- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Làm mẹ thời nay, tôi thường xuyên phải cập nhật kiến thức để hiểu con"
Đó là tâm sự của chị Phạm Thu Hường (ở quận Đống Đa, Hà Nội), người mẹ đang có 2 con trai đều ở lứa tuổi dậy thì.
Chị Phạm Thu Hường
Chị Hường cho biết: "Nuôi dạy những đứa trẻ thời công nghệ, tôi gặp khá nhiều khó khăn, thách thức. Các con của tôi lớn lên cùng công nghệ, thế nên lúc nào rảnh là con dán mắt vào điện thoại, tivi. Mở mắt ra, việc đầu tiên của con là "vồ" lấy điện thoại. Đến bữa ăn, các con ăn vội ăn vàng cho xong bữa để tiếp tục xem những thứ mà mình yêu thích.
Không thể phủ nhận những lợi ích mà công nghệ mang đến cho những đứa trẻ. Nhờ có công nghệ, các con tôi giỏi tiếng Anh hơn, vốn hiểu biết về thế giới cũng tăng lên.
Tuy nhiên, công nghệ cũng biến các con tôi thành nghiện game, nghiện mạng xã hội. Vì vừa học vừa "chat" với bạn, vừa học vừa nghĩ đến game nên nhiều lúc, các con học quáng quàng cho xong bài, chứ không học kiểu đào sâu suy nghĩ. Không chỉ làm mất tập trung học, công nghệ còn khiến các con tôi mất kết nối với mọi người xung quanh.
Ngay cả với cha mẹ, các con cũng không có nhu cầu nói chuyện, chia sẻ suy nghĩ của mình. Mỗi lần về quê thăm ông bà, thăm họ hàng, ngoài câu chào ông, chào bà, chào mọi người, thời gian còn lại, các con cũng chỉ "cắm mặt" vào màn hình điện thoại.
Thấy con quá mải mê với điện thoại, nhiều lúc bực quá, tôi đã quát con, thậm chí giằng điện thoại của con. Thế nhưng, sự nóng giận ấy không làm các con sợ. Tôi đã phải thay đổi bằng cách luôn cập nhật công nghệ và kiến thức, tìm ra phương pháp để hỗ trợ con học tập hiệu quả.
Bên cạnh đó, tôi đặt ra giới hạn thời gian dùng điện thoại của các con bằng cách kéo con vào các hoạt động "cùng nhau". Đó là cùng nhau tập thể dục, cùng nhau đi dạo, cùng nhau xem phim, cùng nhau đi thăm họ hàng, cùng nhau bàn luận về một chủ đề nào đó…
Thế nhưng, với tôi, điều khó khăn hơn trong vai trò làm mẹ là đối diện với vấn đề tâm lý của con tuổi dậy thì. Ở lứa tuổi này, con phải trải qua nhiều áp lực, từ việc học hành, từ thầy cô, cha mẹ đến áp lực đồng trang lứa, áp lực phải hoàn hảo.
Có lúc quá áp lực, con đã làm đau bản thân. Đó là giai đoạn mà tôi "chỉ nhìn sắc mặt con mà… sống". Hôm nào con rạng rỡ, vui vẻ, tôi cũng vui lây. Còn hôm nào con ủ rũ thì tôi cảm thấy lo lắng, bất an.
Làm mẹ của những đứa trẻ Gen Z, Gen Alpha, điều lo lắng với tôi là không biết dạy con thế nào để sau này con có thể đáp ứng được công việc trong tương lai. Thực sự, tôi cảm thấy bối rối, không biết định hướng nghề nghiệp cho con thế nào cho đúng.
Tôi cố gắng trang bị các kỹ năng mềm cho con như sự tự lập, kỹ năng tự giải quyết các vấn đề của bản thân, kỹ năng thích ứng... Việc làm mẹ của những đứa trẻ thời nay thật không dễ dàng.
Nếu cứ áp đặt những suy nghĩ của mình lên con thì giữa mẹ và con luôn có khoảng cách lớn. Tôi thường chọn cách đặt mình vào vị trí của con để hiểu, bao dung với con. Tôi đang cố gắng là "người bạn" đồng hành, chia sẻ và lớn lên cùng con".
Theo Phunuvietnam
-
Làm mẹ9 giờ trướcMột đứa trẻ có thành tích học tập xuất sắc phần lớn là do có những thói quen tốt được hình thành từ nhỏ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcNhững đứa trẻ độc lập, tháo vát, có thể xử lý những khó khăn trong cuộc sống và phát triển mạnh mẽ bởi cha mẹ của chúng luôn làm 7 điều này.
-
Làm mẹ2 ngày trướcNgày 15/1, TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và can thiệp kịp thời cho một trường hợp bị xoắn buồng trứng 7 vòng, nguy cơ hoại tử.
-
Làm mẹ3 ngày trướcCảm lạnh là một bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em, đặc biệt trong mùa đông. Tuy là căn bệnh thông thường nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn mắc phải những sai lầm trong quá trình chăm sóc trẻ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcBé gái 3,2kg chào đời tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cùng với chiếc vòng tránh thai mà người mẹ đã đặt cách đây 2 năm.
-
Làm mẹ5 ngày trướcTrẻ em do hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh sởi. Nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm và lâu dài. Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy rằng các bậc cha mẹ đang gặp không ít sai lầm trong việc này.
-
Làm mẹ5 ngày trướcTrẻ bị viêm phổi có được tắm không? Đó là một trong những băn khoăn thường thấy nhất của cha mẹ khi chăm sóc con bị viêm phổi tại nhà.
-
Làm mẹ6 ngày trướcTrào ngược dạ dày ở trẻ em có thể là hiện tượng sinh lý hoặc do bệnh lý nào đó. Tình trạng trào ngược dạ dày sinh lý thường xảy ra ở những năm đầu đời của bé, có thể tự cải thiện khi trẻ lớn lên và được chăm sóc đúng cách.
-
Làm mẹ6 ngày trướcHãy là người hướng dẫn, đừng trở thành "thiên thần hộ mệnh"!
-
Làm mẹ11/01/2025Năm 2025, vắc-xin Rotavirus ngừa tiêu chảy sẽ được triển khai uống miễn phí tại 41 địa phương. Cùng đó, vắc-xin phế cầu sẽ tiêm miễn phí trong năm nay
-
Làm mẹ10/01/2025Theo chuyên gia, phong tục lì xì nếu áp dụng sai cách có thể khiến trẻ đặt nặng vật chất từ sớm, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và tính cách.
-
Làm mẹ10/01/2025Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, miền Bắc sắp có những ngày rét đậm rét hại. Thời tiết này khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.