Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân đều đặn và phát triển toàn diện

Trong suốt quá trình bầu bí, chỉ số cân nặng thai nhi là một yếu tố rõ nét nhất nói lên sự phát triển từng ngày của con yêu.

Chính vì vậy, người mẹ mang thai nào cũng rất quan tâm đến chỉ số này, mong muốn thiên thần nhỏ của mình tăng cân nhanh, đều và toàn diện. Tuy nhiên điều đó phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ bởi sư thực là mẹ ăn gì thì thai nhi sẽ ăn nấy.

Vậy mẹ bầu cần ăn gì để thai nhi hấp thụ được đầy đủ những dưỡng chất cần thiết để phát triển lành mạnh, tăng cân nhanh? Mời độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân đều đặn và phát triển toàn diện-1

Bà bầu tăng cân như thế nào thì hợp lý?

Khi mang thai, người phụ nữ ăn uống không phải chỉ vì bản thân mà còn phải ăn cho con. Tuy nhiên không có nghĩa là mẹ ăn thật nhiều, tăng cân thật nhiều thì thai nhi cũng tăng cân theo. Đó là lý do mà luôn có những trường hợp mẹ tăng cân nhiều mà con vẫn bé hay mẹ bầu gầy nhưng thai nhi vẫn to và hầu hết thai phụ đều muốn con tăng cân tốt nhưng mẹ vẫn giữ được dáng vẻ gọn gàng, khỏe mạnh. Để được như vậy, mẹ bầu cần đạt được mức tăng cân hợp lý trong giai đoạn thai kỳ.

Hợp lý ở đây có thể hiểu đơn giản là chỉ số cân nặng của mẹ phù hợp với các giai đoạn thai nghén và quá trình phát triển của bé trong bụng mẹ. 3 tháng đầu thai kỳ do ốm nghén, bà bầu có thể bị tụt cân khoảng 1-2kg, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối là giai đoạn cực kỳ quan trọng để thai nhi phát triển, do đó, mẹ nên tập trung ăn bù lại giai đoạn đầu bị ốm nghén.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ bầu nên tăng khoảng 9-12kg trong thai kỳ. Tuy nhiên, cân nặng này cũng còn tùy vào cơ địa của từng người, cụ thể với mẹ bầu dư cân chỉ cần tăng 7-8kg, cân nặng trung bình tăng 11-16kg, mảnh khảnh tăng 12-18kg.

Còn cân nặng của thai nhi sẽ được bác sĩ xác định qua mỗi lần siêu âm và được đo theo từng giai đoạn với cách đo khác nhau như sau:

- Trước 20 tuần tuổi, thai nhi thường cuộn tròn trong bụng mẹ nên chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến mông.

- Đến tuần thứ 20, chiều dài thai nhi sẽ được đo từ đầu đến gót chân. Lúc này, kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều.

- Đến tuần thai thứ 30 trở đi, cân nặng của bé sẽ tăng tốc tối đa để chuẩn bị chào đời. Bác sĩ siêu âm thường sẽ đo cân nặng thai nhi dựa vào chu vi vòng bụng của bé và đây là cách đo đáng tin cậy nhất.

Thông thường để tăng cân hợp lý, trong chế độ ăn cho 2 người, mẹ bầu cần tăng lượng calo nạp vào thêm khoảng 350 calo mỗi ngày đối với mang thai một, và 600 calo đối với thai đôi. Hướng dẫn này sẽ giúp bạn biết ăn gì để thai nhi tăng cân và chọn nhiều loại thực phẩm lành mạnh để bạn và con bạn nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, muốn con nhận được dưỡng chất đầy đủ mẹ, tăng cân tốt cũng cần lưu ý đến yếu tố tinh thần của mẹ. Tâm lý bà bầu cần vui vẻ và thoải mái suốt thai kỳ, thai nhi sẽ phát triển tốt hơn.

Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân đều đặn và phát triển toàn diện-2

Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân đều đặn và phát triển toàn diện

Mỗi giai đoạn thai kỳ, bà bầu cần bổ sung dinh dưỡng khác nhau cho cả mẹ và bé. Có rất nhiều người có quan niệm rằng phải ăn cho cả hai người và không quan tâm đến cân nặng. Do vậy, mẹ bầu tuy tăng cân nhưng thai nhi không tăng. Thế nhưng các mẹ cần hiểu rằng cân nặng của thai nhi sẽ phụ thuộc vào rất nhiều đến chất lượng của bữa ăn của người mẹ.

Bà bầu không nhất thiết phải ăn nhiều mà phải ăn đúng và ăn khoa học để đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để cho cơ thể thai nhi phát triển. Làm được như vậy sẽ giúp cho cả mẹ và bé tăng cân đúng mức theo từng giai đoạn của thai kỳ.

Cụ thể, theo lời khuyên của các chuyên gia, để thai nhi tăng cân đều và phát triển toàn diện, chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu cần lưu ý:

- Ưu tiên nhóm chất đạm (thịt, trứng, cá, tôm, đậu đỗ, cua,...) vì chế độ ăn giàu đạm sẽ giúp cho thai nhi phát triển tốt hệ cơ và các tế bào máu mà không làm cho bà bầu bị béo hoặc tăng cân quá mức. Tuy nhiên, các bà bầu chỉ cần nạp đủ theo nhu cầu nếu ăn thừa đạm sẽ làm cản trở khả năng hấp thu canxi của cơ thể.

Theo nghiên cứu, nhu cầu dung nạp đạm thời gian đầu thai kỳ tăng lên khoảng 30% so với người bình thường. Cụ thể bà bầu sẽ phải tăng lượng thức ăn chứa đạm từ 45-60gr lên đến 75-100gr/ ngày tùy theo chị em làm việc nhiều hay ít.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhu cầu đạm dành cho cả mẹ và bé là khoảng 70gr/ngày, tương đương với khoảng 100gr thịt heo, 150gr cá hay cua, thêm 100gr lạc, 1 quả trứng…

Các chuyên gia cũng khuyên thai phụ nên cân đối dùng khoảng 3 phần ăn chứa đạm loại 1 phối hợp đạm loại 2/ ngày, uống bổ sung thêm sữa khoảng 400- 500 ml/ngày, có thể dùng sữa bà bầu, sữa tươi…

- Ăn vừa đủ tinh bột (mỳ, ngô, gạo, khoai,.. ). Đây là nhóm chất cần thiết nhưng nếu ăn quá nhiều chỉ khiến cho bà bầu nhanh tăng cân mà chưa chắc thai nhi đã được hưởng lợi. Mỗi ngày bà bầu chỉ cần ăn từ 2-3 chén cơm và cố gắng ăn trước 8 giờ tối. Đối với bữa sáng bà bầu có thể thay cơm bằng bánh mì và sữa tươi tách béo.

Trung bình, mỗi ngày mẹ bầu cần khoảng 2.300 – 2.400 calories. Tinh bột, đường sẽ chiếm 65 – 75% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể. Còn lại, 20% là chất béo và 10 – 35% chất đạm. Mỗi bữa, mẹ bầu có thể ăn từ 1-2 chén cơm, tùy theo nhu cầu năng lượng. Ngoài cơm, mẹ bầu cũng có thể đổi bữa ăn bún, phở, miến,… cũng là những nguồn tinh bột phong phú.

- Bổ sung thêm ngũ cốc. So với gạo trắng thì ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào và còn bổ sung thêm nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất quan trọng.

Hàm lượng chất xơ cao trong các loại thực phẩm từ ngũ cốc sẽ giúp giảm tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai. Bà bầu có thể thay thế một phần tinh bột bằng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc hoặc sử dụng chúng như bữa ăn phụ hoặc món ăn vặt thay cho bánh ngọt.

Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân đều đặn và phát triển toàn diện-3

- Thay sữa bầu bằng sữa tươi không đường tách béo. Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể nhưng bà bầu đã từng mang thai và sinh con có nhận xét rằng uống sữa bầu sẽ khiến cho mẹ rất nhanh béo vì có hàm lượng đường cao. Các loại sữa ngọt nhiều còn có thể gây nên tình trạng khó tiêu, nghén hoặc tiêu chảy nếu như cơ thể không đủ lượng men lactacse để tiêu hóa lượng đường có trong sữa. Thay vào đó, bà bầu nên thay sữa bầu bằng sữa tươi không đường tách béo đồng thời bổ sung thêm phô mai và sữa chua.

- Bổ sung dưỡng chất bằng hải sản, cá. Các loại thủy hải sản có hàm lượng và chất lượng đạm không kém thịt, cá, còn chất lượng chất đạm của nhuyễn thể (ốc, trai, sò…) thì không bằng và tỷ lệ các axit amin không cân đối, nhưng lại giàu chất khoáng hơn, nhất là canxi, đồng (cu) và selen (se).

Điều đáng lưu ý là phải ăn hải sản đã được nấu chín hoàn toàn. Các loại nhuyễn thể bị chết sẽ bị phân huỷ, sinh ra độc tố, đồng thời là vật trung gian truyền các loại bệnh như thương hàn, tiêu chảy, vì vậy khi ăn ốc, trai, sò… phải chú ý loại bỏ con chết, ngâm con sống sạch trước khi nấu và phải nấu chín trước khi ăn.

- Cung cấp chất xơ, vitamin bằng rau xanh và hoa quả. Cũng giống như bữa ăn hàng ngày trước khi mang thai, các loại rau củ quả và chất xơ là cần thiết mỗi ngày trong mỗi bữa ăn. Ăn uống lành mạnh sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón thai kỳ, làm đẹp khi mang thai.

- Số lượng bữa ăn 1 ngày của bà bầu. Ngoài việc tập trung ăn gì để thai nhi tăng cân, bà bầu nên ăn đầy đủ 3 bữa/ngày, ngoài ra cần ăn thêm 2-3 bữa phụ vì thai nhi rất nhanh đói.

Theo V.K - Vietnamnet


mang thai


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.