Mẹ rón rén vào toilet vài phút đã bị giật mình bởi cảnh tượng "kinh dị", kinh nghiệm vừa buồn cười vừa đáng sợ khiến nhiều người đồng cảm

Hầu hết mọi người đều nói rằng họ cũng đã và đang trải qua cảnh tượng tương tự, trải nghiệm nhỏ khiến họ giật mình thon thót nhưng lại rất buồn cười.

"Mẹ" là danh hiệu đẹp nhất trên thế giới và là thân phận đáng tự hào nhất của người phụ nữ. Thế nhưng việc làm mẹ bao giờ cũng kèm theo nhiều trải nghiệm mệt mỏi và bất lực, nhất là đối với những ai mới lần đầu làm mẹ.

Lý do đơn giản là bởi trước 2 tuổi, đứa trẻ vô cùng đeo bám mẹ, suốt ngày gọi mẹ và nhất định không chịu rời mẹ nửa bước. Ngay cả đến việc tắm rửa, đi vệ sinh hay khi mẹ muốn có thời gian riêng để thư giãn cũng là một điều vô cùng khó khăn.

Một người mẹ họ Bảo đã đăng tải một đoạn video ngắn trong lúc chị đang đi vệ sinh khiến cho vô số bà mẹ đang nuôi con nhỏ đồng cảm sâu sắc. Hầu hết mọi người đều nói rằng họ cũng đã và đang trải qua cảnh tượng tương tự, trải nghiệm nhỏ khiến họ giật mình thon thót nhưng lại rất buồn cười.

Mẹ rón rén vào toilet vài phút đã bị giật mình bởi cảnh tượng kinh dị, kinh nghiệm vừa buồn cười vừa đáng sợ khiến nhiều người đồng cảm-1Mẹ rón rén vào toilet vài phút đã bị giật mình bởi cảnh tượng kinh dị, kinh nghiệm vừa buồn cười vừa đáng sợ khiến nhiều người đồng cảm-2

Chị Bảo cho biết dù đang muốn đi vệ sinh nhưng vẫn cố nhịn để dỗ cho con gái ngủ trước. Một lúc sau, khi thấy con đã ngủ say, chị mới rón rén chạy vào toilet. Chưa kịp thư giãn để "xả đi nỗi buồn", người mẹ bỗng giật mình khi nhìn thấy hình ảnh "kinh dị" trên tấm cửa kính trượt.

Đó là một khuôn mặt và đôi bàn tay mờ ảo sau tấm kính. Sau đó cánh cửa từ từ mở ra, một gương mặt nhỏ bé quen thuộc thò vào bên trong. Hóa ra là con gái của chị đã thức dậy nên chạy vào nhà vệ sinh tìm mẹ.

Chị Bảo không còn cách nào khác là để con theo vào bên trong toilet, cố "giải quyết" cho nhanh để còn đưa con trở về giường.

Tại sao trẻ hay bám mẹ?

Có người cho rằng vì mẹ đã dành quá nhiều thời gian chăm sóc, ở bên cạnh con nên con mới dần hình thành tính ỷ lại, không muốn rời mẹ. Có người lại nói vì người mẹ suốt ngày ôm đồm mọi việc, không muốn giao con cho ai khác nên mới xảy ra tình trạng như vậy.

Mẹ rón rén vào toilet vài phút đã bị giật mình bởi cảnh tượng kinh dị, kinh nghiệm vừa buồn cười vừa đáng sợ khiến nhiều người đồng cảm-3
Thật ra trẻ bện hơi mẹ là một hành vi rất bình thường và cũng là biểu hiện của tình yêu của trẻ đối với mẹ.

Con đã nằm trong bụng mẹ trong suốt quá trình mang thai, sau khi được sinh ra, sự gắn kết cũng là điều hiển nhiên. Ngoài ra, bản năng của trẻ cũng cho rằng mẹ là người đáng tin cậy và khiến con cảm thấy an toàn nhất, vì vậy mẹ là người đáng để nương tựa nhất.

Ngoài ra, mặc dù trẻ nhỏ không giỏi diễn đạt lời nói trước 2 tuổi, nhưng chúng luôn biết rằng mẹ chính là người sẽ cho chúng được sự chăm sóc tỉ mỉ không ai sánh bằng. Vậy nên gắn bó với mẹ là cách họ thể hiện lòng biết ơn và tình yêu thương này, cũng là một bản năng sinh tồn rất tự nhiên.

Nếu như bạn cũng đang có một đứa trẻ "siêu bám dính" thì hãy tranh thủ tận hưởng nhé! Đây là biểu hiện cho thấy con rất yêu thương mẹ và chắc chắn tình trạng này sẽ dần biến mất khi trẻ lớn hơn - đến lúc đó bạn có muốn con đeo bám cũng không được nữa đấy!

Giảm bớt áp lực cho mẹ khi con quá đeo bám như thế nào?
 

Mẹ rón rén vào toilet vài phút đã bị giật mình bởi cảnh tượng kinh dị, kinh nghiệm vừa buồn cười vừa đáng sợ khiến nhiều người đồng cảm-4

Ai cũng biết làm mẹ rất vất vả. Phụ nữ sau sinh ngoài thời gian chăm con và lo cho gia đình, họ cũng cần có thời gian để thật sự nghỉ ngơi, thư giãn và chăm sóc cho chính họ. Việc trang bị cho con một tâm lý thoải mái, vui vẻ trong trường hợp mẹ bận giải quyết công việc, phải đi chợ, đi vệ sinh hoặc nghỉ ngơi đôi chút... là điều cần thiết.

Điều đầu tiên mẹ cần làm chính là bớt ôm đồm tất cả mọi việc chăm sóc trẻ, học cách thả lỏng bản thân và cho trẻ có cơ hội được tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình. Khi mẹ tạo được sự tin tưởng giữa trẻ với những người trong nhà, trẻ sẽ thích nghi hơn với việc ở cùng họ trong lúc không có mặt mẹ xung quanh.

Điều kế tiếp, mẹ cần phải thẳng thắn và giữ lời hứa với con. Nhiều mẹ hay có thói quen lén bỏ đi khi trẻ không để ý nhưng cũng vì hành động này làm con thiếu cảm giác an toàn, sợ hãi bị bỏ rơi và càng làm tình huống tồi tệ hơn. Vậy nên trước khi mẹ muốn đi đâu, hãy nói cho trẻ biết việc mẹ sẽ rời đi nhưng chắc chắn mẹ sẽ quay lại với con.

Chẳng hạn: "Mẹ đi làm, tối sẽ về chơi với bé, bé phải ngoan ngoãn nhé!".

Ngay cả khi con không thể hiểu hết lời mẹ, giọng điệu nhẹ nhàng và kiên quyết của bạn sẽ cho bé những gợi ý tích cực. Tất nhiên, mẹ phải quay lại với con trong thời gian đã thỏa thuận để trẻ xây dựng lòng tin vào bản thân. Lần sau xảy ra tình huống tương tự, trẻ sẽ tin tưởng bản thân hơn và tỏ ra hợp tác hơn.

Mẹ rón rén vào toilet vài phút đã bị giật mình bởi cảnh tượng kinh dị, kinh nghiệm vừa buồn cười vừa đáng sợ khiến nhiều người đồng cảm-5


Bên cạnh đó, mẹ cứ bịn rịn khi chia tay vì thấy con khóc lóc là một cách tiếp cận sai lầm. Quan trọng nhất là mẹ phải thể hiện được sự tin tưởng và dứt khoát. Hãy nói cho con biết lý do mẹ rời đi cùng một lời khẳng định mẹ sẽ quay về với con. Sau đó mẹ hãy tươi cười chào tạm biệt để con cũng có thể vui vẻ khi rời xa mẹ.

Nếu con tỏ ra đau khổ và khóc lóc, đừng quá lo lắng bởi ngay khi mẹ vừa quay lưng đi, đứa trẻ sẽ tự học cách cân bằng cảm xúc và tham gia vào hoạt động cùng mọi người nhanh đến mức mẹ không tin nổi đấy!

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/me-ron-ren-vao-toilet-vai-phut-da-bi-giat-minh-boi-canh-tuong-kinh-di-kinh-nghiem-vua-buon-cuoi-vua-dang-so-khien-nhieu-nguoi-dong-cam-162210812081555322.htm

Nuôi con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.