chỉ vì một chuyện nhỏ nhặt mà gây ra những ảnh hưởng không thể cứu vãn được cho con cái.

Hạ thấp giọng khi dạy trẻ

Cha mẹ luôn nghĩ la mắng là để con sợ và nhớ lâu nhưng thật ra, giáo dục con lớn tiếng là biện pháp cuối cùng. Khi cha mẹ mắng con, con tâm trạng bất an thì rất khó để bình tĩnh hay nghe lời cha mẹ, thậm chí chống đối.

Ngược lại, giáo dục thì thầm có thể thu hút sự chú ý của trẻ. Trẻ sẵn sàng tích cực lắng nghe cha mẹ và có thể cảm nhận được ý định tốt của cha mẹ. Khi ấy trẻ dễ hợp tác và nghe lời hơn, cũng có nghĩa là cha mẹ đã đạt được mục đích giáo dục trẻ.

Khi bị mắng mỏ, tại sao trẻ luôn cúi đầu không nói gì? Hóa ra đây là cơ chế tự bảo vệ, cha mẹ đừng kích động mà làm tổn thương con-5

Hiểu nhu cầu của con bạn

Tất cả những điều trẻ làm đều có lý do của nó. Có những lỗi lầm của trẻ dường như vô lý, trên thực tế vẫn có nguyên nhân hoặc khó khăn nào khiến trẻ làm như vậy. Do đó, trước khi mắng con, cha mẹ trước tiên hãy hỏi con tại sao con muốn làm điều này, có lẽ một từ đơn giản của đứa trẻ cũng có thể đánh thức cha mẹ và tránh hiểu lầm.

Thế giới của trẻ thơ thật đơn giản, cha mẹ không nên lúc nào cũng nhìn trẻ dưới góc nhìn của người lớn. Làm như vậy, họ sẽ có xu hướng làm tổn thương trái tim trẻ, thay vào đó nên để chỗ cho những lời giải thích của trẻ, để trẻ bộc lộ suy nghĩ thật của mình, cũng là để cha mẹ hiểu và tin tưởng con cái hơn.

Cha mẹ quát mắng nhưng con im lặng, đây không hẳn là lỗi của con. Suy cho cùng, con còn nhỏ, có nhiều cách hiệu quả và thích hợp hơn để dạy dỗ con, phụ huynh cần thay đổi cách giáo dục để con cảm nhận được sự quan tâm của cha mẹ chứ không phải chỉ nhìn thấy cha mẹ gớm ghiếc.

Theo V.K - Vietnamnet


quát mắng con

Nuôi Dạy Con


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.