Mẹ đi tắm nhờ con gái 6 tuổi trông em trai 2 tháng, lát sau quay lại thấy cảnh tượng thì suýt ngất

Không thấy con trai sơ sinh, người mẹ điếng người.

Chị A Mẫn (Trung Quốc) năm nay 30 tuổi, hiện tại đã là mẹ 2 con gồm một bé gái 6 tuổi và cậu con trai mới sinh 2 tháng tuổi. Kể từ khi sinh quý tử, chị Mẫn làm mẹ toàn thời gian. Bình thường con gái được gửi đến trường học, chỉ có mỗi cậu con trai sơ sinh nên chị Mẫn vẫn có thể dành sự quan tâm, chăm sóc sát sao cho đứa trẻ. 

Tuy nhiên khi bước vào kỳ nghỉ hè, con gái lớn cũng ở nhà, một mình chị trông cả 2 con thực sự có chút vất vả. Chính vì không thể một tay quán xuyến được mọi thứ nên một tình huống thót tim đã xảy ra, khiến chị Mẫn một phen “hú hồn hú vía”, xuýt chút nữa thì đẩy con trai sơ sinh vào nguy kịch.

Mẹ đi tắm nhờ con gái 6 tuổi trông em trai 2 tháng, lát sau quay lại thấy cảnh tượng thì suýt ngất-1

Chuyện xảy ra vào một buổi trưa, chị Mẫn nhờ con gái 6 tuổi trông em trai 2 tháng tuổi của mình để mẹ đi tắm. Khoảng 15 phút sau, chị Mẫn quay lại phòng thì điếng người khi phát hiện con trai đã biến mất, chỉ còn mỗi con gái đang nằm xem tivi say sưa. Chị vội vàng hỏi con gái, nhưng đứa trẻ lại chăm chú nhìn vào màn hình tivi rồi lắc đầu.

Đến khi chị Mẫn hoảng loạn hét lớn thì cô con gái mới sợ hãi, chỉ tay về phía vị trí em trai đang ở đó. Chị Mẫn toát mồ hôi khi tiến lại gần phía tủ quần áo, và phát hiện cậu con trai đang nằm bên trong. Hoá ra vì em trai làm ồn nên chị gái đã “nhốt” em vào trong đó để có thể thoải mái xem tivi. 

Chứng kiến cảnh tượng này, chị Mẫn điếng người, vội vàng bế con trai ra khỏi tủ quần áo. Không gian tủ quần áo hạn hẹp, bên trong có rất ít không khí, trẻ sơ sinh còn nhỏ như vậy sẽ rất dễ rơi vào hoàn cảnh bị ngạt. Dĩ nhiên không cần nói đến hậu quả, nhiều bà mẹ cũng đã sợ xanh mặt khi nghĩ đến nó. 

Mẹ đi tắm nhờ con gái 6 tuổi trông em trai 2 tháng, lát sau quay lại thấy cảnh tượng thì suýt ngất-2

Trên thực tế, tình huống con lớn có những hành vi vô ý gây hại cho con nhỏ không hiếm trong các gia đình. Suy cho cùng, nếu con lớn còn đang trong độ tuổi phát triển nhận thức, con chưa hiểu được ý nghĩa của hành động mình làm thì bố mẹ cũng sẽ khó kiểm soát được trường hợp như trên xảy ra. Tuy nhiên, khi sinh con thứ hai, việc bố mẹ hướng dẫn, dạy cho con lớn hiểu về sự tồn tại của em nhỏ, và trách nhiệm của anh chị lớn trong nhà là điều cực kỳ quan trọng.

Mẹ đi tắm nhờ con gái 6 tuổi trông em trai 2 tháng, lát sau quay lại thấy cảnh tượng thì suýt ngất-3

Nếu anh chị dưới 18 tháng tuổi

Việc giúp bé hiểu về sự tồn tại của đứa em là cần thiết trước khi đứa em ra đời và càng cần thiết hơn nếu trẻ dưới 18 tháng tuổi. Đó cũng là cách mà cha mẹ giúp trẻ phát triến về nhận thức về "sự tồn tại" của "2,3", thay vì chỉ là "1". Hãy bắt đầu khi em bé có thể "đạp vào bụng bạn". Đứa trẻ thứ nhất sẽ rất tò mò tại sao mẹ mình thường nói chuyện với "em bé". Bé vẫn chưa hiểu "em bé" là như thế nào? Cha mẹ có thể làm như thế này:

- Hãy nói cho trẻ biết: “Mẹ có 1 em bé sẽ ra đời vài tháng nữa, con có muốn nghe em bé nói chuyện với con không”. Hãy để bé nghe tiếng đạp của bé vài lần trong ngày. Hãy nói với bé: Con hãy chạm tay vào bụng mẹ, em bé sẽ nghe con nói đó.

- Hãy cho bé biết “Em bé sẽ ra đời như thế nào?” bằng việc cho bé 1 con búp bê hoặc 1 món đồ chơi bé thích và nói em bé ra đời như cách mà con dành sự yêu thích này lên món đồ này, con có thích món đồ này không và con có muốn bảo vệ món đồ này không? Hãy cho bé biết, em bé ra đời con có thương em bé không? Cứ nhắc lại các câu hỏi và trò chuyện.

Mẹ đi tắm nhờ con gái 6 tuổi trông em trai 2 tháng, lát sau quay lại thấy cảnh tượng thì suýt ngất-4

Với anh chị lớn hơn 18 tháng

- Khi em bé vẫn chưa sinh ra

Việc để bé lớn hơn 18 tháng tuổi hiểu sự có mặt của em bé sẽ dễ dàng hơn. Cứ hãy cho bé biết mẹ sẽ có em bé và em bé sẽ làm em của con. Bé tuổi này có thể nhận thức là "em của bé". Vẫn những hành động ở trên dành cho bé dưới 18 tháng tuổi, nhưng ở đây bạn sẽ nhấn mạnh hơn khái niệm "anh/chị và em".

- Vào ngày em bé ra đời

Vào ngày em bé chào đời, hãy cho bé thứ nhất nhìn mặt em bé, đừng trì hoãn điều này sau 72 giờ (trừ những trường hợp đặc biệt) vì trẻ thứ nhất cần tạo một liên kết đặc biệt với em bé mới sinh này. Khi bé thứ nhất vào xem em bé, hãy gọi bé thứ 1, thứ 2... vào.

- Khi cả hai bé cùng chơi với nhau

Khi em bé thứ 2 lớn và chơi cùng bé thứ 1: Bé thứ 2 sẽ cố bắt chước bé thứ 1 về mọi thứ như cách chơi, cách đi và cách giành nói chuyện/chơi với mẹ. Do đó việc 2 bé hay xung đột là điều dễ hiểu. Khi hai bé xung đột thì không nên trách mắng hay la bé thứ 1 hoặc yêu cầu bé thứ nhất phải nhường em.

Cách hành xử đúng nhất là mẹ sẽ tách 2 bé ra và cả 2 bé không ai được lấy món đồ chơi đó và mẹ sẽ giữ nó đến khi em bé chơi lại. Dĩ nhiên cả hai bé đều khóc, nhưng sẽ quên ngay và quay lại chơi cùng. Chọn 1 thời điểm nào đó dạy 2 bé biết cách chia sẻ lẫn nhau bằng chính món đồ đó: Cho bé lớn chuyền sang bé nhỏ hơn và để bé nhỏ truyền lại cho mẹ, và mẹ sẽ truyền lại cho bé lớn. Bài tập này đều có ích cho tất cả các bé từ 10 tháng - 48 tháng tuổi.

Nếu bé nhỏ có tuổi dưới 18 tháng tuổi, bạn đợi khi bé nhỏ ngủ, hãy lựa những quyển sách có câu chuyện về tình anh em để kể cho bé lớn nghe. Không cần nhấn mạnh “Con lớn phải nhường em” và nên nói theo cách “Nếu em ngã, con giúp em đứng dậy không?”, “Nếu em muốn chơi món này, con sẽ cho em chơi 1 lát nhé, rồi đến con”, “Nếu em khóc đòi mẹ, con ngồi chơi cái này và đợi mẹ 1 tí nhé, sau khi mẹ hỏi em có sao không và lại chơi với con nhé” và bạn làm động tác như giao kèo với bé.

Nếu bé thứ 2 lớn hơn 18 tháng tuổi, thì hãy đọc chuyện cho cả hai anh em nghe về tình anh em. Vẫn những câu hỏi ở trên, nhưng bạn hỏi ngược lại với bé nhỏ và xen kẽ câu hỏi giữa bé lớn và bé nhỏ.

Những hoạt động này sẽ giúp cả hai anh em dần nhận thức trách nhiệm và sự gắn bó cần có trong việc giao tiếp và ứng xử hành vi.

Theo Người đưa tin

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/me-di-tam-nho-con-gai-6-tuoi-trong-em-trai-2-thang-lat-sau-quay-lai-thay-canh-tuong-thi-suyt-ngat-a612644.html

Trẻ sơ sinh

trông con


  • Biết lắng nghe con
    Làm mẹ 
    21 giờ trước
    Gen Z có lối sống, tư duy khác biệt thế hệ trước, dẫn đến khoảng cách, hiểu lầm, tranh cãi trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ cần thay đổi cách tiếp cận trẻ
  • Đừng đổ tại trời
    Làm mẹ 
    1 ngày trước
    Các cụ ngày xưa có câu: Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Cứ cái gì không được là đổ cho… Trời.
  • Giúp con sử dụng internet an toàn
    Làm mẹ 
    1 ngày trước
    Để con kiểm soát được thời gian sử dụng internet của mình, cha mẹ có thể cùng con thảo luận và ghi ra mục đích sử dụng Internet của con: học tập, giải trí, kết nối cộng đồng..., từ đó lập kế hoạch sử dụng internet của con.
  • Đến tuổi nào thì trẻ ngừng phát triển chiều cao?
    Làm mẹ 
    1 ngày trước
    Để phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ, cha mẹ và bản thân các em cần quan tâm đến các giải pháp dinh dưỡng, tập luyện… ngay từ nhỏ.
Mách bạn các mẹo cực hay để giải rượu bia
Áp dụng những cách giải rượu bia đơn giản mà hiệu quả dưới đây, bạn có thể lấy lại sự tỉnh tảo và giảm thiểu phần nào tác hại của đồ uống có cồn đối với cơ thể.
Biết lắng nghe con
Gen Z có lối sống, tư duy khác biệt thế hệ trước, dẫn đến khoảng cách, hiểu lầm, tranh cãi trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ cần thay đổi cách tiếp cận trẻ

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.