Mẹ ơi tại sao con phải làm việc nhà? Câu nói của người mẹ là câu trả lời hay nhất tôi từng nghe

Câu trả lời của bà mẹ được cư dân mạng, đặc biệt các bậc làm cha mẹ yêu thích và đồng tình bởi nó rất thực tế và có tính giáo dục cao.

"Mẹ ơi, tại sao con phải làm việc nhà?"

Đó là câu hỏi của cậu con trai 8 tuổi khi được mẹ yêu cầu tham gia và giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà. Trước câu hỏi của cậu con trai, người mẹ đã cho con câu trả lời thỏa đáng: "Việc nhà là một việc không thể tránh khỏi trong cuộc sống chúng ta. Chỉ khi con làm tốt việc nhà trước tiên thì con mới có thể làm tốt được những công việc khác sau này".

Mẹ ơi tại sao con phải làm việc nhà? Câu nói của người mẹ là câu trả lời hay nhất tôi từng nghe-1

Mặc dù có thể cậu con trai mới 8 tuổi chưa hiểu hết được ý nghĩa câu giải thích của mẹ. Nhưng câu trả lời của bà mẹ được cư dân mạng, đặc biệt các bậc làm cha mẹ yêu thích và đồng tình bởi nó rất thực tế và có tính giáo dục cao.

Thực tế cho thấy, việc cha mẹ dạy con làm việc nhà từ nhỏ không chỉ hình thành thói quen tốt cho trẻ mà còn có nhiều ảnh hưởng tích cực khác đến sự phát của trẻ như:

Luyện tập khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ

Lý do quan trọng nhất khiến cha mẹ yêu cầu con cái học làm việc nhà cũng là để rèn luyện khả năng chăm sóc bản thân, để khi cha mẹ không ở bên, trẻ cũng có thể tự chăm sóc mình hàng ngày. Việc hướng dẫn trẻ làm việc nhà còn giúp trẻ sớm có ý thức giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, rèn tính tự lập từ nhỏ

Mẹ ơi tại sao con phải làm việc nhà? Câu nói của người mẹ là câu trả lời hay nhất tôi từng nghe-2

Giúp trẻ tự tin

Nếu một đứa trẻ biết làm việc nhà ngay từ khi còn nhỏ và phát triển những thói quen và kỹ năng thực hành tốt, một ngày nào đó khi bước ra ngoài đời đứa trẻ đó sẽ mạnh hơn và tự tin gấp trăm lần so với những đứa trẻ chỉ biết học mà không biết làm gì cả. Điều đó giúp trẻ tỏa sáng và làm cho khả năng của chúng nổi bật hơn.

Để trẻ hiểu được giá trị và trách nhiệm của bản thân

Trẻ em khi được giao việc, các em sẽ rất háo hức với công việc mình được làm, và quan trọng hơn là các em cảm thấy mình rất quan trọng đối với gia đình. Và đó cũng chính là một cách để bố mẹ dạy con về vai trò, vị trí của con trong gia đình.

Mẹ ơi tại sao con phải làm việc nhà? Câu nói của người mẹ là câu trả lời hay nhất tôi từng nghe-3

Cha mẹ cũng nên giải thích cho con hiểu, có rất nhiều việc nhà phải làm trong mỗi gia đình và những việc này không chỉ là trách nhiệm của cha mẹ, mà là trách nhiệm chung của mọi thành viên trong gia đình. Con cần phải làm những việc vừa sức để giúp đỡ bố mẹ và quan trọng nhất khi con bắt tay vào làm việc nhà, con mới biết giá trị của lao động, mới cảm thấy để nấu một bữa cơm hay có quần áo sạch sẽ mặc hàng ngày không hề đơn giản. Có làm việc nhà, con mới cảm thấy quý trọng công sức của bố mẹ.

Muốn con tự giác làm việc nhà, cha mẹ hãy chú ý đến những điều sau đây.

2. Giao việc phù hợp với độ tuổi.

Hãy giao việc phù hợp với khả năng của con. Như, trẻ ba tuổi có thể dọn đồ chơi  hoặc lau chỗ bị đổ nước. Những em lớn hơn có thể làu sàn nhà, rửa bát, dọn phòng. Những đưá trẻ lớn hơn chút nữa có thể dạy chúng nấu những món ăn đơn giản như luộc rau, rán trứng...

Hãy giao từng việc cho trẻ nhưng đừng ép buộc

Bọn trẻ chẳng thích cái cảnh bị giao việc nhiều cùng một lúc hay việc giao khoán hẳn một công việc nào đó cho trẻ thường sẽ khiến trẻ cảm thấy ghét công việc và bực bội. Nếu cha mẹ giao quá nhiều công việc nhà cùng một lúc, trẻ sẽ không chỉ không thể hoàn thành nó mà còn có cảm giác mệt mỏi và chán nản điều này vô tình khiến trẻ ghét làm việc nhà.

Nếu đứa trẻ không muốn làm một việc nhà nào đó, cha mẹ cũng không nên ép buộc con phải làm. Hãy để con tự lựa chọn vì việc hướng dẫn con làm việc nhà chủ yếu là để con cảm nhận được niềm vui lao động và con thấy tự hào vì có thể giúp đỡ được cho cha mẹ.

Chú ý hướng dẫn và để trẻ tự làm

Nếu cha mẹ muốn con cái sẵn sàng làm việc nhà, hãy hướng dẫn tỉ mỉ mỗi khi giao cho con làm việc gì đó. Ví dụ : gấp quần áo như thế nào, quét nhà sẽ bắt đầu quyét từ đâu... và trong vài lần đầu khi bé thực hiện bố mẹ nên giám sát, chỉ dẫn cụ thể để trẻ có thể hoàn thành việc nhà nhanh hơn và tốt hơn.

Mẹ ơi tại sao con phải làm việc nhà? Câu nói của người mẹ là câu trả lời hay nhất tôi từng nghe-4

 Đưa ra phản hồi tích cực kịp thời

Cho dù đứa trẻ làm sai hay đúng, nó cũng phải được khuyến khích kịp thời. Đôi khi trẻ còn nhỏ và việc  quét nhà chưa được sạch, hay rửa bát còn làm vỡ, lau bàn còn bẩn. Cha mẹ không nên mắng và đổ lỗi mà phải khuyến khích và động viên con nhiều hơn. Giúp con tìm giải pháp và dần dần xây dựng sự tự tin trong những cố gắng, nỗ lực liên tục của trẻ!

Chia sẻ việc nhà cùng con

Cha mẹ không thể dạy con làm việc nhà bằng cách đứng 'chỉ tay năm ngón', mà hãy xắn tay vào làm cùng con.

Mẹ ơi tại sao con phải làm việc nhà? Câu nói của người mẹ là câu trả lời hay nhất tôi từng nghe-5

Ví dụ: Nếu bố cũng đi đổ rác và quét sân thì con sẽ không cảm thấy khó chịu khi rửa bát. Hoặc mẹ phơi quần áo thì con gấp quần áo, con tưới cây thì mẹ lau nhà ....Hãy đảm bảo tính công bằng trong khi giao việc để trẻ có cảm giác mình không bị thiệt thòi trong gia đình.

Làm việc nhà giống như một hoạt động vận động cơ thể, tránh cho trẻ tính chây ì, thụ động, phụ thuộc các món đồ công nghệ. Ngoài ra, những đứa trẻ hình thành thói quen làm việc nhà từ nhỏ thường tự lập sớm, biết chịu trách nhiệm với việc mình làm. Đây là phẩm chất cần thiết cho trẻ khi lớn lên.

Theo Lệ Mỹ - VietNamNet


cha mẹ

kỹ năng sống

dạy trẻ làm việc nhà


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.