Mẹ bỉm sữa đau điếng người vì bị con cắn khi đang bú? Hãy dùng 2 thủ thuật này để giải quyết dễ dàng và không bao giờ phải trải qua cơn đau tương tự

Được ẵm con an lành trong vòng tay, ngắm con yêu bú say sưa từng dòng sữa ấm nồng luôn là điều vô cùng hạnh phúc của mỗi người mẹ. Vậy nhưng có một “tai nạn” rất phổ biến từ hình ảnh đầy yêu thương đó đã và đang khiến nhiều bà mẹ sợ hãi, thậm chí ám ảnh mang tên: "bé cắn ti".

Thực tế, hầu như người mẹ cho con bú nào cũng từng trải qua tình huống con bị “cắn”, nó thường xảy ra bất ngờ khiến người mẹ đau đớn đến bàng hoàng. Nhiều người vì quá đau nên rất tức giận, thậm chí không kiềm chế được mà đánh trẻ. 

Mẹ bỉm sữa đau điếng người vì bị con cắn khi đang bú? Hãy dùng 2 thủ thuật này để giải quyết dễ dàng và không bao giờ phải trải qua cơn đau tương tự-1

Tại sao bé "cắn" trong khi bú?

Trẻ sơ sinh sẽ không cắn người mà không có lý do, nếu bạn muốn tránh bị trẻ cắn, trước tiên bạn phải biết tại sao trẻ lại "cắn".

1. Trong giai đoạn mọc răng

Bé thích “cắn” khi đang bú mẹ nguyên nhân thường gặp nhất là do bé đang mọc răng . Trong giai đoạn bé mọc răng, nướu sẽ bị “ngứa và đau” khiến bé rất khó chịu, cứ nhìn thấy gì là mình cứ muốn cắn.
Và khi mẹ cho con bú, miệng bé tiếp xúc với bầu ngực mẹ, lập tức đứa trẻ sẽ cắn ngay

2. Vì lo ngại về an toàn

Đối với một số phụ nữ mới làm mẹ lần đầu, tư thế cho con bú không đúng sẽ dẫn đến tư thế nằm của trẻ thiếu ổn định, chắc chắc. Điều đó làm cho đứa trẻ cảm thấy mình không được an toàm, thậm chí có thể cảm thấy sắp bị ngã nên theo bản năng, chúng sẽ cắn những thứ mà chúng chạm vào để tránh cho mình bị ngã.

3. Bệnh tật

Trường hợp này rất hiếm gặp, đó là khi một số trẻ sinh ra đã bị thiếu hụt thần kinh. Những trẻ như vậy sẽ “cắn” bất cứ thứ gì chạm vào miệng theo bản năng. Hơn nữa, trẻ sơ sinh bị thiếu hụt thần kinh nói chung có thói quen “cắn” từ khi mới sinh, chứ không phải bắt đầu cắn sau khoảng 5 tháng khi mọc răng.

4. Vì tò mò

Sau khi bé cắn mẹ lần đầu, bé sẽ rất tò mò về hành vi của mẹ, bé sẽ thấy một khi đã “cắn” thì mẹ sẽ “la hét”. Phản ứng này của mẹ đôi khi khiến bé càng hăng hái và thích thú, đồng nghĩa với việc tích cực thực hiện động tác "cắn" hơn.

Mẹ bỉm sữa đau điếng người vì bị con cắn khi đang bú? Hãy dùng 2 thủ thuật này để giải quyết dễ dàng và không bao giờ phải trải qua cơn đau tương tự-2

Làm sao để tách nhanh khi bị bé cắn ti?

Bất kể lý do là gì, việc đầu tiên người mẹ phải làm sau khi bị bé cắn ti là ngăn trẻ tiếp tục cắn, vì nó thực sự rất đau. Nhưng nếu bạn kéo ra một cách mù quáng, nó sẽ chỉ làm cho trẻ cắn chặt hơn, vì vậy phương pháp tách chính xác cũng là "chìa khóa" để giúp mẹ nhanh chóng thoát khỏi đau đớn. Sau đây là 2 thủ thuật được đánh giá là hiệu quả nhất, mẹ bỉm sữa có thể tham khảo:

1. Tách ngón tay

Khi bị trẻ cắn, mẹ nên bình tĩnh đặt ngón tay vào góc miệng của bé ở giữa 2 hàm nướu. Nhẹ nhàng rút ti ra khỏi miệng bé, bé sẽ cắn ngón tay bạn thay vì ti. Tuy nhiên, mẹ cần làm cẩn thẩn để không làm tổn thương nướu và miệng trẻ.

2. Bịt mũi

Một số bà mẹ sẽ dùng tay bịt lỗ mũi trẻ khi bị trẻ cắn vì nếu trẻ thấy khó thở, trẻ sẽ phải há miệng để thở, do đó ngăn trẻ tiếp tục cắn. Hoặc mẹ có thể ấn đầu bé vào ngực mình, để bé thở không tốt và tự nhiên sẽ há miệng không cắn nữa.

Phương pháp này tuy hiệu quả tức thì nhưng các mẹ nên hạn chế dùng và nếu thực hiện thì cần hết sức thận trọng tránh chặn mũi lâu khiến bé bị ngạt thở. Hơn nữa, các mẹ không nên làm vì mũi bé còn non nớt, dùng lực và cách ngoáy mũi không phù hợp sẽ làm hỏng chức năng mũi của bé và không có lợi cho bé.

Mẹ bỉm sữa đau điếng người vì bị con cắn khi đang bú? Hãy dùng 2 thủ thuật này để giải quyết dễ dàng và không bao giờ phải trải qua cơn đau tương tự-3

Một số lưu ý và cách khắc phục cho mẹ khi bị bé cắn ti

Theo các chuyên gia, dù bị cắn ti rất đau đớn, tuy nhiên nếu xử lý vội vàng theo cảm tính, có thể người mẹ sẽ còn phải chịu đau nhiều hơn. Thay vào đó, để giải quyết thói xấu này của con, mẹ cần bình tĩnh và kiên nhẫn để có biện pháp phù hợp. Đừng quên áp dụng một số mẹo sau đây để dần dần khắc phục tình hình một cách hiệu quả:

- Trước hết, khi bị bé cắn mẹ không nên la lớn sẽ khiến bé giật mình hoảng sợ và không dám bú mẹ nữ. Hoặc một số bé có thể thấy điều đó là thú vị và lần sau tiếp tục cắn cho vui.

- Không kéo ti ra khỏi miệng bé đột ngột khi bé cắn vì bạn có thể bị bé cắn mạnh hơn.

- Ngừng cho bé bú một thời gian ngắn. Làm như vậy một vài lần bé sẽ hiểu ra rằng nếu cắn sẽ không được bú và ngừng lại.

- Khi cho con bú, mẹ cần điều chỉnh sao cho tư thế bú của con là thoải mái nhất và đảm bảo khớp ngậm ti ở đúng vị trí. Tư thế bú sai sẽ khiến bé cắn ti mẹ nhiều hơn. 

- Nên cho bé bú ở nơi yên tĩnh, ít người qua lại để bé có sự tập trung. Nếu bé đã bú no thì hãy dừng việc cho bú.

- Với những bé đang trong giai đoạn mọc răng ngứa ngáy, mẹ nên cho bé gặm thứ gì đó trước khi bú. để bé hạn chế bé cắn ti mẹ.

Theo V.K - Vietnamnet


mẹ bỉm sữa

cho con bú


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.