Mẹ bầu làm xét nghiệm Nipt có cần làm thêm Double test và Triple test không?

Để một đứa trẻ chào đời khỏe mạnh, ngoài việc tiêm phòng đầy đủ trước khi mang bầu, siêu âm theo dõi sự phát triển của thai nhi thì làm các xét nghiệm sàng lọc cũng quan trọng không kém.

Nipt, Double test hay Triple test là những xét nghiệm sàng lọc thường quy, được khuyến cáo cho tất cả thai phụ. Khi có con, người mẹ rất dễ chịu ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, những đột biến gen cũng rất khó để kiểm soát. Những xét nghiệm này đều có mục đích sàng lọc các bệnh rối loạn nhiễm sắc thể thường gặp của thai nhi.

Xét nghiệm Double test: Khoảng tuần thứ 11 đến 13 của thai kỳ

Double test giúp phát hiện dấu hiệu của một số bệnh bất thường nhiễm sắc thể tam bội như: Hội chứng Down (Trisomy 21), Edwards (Trisomy 18) và Patau (Trisomy 13).

Độ chính xác của xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test đối với những phụ nữ mang thai có thể cho độ chính xác lên tới 80 - 90%, và an toàn cho cả mẹ và bé.

Double test là xét nghiệm sinh hóa máu, giúp cảnh báo nguy cơ trẻ có thể bị mắc một số rối loạn di truyền, nhưng chưa phải là xét nghiệm chẩn đoán. Hơn nữa, một số trường hợp có thể là dương tính giả. Do đó, nếu kết quả Double test là có nguy cơ cao thì mẹ bầu không nên quá lo lắng. Bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ làm thêm một số xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán khác để xem một cách chính xác về tình trạng của thai nhi. 

Xét nghiệm Triple test: Khoảng tuần thứ 15 đến 20 của thai kỳ

Đối với phụ nữ mang thai, triple test (hay xét nghiệm bộ ba) là xét nghiệm cần thiết, nằm trong nhóm xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi, giúp tầm soát trước sinh và phát hiện nguy cơ xuất hiện dị tật bẩm sinh ở em bé. Đây là xét nghiệm không xâm lấn, hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai.

Triple test sử dụng máu của mẹ để kiểm tra một số rối loạn bẩm sinh ở thai nhi. Sự thay đổi tăng hoặc giảm của bộ ba chỉ số này giúp bác sĩ dự đoán được nguy cơ xuất hiện các bất thường của thai nhi để từ đó có hướng tư vấn tốt nhất cho mẹ bầu.

Độ chính xác của xét nghiệm Triple test tầm soát dị tật thai nhi có thể lên đến 90%, chủ yếu để thay thế cho những người không thực hiện xét nghiệm Double test.

Mẹ bầu làm xét nghiệm Nipt có cần làm thêm Double test và Triple test không?-1

Xét nghiệm Nipt: Tuần thứ 9 của thai kỳ

Nipt được coi là phương pháp xét nghiệm không xâm lấn vì nó chỉ cần lấy máu từ người mẹ và không gây nguy hiểm cho thai nhi. Xét nghiệm Nipt được thực hiện khi mang thai ở tuần thứ 10.  

So với 2 phương pháp sàng lọc sơ sinh truyền thống (Double Test, Triple Test) thì xét nghiệm Nipt có độ chính xác cao hơn hẳn (lên tới 99,98%). 

Nipt có thể phát hiện được tình trạng thừa hay thiếu 1 nhiễm sắc thể trong một cặp cũng như các bất thường về cấu trúc như mất, lặp đoạn nhiễm sắc thể. Chính vì thế có thể phát hiện được nhiều loại dị tật bẩm sinh hơn so với các loại xét nghiệm khác chẳng hạn như hội chứng Down, Patau, Turner hay Edwards... Qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử trí phù hợp.

Mẹ bầu làm xét nghiệm Nipt có cần làm thêm Double test và Triple test không?

Câu trả lời là Không. 

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn Nipt là xét nghiệm được thực hiện từ tuần thứ 10 của thai kỳ, giúp đánh giá nguy cơ của thai nhi với một số hội chứng di truyền với tính chính xác cao và an toàn tuyệt đối cho mẹ và thai nhi.

Tương tự, Xét nghiệm Double test và Triple test là hai loại xét nghiệm rất quan trọng trong quá trình mang thai để sàng lọc dị tật thai nhi.

Vì vậy, nếu đã thực hiện xét nghiệm Nipt, các mẹ không cần làm xét nghiệm Double test và Triple test nữa.


Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/me-bau-lam-xet-nghiem-nipt-co-can-lam-them-double-test-va-triple-test-khong-20230822120634147.htm

phụ nữ mang thai


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.