"Mẹ ơi, cho con tiền đi mẹ": Khi con bỗng nhiên hỏi xin tiền thì dù thế nào cha mẹ cũng tuyệt đối không nói 3 điều này

Dù từ chối hay cho tiền, phụ huynh cũng cần khéo léo, tế nhị, tránh làm ảnh hưởng đến con.

"Mẹ ơi mẹ cho con tiền đi mẹ, lớp con mấy bạn ai cũng có tiền, mấy bạn mua bánh ăn mà con không có". Đề nghị của cậu con trai lớp 1 khiến chị Thanh Loan (TP. HCM) ngạc nhiên. Chị hỏi lại: "Con có thấy bạn cầm tiền không hay chỉ nghe bạn nói?". "Con thấy mà, bạn cầm tiền đi căng tin mua bánh nữa".

Chưa từng nghĩ sẽ cho con xài tiền ở tuổi này, nên chị trả lời ngay: "Bố mẹ làm việc cực khổ để làm ra đồng tiền không, mới tí tuổi đầu sao cứ đòi hỏi thế?".

Đứa trẻ nghe mẹ nói liền tiu nghỉu đi vào phòng. Còn chị Loan tự dưng thấy áy náy, không biết phản ứng của mình có gì không đúng?

Mẹ ơi, cho con tiền đi mẹ: Khi con bỗng nhiên hỏi xin tiền thì dù thế nào cha mẹ cũng tuyệt đối không nói 3 điều này-1

Cho con tiền tiêu vặt không còn là khái niệm quá mới lạ với các bậc cha mẹ nữa. (Ảnh minh họa)

Trên thực tế, cho con tiền tiêu vặt không còn là khái niệm quá mới lạ với các bậc cha mẹ nữa. Tuy còn nhỏ nhưng bé cũng cần tiền cho những nhu cầu riêng của bản thân mình. Nhiều phụ huynh sợ con xài tiền sớm sẽ sinh hư, không biết tiết kiệm, mua thực phẩm không an toàn... 

Khi con nhỏ xin tiền, cha mẹ có thể cho hoặc không tùy điều kiện, hoàn cảnh... Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý cho rằng, dù tuổi còn nhỏ nhưng các bé cũng có lòng tự trọng. Khi trẻ xin tiền, có những lời nói cha mẹ tốt nhất không nên thốt ra nếu không sẽ ảnh hưởng lâu dài đến đứa trẻ.

1. Con có biết bố mẹ kiếm tiền rất cực khổ không?

Với nhiều người, thật khó để cha mẹ có thể nuôi và cho con cái ăn học đầy đủ. Khi một đứa trẻ được sinh ra, họ cũng phải tính từng bữa cơm. Tuy nhiên, bạn kiếm tiền vất vả, nhưng đó đâu phải lỗi của những đứa trẻ con.

Có kiểu cha mẹ áp lực công việc tương đối cao, muốn tìm nơi trút giận, cuối cùng đặt mục tiêu cho con cái. Thỉnh thoảng, sẽ phàn nàn với trẻ để cho nó thấy kiếm tiền khó khăn như thế nào.

Nhất là khi con cái đòi tiền tiêu vặt, bố mẹ lại thích nói một câu như: con có biết bố mẹ kiếm tiền khó khăn như thế nào không? Sau khi nói câu này, cha mẹ có thể giải tỏa một phần áp lực, nhưng những áp lực này lại chuyển sang con cái của chúng ta.

Khi nói rằng kiếm tiền thật khó, và trong những trường hợp ấy, hầu hết lũ trẻ chẳng thể hiểu được, nên cũng không thể thông cảm cho mình. Tất cả những gì chúng cảm thấy chỉ là sự tội lỗi và lo lắng.

2. Tiền đâu mà có sẵn, phải động não mới có chứ?

Việc con cái xin bố mẹ cho một ít tiền tiêu vặt để mua đồ ăn vặt là chuyện bình thường, không phải ai cũng làm như vậy khi chúng còn nhỏ? Nhưng một số phụ huynh rất phản đối hành vi này, khi trẻ xin tiền tiêu vặt, bố mẹ sẽ nói rằng con có biết tiền ở trong đầu, phải động não mới có.

Mẹ ơi, cho con tiền đi mẹ: Khi con bỗng nhiên hỏi xin tiền thì dù thế nào cha mẹ cũng tuyệt đối không nói 3 điều này-2

Việc con cái xin bố mẹ cho một ít tiền tiêu vặt để mua đồ ăn vặt là chuyện bình thường. (Ảnh minh họa)

Câu nói này sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy mình bị làm sai, thậm chí còn nghĩ rằng lòng tự trọng của chúng đã bị cha mẹ chà đạp. Khi thấy các bạn học khác có tiền tiêu vặt, các em sẽ cảm thấy rất bất công, thậm chí còn ghét bố mẹ, cho rằng mình thật tệ với mình.

3. Cha/mẹ nghèo lắm, nhà mình không có tiền

Để con biết chi tiêu tiết kiệm, nhiều bậc phụ huynh lựa chọn cách tâm sự với con về những áp lực cuộc sống, về cách mình vất vả kiếm tiền ra sao. Thậm chí, họ còn tỉ tê việc "nhà mình nghèo lắm", "nhà mình không có tiền" với con khi con xin tiền tiêu vặt. 

Từ nhỏ cha mẹ thường xuyên dạy bảo con theo hướng đó khiến suy nghĩ "nghèo khổ" ăn sâu vào tiềm thức của con. Bé nhìn những đồ vật mình yêu thích mà mong muốn được sở hữu nhưng lại không có được, dần dần tâm lý trở nên buồn bã và bất an.

Lâu dần bé ắt cho rằng mọi thứ tốt đẹp, quý giá mình không xứng đáng có được, chỉ là mơ ước xa vời mà thôi. Bé trở nên tự ti, cảm thấy bản thân vì không đủ giỏi giang, ưu tú nên mới không có được. Suy nghĩ nhà nghèo có thể khiến con cảm thấy tự ti, thua thiệt với bạn bè. 

Con sẽ nhút nhát, không dám chủ động kết bạn, không dám thể hiện bản thân trong một tập thể mới. Từ đó cũng xuất hiện tình trạng trẻ vin vào cớ "hoàn cảnh khó khăn" để trốn tránh những việc làm chưa tốt của mình.

Cha mẹ nên giáo dục con cái như thế nào về tiền bạc?

Để trẻ học cách tiêu tiền

Dù trẻ chưa lớn nhưng chúng ta cũng phải giáo dục các con về tiền bạc, để các con hiểu cái gì mua được và cái gì không mua được. Và điều quan trọng nhất là để các con tránh tiêu dùng bốc đồng, phung phí.

Khi bé xin tiền cha mẹ nên hỏi con xem con cần dùng tiền vào việc gì điều đó có thật sự cần thiết không. Rồi từ đó cha mẹ có thể phân tích cho bé hiểu có nên dùng tiền phung phí không? Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho con thấy việc kiếm tiền không dễ chút nào từ đó giúp bé hiểu được giá trị của chúng mà không có những đòi hỏi vô lý.

Sẽ rất tốt nếu ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ cho con được biết và tham gia việc quản lý tài chính gia đình để trẻ hiểu và biết cách kiểm soát đòi hỏi và chấp nhận sự giới hạn.

Mẹ ơi, cho con tiền đi mẹ: Khi con bỗng nhiên hỏi xin tiền thì dù thế nào cha mẹ cũng tuyệt đối không nói 3 điều này-3

Sau khi trẻ học cách tiêu tiền sẽ có khả năng kiểm soát tiền và biết cách chi tiêu. Tiền tiêu vặt chỉ nên được xem là công cụ để trẻ học cách tiết kiệm, cho đi và chi tiêu vào những thứ mình thực sự quan tâm.

Dạy trẻ tiêu tiền đúng hướng

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng con cái không nên nói chuyện tiền bạc, nói đến tiền bạc sẽ học kém, vì thế nói đến tiền bạc sẽ trở thành nỗi xấu hổ. Trên thực tế, chỉ cần chúng ta dạy trẻ khái niệm đúng đắn về tiền bạc, thì dù chúng có sợ hay không cũng không thành vấn đề.

Chỉ cần trẻ tiêu tiền đúng hướng như sắm thêm một số dụng cụ phục vụ cho việc học tập, mua quà cho người thân thì cha mẹ nên ủng hộ.

Hướng dẫn con phân biệt giữa muốn và cần

Cha mẹ nên cho con tham gia việc lập danh mục món hàng cần mua sắm, đồng thời dạy cho trẻ khái niệm "muốn" và "cần". "Muốn" là thứ mình ao ước được có nhưng nếu không có cũng không sao hoặc không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. "Cần" là thứ mình không thể thiếu cho cuộc sống, có thể dùng một cách hợp lý.

Cha mẹ cần kiên quyết nói "không" khi thấy rằng đòi hỏi của con là vô lý. Trẻ hiểu rằng sẽ không thể có tất cả những gì mình muốn, bởi lẽ nguồn tài chính gia đình là có hạn.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/me-oi-cho-con-tien-di-me-khi-con-bong-nhien-hoi-xin-tien-thi-du-the-nao-cha-me-cung-tuyet-doi-khong-noi-3-dieu-nay-162211801220103293.htm

nuôi dạy con cái


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.